Những nơi lạnh tới mức nước nóng hắt ra thành tuyết
Vào mùa đông, những nơi này lạnh tới mức thủy ngân trong nhiệt kế cũng đóng băng, nước nóng hắt ra ngoài trời ngay lập tức trở thành tuyết.
Oymyakon, Nga: Đây là vùng đất có người sinh sống lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới -68 độ C vào năm 1933. Ngày nay, nhiệt độ trung bình của vùng đất xa xôi hẻo lánh này là -50 độ C. Ảnh: Huffington Post.
Mọi thứ, từ cây cối tới các nhà cửa ở đây đều đóng băng, người dân hạn chế đi bộ. Nếu bạn đeo kính, có khả năng sẽ bị kính dính chặt vào da. Nước không chảy được nên người dân phải dựng toilet ngoài trời. Trước mỗi đám tang, họ phải đốt lửa cho mặt đất bớt cứng để đào huyệt. Ảnh: Wired.
Eureka, Canada: Được thành lập vào năm 1947, trạm nghiên cứu này nằm trên đảo Ellesmere và là nơi có mùa đông lạnh nhất Bắc bán cầu. Vào tháng 1 và tháng 2, nhiệt độ nơi này xuống tới -50 độ C, kỷ lục là -55 độ C vào năm 1979. Ảnh: 10best.
Vào mùa đông, nơi này không có ánh mặt trời tới hàng tuần liền, khiến trời đã lạnh càng lạnh hơn. Thậm chí, bạn có thể hất cốc nước nóng lên không trung và thấy nước lập tức đóng băng thành những bông tuyết. Ảnh: Arctic-emily/Blogspot.
Ulaanbaatar, Mông Cổ: Nhiệt độ ở đây thường xuyên xuống tới -35 độ C vào mùa đông, với kỷ lục là -55 độ C. Ảnh: Nolandtravels.
Hơn 1,3 triệu người dân của thành phố này phải đối mặt với tình trạng thiếu thức ăn do gia súc chết quá nhiều và đông thành đá. Chỉ cần ra ngoài trời 10 phút, bạn đã thấy lông mi đóng băng, tay không còn mở nổi khóa cửa. Ảnh: Hotrotwastenot.
Video đang HOT
Vostok, Bắc Cực: Là một trạm nghiên cứu lớn của Nga được xây dựng từ năm 1957, Vostok được ghi nhận là nơi có nhiệt độ lạnh kỷ lục ở Bắc Cực, với -88 độ C vào ngày 21/7/1983. Nhiệt độ này còn dưới cả điểm đóng băng của CO2 trong không khí. Năm 2005, Vostok cũng có ngày lạnh tới -86 độ C. Ảnh: 8thingstodo.
Vào mùa hè, 25 nhà khoa học sống và làm việc ở đây, khi nhiệt độ vào khoảng -30 độ C. Tuy nhiên, đến mùa đông, chỉ còn khoảng 13 người chống chọi với cái lạnh cắt da cắt thịt. Ảnh: Cntraveler.
Đèo Rogers, Montana: Với điểm cao nhất lên tới 1.700 m, đèo Rogers từng có nhiệt độ xuống tới -57 độ C vào tháng 1/1954. Mặt đường thường xuyên đóng băng, khiến các xe qua lại đây buộc phải sử dụng lốp chuyên dụng cho mùa đông hoặc phải quấn xích vào lốp xe để chống trơn trượt. Ảnh: Leelau.
Trạm Plateau, Nam Cực: Sau khi nghiên cứu hơn 30 năm dữ liệu vệ tinh, NASA tuyên bố nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận trên trái đất là ở trạm Plateau vào ngày 10/8/2010, với con số -93 độ C. Các nhà khoa học cho biết khi ở ngoài trời, mỗi hơi thở cũng khiến phổi họ đau nhức và phải cực kỳ cẩn thận để không bị đóng băng các bộ phận trên cơ thể. Ảnh: Cntraveler.
Theo Zing News
Trải nghiệm cuộc sống ở ngôi làng lạnh nhất trái đất
Tưởng như thời tiết khắc nghiệt dưới -45 độ C không mấy sự sống, nhưng 500 người dân ở ngôi làng Oymyakon, Nga vẫn định cư lâu dài và phát triển nơi đây trở thành điểm du lịch.
Oymyakon - ngôi làng nhỏ nằm ở phía đông bắc nước Nga - được biết là nơi lạnh nhất có dân cư sinh sống trên Trái đất. Oymyakon có nhiệt độ trung bình mùa đông dưới -45 độ C, kỷ lục vào tháng 2-1933 nhiệt độ xuống tới -71,2 độ.
Thế nhưng, cái tên Oymyakon lại có nghĩa là "nước không đóng băng" vì ở đây có một con suối nước nóng không bao bị đóng băng.
Oymyakon - ngôi làng nhỏ nằm ở phía đông bắc nước Nga là nơi lạnh nhất quả đất. Ảnh: Daily Mail.
Trước những năm 1920, Oymyakon là một điểm dừng chân cho những người du mục chăn tuần lộc. Nhưng chính phủ Liên Xô đã nỗ lực giải quyết các quần thể du mục lạc hậu này và biến nơi đây thành ngôi làng để người dân định cư lâu dài.
Ngày nay, ngoài dân Nga còn có khá nhiều các dân tộc thiểu số khác sinh sống. Dù thời tiết quá khắc nghiệt, làng Oymyakon vẫn là nơi sinh sống của hơn 500 người. Gần đây còn có một khách sạn nhưng không có nước nóng và nhà vệ sinh.
Với nhiệt độ quá thấp như vậy, máy bay không thể hạ cánh vào mùa đông, và du khách phải mất 2 ngày di chuyển bằng xe hơi để đến đây từ thành phố Yakutsk cách đó 927 km.
Vào mùa đông, bên ngoài trời tối đen đến 21 giờ mỗi ngày, các cột đèn giao thông phủ kín bởi băng tuyết, người đi lại rất thưa thớt và khung cảnh lúc này trông cực kỳ lạnh lẽo, hoang vu.
Cư dân phải dùng rất nhiều thủ thuật để chống lại và đối phó với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Hầu hết những hộ gia đình ở đây sử dụng nhà vệ sinh bên ngoài, bởi hệ thống ống nước trong nhà có thể bị đóng băng gây tắc nghẽn.
Ôtô được cho nổ máy suốt 24/7 trong "nhà để xe" vì sợ không thể khởi động lại. Thậm chí nếu có loại bảo hiểm cho điện thoại nếu không hoạt động trong thời tiết này họ cũng sẵn sàng mua.
Việc chôn cất người chết ở đây cũng phải mất đến vài ngày. Họ phải rã đông mặt đất bằng một đống lửa lớn rồi mới tiền hành đào hố để đặt quan tài xuống.
Những bộ lông thú có thể được coi là xa xỉ ở nhiều nước, nhưng ở Oymyakon đó là thứ duy nhất để giữ ấm cho cơ thể.
Về nguồn thực phẩm, cây trồng không thể phát triển trên mặt đất đóng băng nên người dân chỉ trồng được một ít rau củ vào mùa hè ngắn ngủi. Vì vậy, chế độ ăn của người dân ở đây phần lớn là thịt tuần lộc, thịt ngựa và cá đông lạnh.
Họ sử dụng sữa động vật để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Máu ngựa đông đá, cá đông lạnh bào với mì ống là một trong những món đặc sản ở đây.
Trong những ngày tuyết quá dày ở các nước Tây Âu, người ta có thể đóng cửa các trường học trong nhiều ngày, nhưng riêng trường học ở Oymyakon chỉ khi nhiệt độ giảm xuống dưới -52 độ C mới đóng cửa.
Ngoài ra, người dân phải phải đối mặt với một loạt khó khăn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bút mực đóng băng, pin hết điện nhanh hơn, kim loại dính vào da, xe không thể nổ máy nếu không có một đống lửa làm ấm bên cạnh...
Các nhà máy điện thường xuyên lâm vào cảnh không thể hoạt động nhiều giờ...
Đâu đâu cũng thấy toàn màu trắng của tuyết phủ. Ảnh: Daily Mail.
Thu hút du khách trải nghiệm
Ở Oymyakon không có nhiều hoạt động để trải nghiệm, thế nhưng các công ty du lịch vẫn tổ chức tour cho du khách đến thăm ngôi làng vào giữa mùa đông. Chỉ đơn giản là họ muốn biết cuộc sống ở nơi lạnh nhất trên trái đất thực sự như thế nào.
Các tour du lịch này sẽ đưa du khách tới các trang trại địa phương và viện bảo tàng, trải nghiệm câu cá trên băng, săn tuần lộc và đặc biệt là được ngâm mình trong suối nước nóng Oymyakon trong khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới âm hàng chục độ C.
Không chỉ du khách mới trải nghiệm các hoạt động nhảy vào nước lạnh để ngâm mình, mà cả già, trẻ, trai, gái ở ngôi làng cũng thực hiện việc này nhằm tránh nhiễm bệnh hiệu quả hơn.
Cây cầu được làm từ băng ở ngôi làng này. Ảnh: Daily Mail.
- Du khách phải đi máy bay từ Moscow đến Yakutsk, sau đó bắt xe hơi để đến làng Oymyakon cách đó 927 km.
- Ngoài ra, cũng có thể đi trên tuyến đường "The road of bones" - một tuyến đường sắt đến Tommot, cách thành phố Yakutsk khoảng 400 m.
Theo Zing News
Những trải nghiệm thú vị vào mùa thu ở Moscow Ngắm cây lá chuyển màu vàng, đỏ trong các công viên, đi chợ địa phương và thưởng thức món ăn từ nấm dại là những điều du khách nên thử khi đến Moscow, Nga thời điểm này. Dưới đây là một số trải nghiệm không thể bỏ qua khi bạn đến với thủ đô nước Nga mùa thu. Thăm công viên ngắm khung...