Những nơi sản xuất siêu xe “không ngờ tới”
Những siêu xe đình đám trên thế giới đôi khi không ra đời ở những nhà máy không mấy có tiếng.
Siêu xe là nơi hội tụ những gì gọi là đỉnh cao của mỗi hãng, từ thiết kế, công nghệ tới chất liệu sử dụng. Bởi những yếu tố này, mỗi hãng không sản xuất siêu xe ở những nhà máy công suất lớn, dành cho số đông các sản phẩm thương mại của hãng, thay vào đó, nơi ra đời của siêu xe lại ở những nơi ít hiện diện, nhỏ hơn và thậm chí gây ngạc nhiên cho nhiều người. Dưới đây là những nơi sản xuất siêu xe hoặc cung ứng linh kiện cho siêu xe không ngờ tới.
1. Acura NSX: Ohio, Mỹ
Trong bước di chuyển khác lạ, hãng xe Nhật không sản xuất siêu xe NSX mới ở Nhật mà mang tới Trung tâm sản xuất hiệu suất cao ở Ohio (Mỹ). Thực tế, những mẫu xe mạnh mẽ nhất của Acura đều sản xuất tại Mỹ.
2. Ford GT: Ontario, Canada
Mẫu siêu xe sử dụng động cơ EcoBoost V6 tăng áp kép cho công suất hơn 600 mã lực là dấu ấn mới mà Ford muốn thể hiện trên thị trường. Multimatic là nhà cung ứng linh kiện xe hơi ở Ontario (Canada). Hãng này từng cộng tác với Aston Martin cho sản phẩm One-77. Multimatic được biết đến vì sản xuất giảm xóc và khung xe. Ford sẽ sử dụng những bộ phận này trên GT do hãng Canada cung cấp.
3. Koenigsegg: Thụy Điển
Video đang HOT
Koenigsegg là hãng siêu xe của Thụy Điển. Nhưng đất nước này vốn nổi tiếng với những hãng xe hơi thân thiện với gia định và đề cao tính an toàn, ví như Volvo. Vì thế, việc Koenigsegg ra đời ở Thụy Điển là điểm lạ trong làng siêu xe. Tất cả các xe của hãng đều sản xuất tại một khu chứa máy bay cũ ở Angelholm.
Dubai và khu vực Trung Đông vốn nổi tiếng là nơi tiêu thụ siêu xe hàng đầu thế giới vì độ giàu có và chịu chơi, chứ không hề có truyền thống sản xuất ôtô. Nhưng Lykan Hypersport lại là siêu xe của Dubai, được sản xuất bởi hãng W Motors. Hãng này có các kỹ sư đến từ Lebanon, Pháp, Italy để tạo nên những công nghệ tối tân trên động cơ của mẫu siêu xe 3,4 triệu USD.
5. Audi R8/Lamborghini Huracan: Hungary
Lamborghini Huracan và Audi R8 chia sẻ chung nền tảng, chung động cơ, nhưng được lắp ráp ở hai nơi khác nhau là Đức (R8) và Italy (Huracan). Nhưng điều thú vị là động cơ 5,2 lít V10 của hai xe này đều được lắp ráp tại nhà máy ở Hungary.
6. Techrules AT96 and GT96 TREV: Trung Quốc
AT96 và GT96 là hai mẫu siêu xe Trung Quốc cho công suất 1.030 mã lực, động cơ xăng kết hợp 6 động cơ điện, tốc độ tối đa 350 km/h. Techrules là hãng nghiên cứu phát triển ôtô ở Bắc Kinh.
7. Porsche 918: Weissach và Zuffenhausen, Đức
918 là siêu xe hybrid mới nhất của hãng, có công suất 887 mã lực. Không giống như 911 được lắp ráp tại đại bản doanh Stuttgart của hãng, 918 ra đời ở Zuffenhausen,
8. McLaren P1: Woking, Surrey, Anh
McLaren được biết đến là ông vua siêu xe ở Anh quốc, với McLaren P1 là cỗ máy tốc độ đỉnh cao. Nhưng thay vì sản xuất ở những nơi danh tiếng, P1 ra đời ở Woking, Surrey, vốn là vùng hẻo lánh với dân số ít ỏi, công nghiệp không phát triển.
9. Bugatti Veyron: Pháp
Dù thuộc sở hữu của tập đoàn xe hơi Đức Volkswagen, có trung tâm thiết kế và phát triển ở Đức nhưng việc lắp ráp Veyron vẫn tiến hành ở quê hương của hãng xe là Molsheim, Pháp.
Theo Vnexpress
Tắt nguồn, tài xế vẫn bị phạt vì dùng điện thoại khi lái xe
Sử dụng điện thoại và các thiết bị liên quan tại Canada là vi phạm luật an toàn giao thông. Tuy nhiên, Patrick Henry Grzelak vẫn bị kết tội mặc dù anh không sử dụng điện thoại.
Sử dụng điện thoại và các thiết bị liên quan khi tham gia giao thông tại tỉnh British Columbia, Canada sẽ bị trừ điểm bằng lái và đóng tiền phạt khá cao. Ảnh: Bert Klassen/Alamy.
Tháng 10/2018, Patrick Henry Grzelak bị cảnh sát phạt vì tội dùng điện thoại khi lái xe. Khi đó, Patrick đang đeo tai nghe và chiếc điện thoại đã được tắt nguồn cất gọn gàng trong ngăn đựng găng tay. Vụ việc xảy ra ở Surrey, tỉnh British Columbia, Canada. Tuy nhiên, anh đã không đồng ý với án tội của mình.
Theo hồ sơ tòa thụ án, chiếc điện thoại của anh đã tắt nguồn vì hết pin. Bên cạnh đó, anh không hề nghe nhạc cũng như liên lạc với bất cứ ai thông qua chiếc tai nghe.
Phán quyết đưa ra có vẻ giống chuyên luận triết học hơn là một lời tuyên án. Thẩm phán Brent Adair đã xem xét lại việc một người sử dụng điện thoại dưới góc độ luật pháp.
Brent Adair cho rằng với việc cắm dây tai nghe vào iPhone, bị cáo Patrick Henry Grzelak đã mở rộng phạm vi sử dụng thiết bị. Tuy nhiên, Patrick Henry Grzelak vẫn phạm tội vì tai nghe của anh đã trở thành một phần của thiết bị và ở vị trí có thể sử dụng, tức ở đôi tai. Mặc dù chiếc điện thoại của bị cáo không được cầm trên tay hoặc để trên đùi.
Sau đó, thẩm phán Brent Adair cũng đã bác bỏ ý kiến cho rằng chiếc điện thoại đã hết pin là yếu tố cần thiết. Thẩm phán cũng chỉ ra trường hợp vào năm 2015, ông đã xác định rằng việc cầm điện thoại vẫn cấu thành việc sử dụng thiết bị mặc dù nó không có điện.
Cuối cùng, Patrick Henry Grzelak vẫn bị kết tội, anh phải chịu khoản tiền phạt lên đến 368 CAD (tương đương 200 USD) và trừ 4 điểm trong bằng lái. Bên cạnh đó, tiền phạt sẽ lên đến 2.000 CAD (gần 1.500 USD) nếu tái phạm nhiều lần.
Theo ZING
Giải vô địch cõng vợ tại Anh 'Giải vô địch cõng vợ' hàng năm của Anh diễn ra tại thị trấn Dorking, Surrey, miền nam nước Anh dưới trời mưa u ám khiến các cặp dự thi phải đọ sức trên đường đua trơn trượt. Thí sinh phải hoàn tất chặng đường đồi 380m, nhảy qua chướng ngại vật là những đống cỏ khô và chạy qua khu vực nơi...