Những nỗi sợ đàn ông không bao giờ dám chia sẻ với vợ
Phái mạnh cũng có những nỗi sợ thầm kín mà họ không đủ tự tin để chia sẻ với người bạn đời của mình.
“Anh không kiếm đủ tiền”
Cái tôi của đàn ông liên quan mật thiết đến khả năng kiếm tiền. Vì vậy, nếu chồng bạn cảm thấy “giá trị tiền tệ” của mình không đủ sức gánh vác gia đình, anh ta sẽ không thể cho vợ biết về điều đó.
Linh, 25 tuổi, nhân viên ngân hàng chia sẻ: “Khi công việc mới không mang lại thu nhập như mong đợi, tôi thấy rõ ràng chồng mình đang bắt đầu lo lắng nhưng dù cố hỏi thế nào anh ấy cũng không mở lời. Chắc là anh ấy đang nghĩ về gia đình và cố gắng tiết kiệm để có thể đưa cho vợ tiền sinh hoạt hàng tháng như thông lệ”.
Lời khuyên: Cùng nhau chia sẻ mọi khoản chi tiêu trong gia đình với chồng, dù là từng hóa đơn tiền điện nước. Ngoài ra, dù bạn giữ danh hiệu Giám đốc điều hành hay trưởng phòng kinh doanh, hãy luôn thể hiện để anh ấy thấy bạn tự hào về chồng như thế nào. Đó là những điều nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa lớn.
“Anh vừa mất việc”
Nếu chồng bạn nhìn thấy nhiều đồng nghiệp đang dần từ bỏ công việc, hẳn anh ấy sẽ âm thầm lo lắngvị trí của mình cũng rơi vào tình trạng nguy hiểm. Đây là nỗi lo sợ lớn của đa số đàn ông. Bởi với họ, công việc chính là nền tảng cơ bản để họ hoàn thành trách nhiệm “trụ cột gia đình”. Mất việc đồng nghĩa với việc họ không biết bám víu vào đâu để lo cho vợ, cho con.
Lời khuyên: Chị Thu Trà (33 tuổi, Lĩnh Nam) chia sẻ: “Đã hơn một lần tôi chứng kiến cảnh chồng mình suy sụp tinh thần vì công việc gặp nhiều khó khăn. Nhìn anh tiều tụy, lo lắng tôi cũng đứng ngồi không yên. Nhưng lúc nào anh cũng cố tỏ ra bình thường như không hề có biến cố nào đang xảy ra. Anh xấu hổ nếu tôi biết về điều đó, tôi đoán thế. Anh không bao giờ muốn vợ phải lo lắng về vấn đề của mình, nhưng tôi đã trấn an rằng vấn đề của anh ấy cũng là vấn đề của tôi. Tôi nghĩ rằng nếu anh ấy căng thẳng vì công việc, mình làm vợ, hãy an ủi, động viên để anh thoải mái khi trở về nhà “.
“Anh già rồi”
Cứ ngỡ đàn ông không coi trọng chuyện hình thức thì cũng chẳng bận tâm đến tuổi tác. Nhưng sự thật là họ vô cùng lo lắng tuổi già sẽ đến sớm bởi đồng nghĩa với điều đó là sức hấp dẫn của họ cũng giảm đi.
Lời khuyên: Nếu thấy chồng bạn có những biểu hiện này, bạn hãy thể hiện cho chồng thấy anh ấy vẫn luôn hấp dẫn trong mắt bạn. Ngoài ra, bạn có thể củng cố sự tự tin của chồng bằng cách dành tặng chồng vài điều bất ngờ mà xưa nay bạn chưa từng làm, đổi mới chuyện chăn gối…
Video đang HOT
Đàn ông không dám chia sẻ với vợ nỗi lo lắng không kiếm đủ tiền, không làm vợ thỏa mãn…(ảnh minh họa)
“Anh có vấn đề về sức khỏe”
Chồng bạn không thích gặp bác sỹ hoặc luôn trì hoãn việc đến bệnh viện. Nguyên nhân của vấn đề này là do đàn ông không muốn vợ mình phải lo lắng về sức khỏe của anh ấy hoặc phải đối phó với nguy cơ mắc một căn bệnh nào đó.
Lời khuyên: Hãy động viên anh ấy và tạo thói quen để cả gia đình cùng đi khám sức khỏe định kỳ. Nhờ đó, chồng bạn sẽ không sợ hãi nếu lỡ gặp phải bất cứ vấn sức khỏe nào.
“Không làm vợ ‘thỏa mãn’”
Đối với chuyện chăn gối, nếu một phụ nữ không hạnh phúc với chồng, người đàn ông thường nghĩ rằng đó là lỗi của họ.
Lời khuyên: Chồng bạn muốn biết anh ấy đã khiến bạn hạnh phúc thế nào khi ở trên giường nhưng không muốn nghe những lời phàn nàn rằng anh dở tệ trong “chuyện ấy”. Vì vậy, khi bạn hài lòng, hãy nói cho anh ấy biết. Nhưng nếu bạn chưa thỏa mãn, hãy tập trung cuộc chuyện trò với chồng vào những điều mà bạn muốn. Điều đó sẽ khiến chàng vui vẻ thay đổi, không còn lo lắng vì đã không làm tròn thiên chức của người đàn ông.
“Anh không phải người cha tốt”
Thay vì ngồi xem các trò chơi với bố, con trai bạn sẽ thích đi mua sắm với mẹ hơn. Hầu như đứa trẻ nào cũng vậy, đó là chuyện bình thường nhưng chồng bạn lại lo lắng mình đã làm điều gì không tốt nên con mới như thế.
Lời khuyên: Tất cả những gì bạn phải làm là cho anh ấy biết chàng là người cha tuyệt vời, đánh giá cao trách nhiệm, hành động của anh ấy để chồng yên tâm.
“Anh sợ chết”
Có thể chồng bạn không sợ chết nhưng lo sợ quá trình dẫn đến cái chết và ảnh hưởng của nó đến vợ mình. Đây là lý do tại sao anh ấy không bao giờ nhắc đến điều đó. Đàn ông luôn muốn mọi người nhớ đến mình như một biểu tượng của sự mạnh mẽ, quyền lực và tràn đầy sức sống. Vì vậy, dù có vấp ngã đi chăng nữa thì cái chết vẫn luôn là nỗi sợ hãi, là thách thức lớn mà anh ấy muốn giấu kín trong lòng.
Lời khuyên: Là người vợ, bạn hãy luôn chia sẻ mọi nỗi sợ hãi với anh ấy, khuyên anh ấy đừng làm những việc nguy hiểm đến tính mạng. Nói những chuyện khiến anh ấy luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sống, cho anh ấy tin rằng dù bất cứ chuyện gì xảy ra, bạn sẽ luôn ở bên anh ấy.
Theo afamily
Người đàn ông thiểu năng chăm vợ và anh trai ngớ ngẩn
Người khỏe nuôi người tàn tật đã khó, với anh Nguyễn Gia Trung thì gánh nặng ấy gấp cả trăm lần khi một tay gánh vác gia đình để lo từng bữa ăn cho người vợ thần kinh và anh trai vừa tâm thần vừa mù lòa. Bản thân anh cũng đau ốm, đãng trí thường xuyên.
Trong căn nhà lá cũ nát và tối tăm ở khu 6, xã Hương Lung, huyện Cẩm khê, Phú Thọ, anh Nguyễn Gia Trung (sinh năm 1968) cùng vợ - chị Lư - và anh trai Nguyễn Gia Luật âm thầm ngồi như những cái bóng.
"Các anh chị gặp may đấy, mọi hôm anh Luật và chị Lư đều đi lang thang có khi mấy ngày mới về", anh Nguyễn Văn Thanh trưởng khu 6, người dẫn khách tới cho biết.
Anh Trung (trong cùng) chỉ mong có đủ sức khỏe để nấu cơm, chăm sóc cho anh trai và vợ bị tâm thần. Ảnh: Chu Hiền.
Rớm nước mắt, anh Trung kể từ nhỏ anh và anh trai đã mồ côi cả cha và mẹ, một chị gái khác của họ bỏ mạng vì sốt rét.
Trong 3 anh em, anh Luật là người thảm thương nhất. Ngay từ lúc chào đời, anh đã mắc thủy đậu, khiến khuôn mặt biến dạng, mắt lúc nào cũng nhắm tịt, miệng méo xệch nói không rõ tiếng. Càng lớn, khuôn mặt anh càng trở nên dị dạng. Thỉnh thoảng bệnh lại tái phát lên cơn co giật thì phải có người giữ, nếu không anh sẽ tự cắn lưỡi mình chảy máu. Không chỉ thế, anh còn mắc bệnh thần kinh, không thể làm một việc nhỏ dù là quét nhà.
Năm 1996 mắt trái của anh Luật mờ dần rồi mù hẳn, đến năm 2007, thì mắt còn lại cũng không thấy gì. Nhờ chính sách mổ mắt cho người nghèo nên sau khi mổ, mắt anh tuy không nhìn rõ nhưng vẫn thấy mờ mờ.
Nhiều người nghĩ, chuyện ăn cơm độn sắn chỉ xảy ra vào những năm trước đây, nhưng với gia đình anh Trung, tình cảnh ấy diễn ra thường xuyên mà vẫn còn khi đói, khi no. "Nhiều khi nhà hết gạo, 3 anh em chỉ biết ăn sắn thay cơm. Đến đêm đói quá, mấy anh em ra vườn tìm rau quả dại ăn cho đỡ xót bụng. Thi thoảng, tôi được người ta thuê đi phun thuốc sâu thì cũng được 10-20 nghìn để cải thiện bữa ăn", anh Trung tâm sự.
Bản thân anh Trung, người trụ cột trong gia đình cũng có vấn đề về thần kinh, trí não phát triển không bình thường.
"Chúng tôi phải chỉ bảo tận nơi thì may ra anh Trung mới biết đường làm, bảo anh cách trồng cây, cho gà ăn mấy bữa một ngày thì anh mới nhớ cách", anh trưởng khu 6 chia sẻ.
Căn nhà lá dột nát nơi sống của 3 con người không bình thường về trí tuệ. Ảnh: Chu Hiền.
Kể về người vợ, ánh mắt anh Trung buồn hơn, từ ngày cưới nhau về, chị đã có vấn đề về tâm thần, rồi bệnh tình ngày thêm trầm trọng. Lấy nhau từ năm 1994 nhưng tới giờ anh chị vẫn không có con. Hàng ngày, cứ sáng sớm chị Lư lại bỏ nhà đi lang thang đến tối mới về. Có khi chị đi mấy ngày, ai cho gì ăn nấy, nhặt cả mẩu bánh vụn người ta vứt xuống đất.
Thời gian chị Lư và anh Luật gọi là hơi "ổn định" trong một ngày cũng chỉ tính được bằng phút. Suốt buổi khách đến chơi, chỉ nghe anh Luật lảm nhảm một câu duy nhất: " Khi nào có đợt mổ mắt xin cho tớ đi mổ với nhé", còn chị Lư thì cứ cười nghiêng ngả rồi ôm mặt khóc.
Trước đây, căn nhà của họ dột nát, cứ mưa là sập. Bà con trong xóm thương cảm nên đóng góp lá cọ, cây tre, phên nứa làm bờ tường, người thì bỏ công sức mới làm nên được căn nhà này.
Trong căn nhà ấy có lẽ chỉ có chiếc hòm bằng gỗ từ thời ông cha để lại là có giá trị. Chiếc giường cũ của họ cũng bị mọt ăn gãy chân phải kê gạch mắc sẵn chiếc màn đã ngả mầu hoen ố, không có cả chiếu trải.
Cuộc sống của 3 anh em từ tiền thuốc thang đến đong gạo, mắm muối... chỉ trông chờ vào 120 nghìn đồng trợ cấp hàng tháng của chị Lư và anh Luật. Dù trí có vấn đề, nhưng anh Trung vẫn băn khoăn bởi lẽ sức khỏe anh ngày một yếu đi, chỉ vài năm nữa khi bản thân anh cũng không tự chăm sóc được mình thì hai mảnh đời kia biết sống ra sao!
Rời ngôi nhà của ba anh em dị tật, khách vẫn đọng mãi câu nói của anh trưởng khu: "Lại sắp đến mùa mưa bão rồi, không biết chiếc bạt năm ngoái hội người cao tuổi trong khu làm giúp để che mái nhà năm nay còn dùng được nữa hay đã rách mất rồi, chẳng biết 3 anh em họ lại lang thang đi đâu...".
* Độc giả có tấm lòng hảo tâm giúp đỡ xin gửi theo địa chỉ (Nguyễn Gia Trung khu 6 xã Hương Lung. huyện Cẩm Khê, Phú Thọ)
Theo Dân Trí