Những nữ chính trị gia chuyển giới nổi tiếng thế giới
Bất chấp sự kì thị và khinh miệt của dư luận, những người phụ nữ can đảm này vẫn luôn cố gắng hết sức mình trong sự nghiệp.
Yollada nổi tiếng là một nhà hoạt động xã hội hăng hái đấu tranh đòi quyền lợi cho người chuyển giới trong nhiều năm.
Georgina Beyer
Bà Georgina Beyer là người chuyển giới từ đầu tiên được bầu làm Thị trưởng và cũng là nữ nghị sĩ chuyển giới đầu tiên được bầu vào Quốc hội trong lịch sử chính trị thế giới.
Năm 17 tuổi, chính trị gia Beyer đã quyết định công khai giới tính thực của mình bằng cách đốt toàn bộ quần áo con trai và ăn mặc như một thiếu nữ. Bà từng bị những người xung quanh kì thị và phải kiếm sống bằng nghề gái mại dâm. Bà cũng từng đạt được những thành công nhỏ trong lĩnh vực điện ảnh trước khi quyết định dấn thân vào chính trường năm 1992.
Phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ năm 1994, cựu Bộ trưởng Đảng Lao Động của New Zealand Georgina Beyer chia sẻ cuộc đời bà là một chuỗi những sự thay đổi: “Sau những gì xảy đến với tôi trong suốt 30 năm qua, tôi đã được ở đúng vị trí của mình”.
Sau khi nghỉ hưu, cuộc sống của Georgina Beyer trở nên bấp bênh. Bà phải bán nhà cửa và tất cả tài sản của mình, chuyển tới sống trong một căn hộ tồi tàn.Nhiều người cho rằng với kinh nghiệm nhiều năm làm trong nghị viện, Georgina Beyer sẽ chẳng khó gì để tìm một công việc bình thường, nhưng ngược lại bà vẫn đang cần đến sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong vấn đề cơm áo gạo tiền.
Althea Garrison
Althea Garrison là Đảng viên đảng Cộng hòa, từng giữ một ghế trong hạ viện bang Massachusetts (Mỹ) nhiệm kì 1993-1995. Bà nổi tiếng vì là người chuyển giới da màu đầu tiên đứng trong hàng ngũ của nhân viên lập pháp Mỹ.
Những năm đầu dấn thân vào chính trường, bà Garrison luôn muốn giấu thân phận thật của mình, song tờ báo Fehrnstrom làm rối tung mọi chuyện và khiến sự nghiệp của bà bị lụi bại khi công khai rằng Garrison là người chuyển giới.
Bỏ ngoài tại những dị nghị, nữ chính trị gia này vẫn không phấn đấu hết mình trong sự nghiệp và nuôi dưỡng tâm hồn để đồng nghiệp phải cảm phục chính tài năng và nhân cách của bà chứ không phải là “vỏ bọc” bên ngoài.
“Cô ấy là người phụ nữ da màu chuyển giới, có yết hầu nhưng vẫn thường vào phòng của phụ nữ. Nhưng nếu bỏ qua những chuyện đó thì tôi luôn thấy cô ấy thật tốt bụng và dễ gần”, một đồng nghiệp của Garrison nhận xét về bà.
Jennifer Lauren Gale
Jennifer Lauren Gale, sinh năm 1960 vốn là một chính trị gia lâu năm của bang Texas (Mỹ). Sinh thời, bà từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như đảng viên Đảng Dân chủ, thành viên kì cựu trong Thủy quân lục chiến Mỹ, thành viên Quốc hội, Hội đồng thành phố, Ban quản lí giáo dục và nhiều năm giữ cương vị Thị trưởng, Thống đốc bang.
Video đang HOT
Điều đặc biệt ở Gale là bà thường gây sự chú ý bằng cách phổ nhạc cho những lập luận phản biện của mình khi góp mặt trong những cuộc tọa đàm, hội họp.
Ngày 17/12/2008, Bộ phòng cháy chữa cháy thành phố Austin phát hiện đã thấy thi thể của nữ chính trị gia đoản mệnh này tại một nhà thờ thuộc bang Texas, nơi bà thường hay lui tới. Bà qua đời trong khi chưa hoàn thành chiến dịch tranh cử chức Thị trưởng thành phố Austin vào tháng 5/2009.
Yollada “Nok”
Yollada đã ghi tên mình vào lịch sử Thái Lan khi trở thành nữ chính trị gia chuyển giới đầu tiên của nước này giành chiến thắng trong cuộc đua vào chính trường.
Chiến thắng ngoạn mục của cô gái chuyển giới này trước hai đối thủ để giành một ghế trong Hội đồng điều hành tỉnh Nan (gần biên giới Thái Lan – Lào) đã khiến nhiều người phải khâm phục.
Trước khi trở thành một chính trị gia, cô đã từng là một người mẫu và được mệnh danh là nữ hoàng sắc đẹp, đồng thời là thành viên của một nhóm nhạc pop Venus Flytrap. Hiện nay cô còn làm MC cho một chương trình mua sắm trên truyền hình và có công ty kinh doanh đồ trang sức riêng.
“Tôi muốn đại diện cho những người chuyển giới thành nữ và những người thuộc thế giới thứ 3 trên khắp đất nước, kêu gọi sự quan tâm của chính phủ đối với những người chuyển giới nữ nói riêng và phụ nữ nói chung”, cô Yollada, Chủ tịch Hội những người chuyển giới thành nữ tại Thái Lan, chia sẻ.
Stacy Laughton
Stacie Laughton, người chuyển giới từ nam thành nữ công khai đầu tiên của Mỹ đã nhận được sự ủng hộ công khai của đại đa số cử tri tiểu bang New Hampshire (Mỹ) năm 2012 và giành được một ghế Dân biểu tại Hạ viện tiểu bang này.
Mặc dù bày tỏ lo ngại về thân phận của mình, song Laughton cũng mong muốn được như một phụ nữ bình thường khác trong Hạ viện, cho dù diện mạo của cô có thế nào đi nữa.
Laughton cho biết cô sẽ đệ trình các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho những người chuyển giới thay đổi giới tính của họ trên thẻ tùy thân do tiểu bang cấp phát và sử dụng nhà vệ sinh theo sự lựa chọn của họ. “Mảnh đất New Hampshire cần một người như tôi, một người luôn thấu hiểu con người nơi đây cũng như những vấn đề phức tạp mà tiểu bang này đang phải đối mặt”.
Vốn yêu thích và nhiệt tình tham gia các hoạt động chính trị khi còn ở tuổi thanh thiếu niên, chiến thắng lần này không chỉ có ý nghĩa to lớn với bản thân Laughton mà còn đối với lịch sử chính trị nước Mỹ. Đồng thời, đây cũng trở thành một cột mốc quan trọng đối với Quỹ chiến thắng của những người đồng tính – tổ chức hỗ trợ những ứng cử viên chính trị thuộc thế giới thứ ba.
Amanda Simpson
Amanda Simpson, chuyên viên hỗ trợ cho thư kí quân đội Mỹ, là một trong hơn 100 quan chức thuộc giới tính thứ ba được tổng thống Obama bổ nhiệm làm Cố vấn tối cao đặc trách kĩ thuật cho Cục công nghiệp và an ninh thuộc Bộ Thương mại năm 2008.
“Tôi nhận thấy mình có đủ năng lực và kinh nghiệm để đối mặt với những rắc rối nảy sinh bởi vì tôi đã vượt qua rào cản trong nhiều tình huống và tôi sẽ luôn luôn là người vượt lên chiến thắng chính bản thân mình”.
“Tôi thực sự rất vinh dự khi nhận được sự bổ nhiệm quan trọng này. Là người chuyển giới đầu tiên được Tổng thống Obama tín nhiệm bầu vào chính phủ liên bang, tôi hi vọng mình sẽ chỉ là một trong hàng trăm người có số phận “khác biệt” như tôi, mong rằng cơ hội lần này của tôi sẽ mở ra một tương lai cởi mở hơn với nhiều người khác nữa”.
Bà Simpson có 30 năm phục vụ trong ngành không gian vũ trụ và công nghiệp quốc phòng, gần đây nhất là vai trò giám đốc đại diện của trung tâm cao cấp hệ thống hỏa tiễn Raytheon tại Tucson, Arizona. Chính khi làm việc ở đây, bà đã thực hiện phẫu thuật chuyển từ nam sang nữ.
Trong suốt quãng thời gian này, bà vẫn luôn bị ám ảnh bởi suy nghĩ rằng mọi sự bổ nhiệm bà có được là nhờ thủ đoạn và sự khác biệt của mình thay vì giá trị và khả năng thực sự.
Melissa Sue Robinson
Melissa Sue Robinson, 52 tuổi, doanh nhân, người sáng lập Tổ chức quốc gia vì sự tiến bộ của những người chuyển giới đã ghi dấu ấn của mình trong lịch sử chính trị Mỹ khi chiến thắng trong cuộc chạy đua vào chức Thị trưởng thành phố Lansing (Michigan) năm 2003, Đại biểu Dân biểu Hạ viện Mỹ năm 2004 và 2006, Thượng nghị sĩ tiểu bang Michigan năm 2006, Thị thưởng thành phố Nampa (Idaho) năm 2009.
Kể từ khi bước chân vào lĩnh vực chính trị, bên cạnh sự chào đón nồng nhiệt của nhiều cử tri ủng hộ, bà Robinson cũng nhận được không ít những lời khinh miệt. Năm 2003, trong một lần tới thành phố Michigan vận động tranh cử, bà đã thấy nhiều những bảng hiệu ghi những dòng chữ: “Đồng tính là tội đồ”, “Phản đối chuyển đổi giới tính”.
Bà cùng từng người anh em sinh đôi của mình xuất hiện trong chương trình truyền hình Oprah Winfrey Show với chủ đề liên quan đến chuyển đổi giới tính năm 2008.
Melissa Sue Robinson dấn thân vào chính trường để đòi quyền lợi cho những người đồng tính.
Victoria Kolakowski
Ngày 2/11/2011 đã đi vào lịch sử chính trị nước Mỹ khi bà Victoria Kolakowski trở thành nữ thẩm phán chuyển giới đầu tiên tại California. Trước đó, nữ thẩm phán 51 tuổi này đã có 4 năm kinh nghiệm làm công tác hành chính tại Uỷ hội tiện ích công California.
Sau khi bà tốt nghiệp trường luật, Hãng luật tiểu bang Louisiana đã lấy lí do chuyển đổi giới tính nhằm cấm bà tham gia vào kì thi luật. Người phụ nữ bản lĩnh này cũng đã từng phải hứng chịu nhiều sự gièm pha và phân biệt
xúc phạm đến nhân phẩm từ những người xung quanh. Nhưng bà đã tự vực mình dậy nhờ những câu nói của một nhà văn người Ý gốc Do Thái Primo Levi: “Nếu không vì chính bản thân mình thì ai có thể làm điều đó thay mình? Nếu không vì người khác thì tôi sẽ là gì? Và nếu không phải lúc này thì là lúc nào?”.
Nhờ sự nỗ lực không ngừng, bà Kolakowski đã được nhận được giải thưởng “Người phụ nữ của năm” do Ủy ban vì quyền lợi của người phụ nữ trao tặng vào năm 1995. Bà chưa từng bao giờ lảng tránh các câu hỏi hay vấn đề liên quan tới giới tính của mình.
Theo xahoi
Tiến sĩ Ấn Độ được trao giải "Nobel về giáo dục"
Tiến sĩ Madhav Chavan, người đã xóa mù chữ cho hàng triệu người nghèo ở Ấn Độ, vừa giành một giải thưởng lớn trong lĩnh vực giáo dục quốc tế. Đó là giải thưởng toàn cầu Sáng kiến đổi mới giáo dục WISE, được coi là giải "Nobel về giáo dục".
Giải thưởng đi cùng với phần thưởng trị giá 500.000 USD được công bố tại hội nghị thượng đỉnh về giáo dục quốc tế WISE tại thủ đô Doha của Qatar đã ghi nhận cống hiến của Tiến sĩ Chavan cho hàng triệu trẻ em và cả người lớn tại những khu nhà ổ chuột ở Mumbai.
Tiến sĩ Chavan bắt đầu hoạt động xã hội của mình - giúp đỡ những người thất học sống ở khu ổ chuột ở Mumbai - từ cuối những năm 1980 khi ông trở lại Ấn Độ sau khi du học Mỹ.
Ông làm việc cùng với Unicef và chính quyền thành phố để phát triển một hệ thống giáo dục mới, xóa mù chữ và phổ cập giáo dục cho nhiều người nghèo với mức chi phí thấp.
Hội từ thiện Pratham của ông mở lớp học tại nhiều đền chùa, văn phòng và tuyển tình nguyện viên địa phương. Sau đó, hoạt động này dần được mở rộng ra nhiều thành phố và các bang, biến Pratham trở thành tổ chức phi chính phủ về giáo dục lớn nhất Ấn Độ cho học sinh nghèo.
Các dự án của Tiến sĩ Madhav Chavan phổ cập giáo dục cho hàng triệu trẻ em Ấn Độ mỗi năm.
Không chỉ mở rộng hoạt động, Tiến sĩ Chavan còn luôn nghiên cứu, nâng cao cả chất lượng giáo dục của tổ chức. Ông xây dựng kế hoạch giúp đỡ những học sinh dù đang đi học nhưng chưa đọc thông viết thạo.
Không những thế, một hệ thống quan sát và ghi nhận những ảnh hưởng từ chương trình giáo dục của ông đến học sinh cũng được thiết lập để ông có thể nhanh chóng điều chỉnh và rút kinh nghiệm.
"Khoảng 25 năm trước, tôi nhận ra rằng cần một cách nghĩ mới để cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người nghèo ở nước tôi", Tiến sĩ Chavan phát biểu khi nhận giải WISE. "Giải thưởng này là một cột mốc lịch sử với tôi, nhắc nhở tôi rằng vẫn còn nhiều việc phải làm. Tôi rất vinh dự khi được một cộng đồng sáng chế đặc biệt như WISE công nhận."
Chủ tịch của WISE, Tiến sĩ Abdulla bin Ali Al-Thani, vinh danh Tiến sĩ Chavan như người mang ánh sáng đến cho cuộc sống của hàng triệu người khác. "Câu chuyện của ông là sự kết hợp giữa niềm đam mê của một doanh nhân xã hội và sự kiên nhẫn, bài bản của một nhà khoa học. Cách tiếp cận vấn đề của ông cho thấy tài nguyên quan trọng nhất để xây nên sự sáng tạo là một tầm nhìn sáng suốt, quyết tâm và khả năng áp dụng những khả năng chưa được biết đến cho một mục đích chung".
Được biết, Hội đồng chấm giải gồm có Tiến sĩ James Billington - người quản lý Thư viện Quốc hội Mỹ; giáo sư Zhou Quifeng - hiệu trưởng ĐH Bắc Kinh; cựu cao ủy Liên hiệp quốc Mary Robinson và chủ tịch của WISE, Tiến sĩ Abdulla bin Ali Al-Thani.
Hội nghị thượng đỉnh WISE hàng năm là nơi thảo luận về giáo dục và nuôi dưỡng những ý tưởng sáng tạo tốt nhất về giáo dục.
Một trong những vấn đề thảo luận năm nay là phương thức để có thể phổ cập giáo dục cho 61 triệu trẻ em trên toàn thế giới.
Ngô Vân
Theo BBC
Biểu tình ngực trần trong bảo tàng ở Pháp 7 cô gái thuộc một nhóm hoạt động xã hội biểu tình ngực trần trước tượng thần Vệ Nữ tại bảo tàng Louvre, Pháp để phản đối nạn hiếp dâm. 7 cô gái của nhóm nữ quyền Femen biểu tình trước tượng không tay của nữ thần Vệ Nữ, một biểu tượng cho sự dễ tổn thương của phái yếu. Ảnh: Femen "Chúng...