Những nơi khắc nghiệt nhất có người sinh sống
Không khí khô nóng, mặt trời bỏng rát và đất cằn cỗi, hoặc lạnh kỷ lục, khó lòng tưởng tượng con người có thể sinh sống ở những vùng đất này.
Greenland: Chỉ bờ biển hiểm trở của quốc gia này không bị phủ một lớp băng dày tới 3.000 m. Đó cũng là lý do người dân sống tập trung cạnh bờ biển. Phần cực nam của Greenland chỉ cách Bắc Cực 740 km. Người Inut ở Nam và Bắc Greenland sống nhờ săn bắt động vật lấy da, thịt (chủ yếu là gấu Bắc Cực và hải cẩu) và đánh cá.
Phần Đông Bắc đảo được gọi là Công viên Quốc gia, nơi chỉ có gấu Bắc Cực, hải cẩu và các loài động vật hoang dã. Ngoài các thợ săn và nhà khoa học, hiếm ai đi vào khu vực này. Ngôi làng gần nhất, Ittoqqortoormiit, có 3 tháng mặt trời không lặn vào mùa hè, và từ giữa tháng 11 tới giữa tháng 1 không có ánh sáng mặt trời.
Vùng Changtang, Tây Tạng: Mùa hè ngắn, gió Bắc Cực và lượng mưa lớn (chủ yếu là mưa đá) khiến điều kiện sống ở khu vực này của cao nguyên Tây Tạng rất khó khăn.
Chỉ có vài nghìn người Changpa sống tại đây theo kiểu bán du mục, chăn thả gia súc. Tuy nhiên, các đồng cỏ ở Changtang và khắp Tây Tạng đang chết dần do chăn thả quá mức và thay đổi khí hậu, khiến cuộc sống của người Changpa ngày càng khó khăn hơn.
Lưu vực Sistan, Afghanistan: Khu vực nằm ở biên giới phía nam của Afghanistan là một trong những nơi khô hạn nhất thế giới, và những thay đổi gần đây càng khiến tình hình trầm trọng hơn. Thật khó tin nhưng lưu vực Sistan từng có đầm lầy Hamoun, một ốc đảo rộng 2.000 km2 do sông Helmand tạo thành.
Đầm lầy là nguồn sống của động vật hoang và con người, cho tới khi biến mất dần vào thập niên 1990, do hàng thập kỷ đắp đập và dẫn nước tưới tiêu, kết hợp với một trận hạn hán lịch sử. Lượng mưa của khu vực này đã giảm 78% và đầm lầy đã biến thành hoang mạc.
Siberia: Siberia nằm ở phía bắc châu Á, trải rộng từ rặng Ural ở phía tây tới Bắc Băng Dương ở phía bắc và Thái Bình Dương ở phía đông. Ở đây, nhiệt độ có thể lên tới hơn 38 độ C vào mùa hè và giảm xuống dưới -10 độ C vào mùa đông.
Video đang HOT
Thị trấn Oymyakon của Siberia là ngôi làng lạnh nhất có người sinh sống trên trái đất, với nhiệt độ lạnh kỷ lục là -67,7 độ C vào năm 1933.
Outback, Australia: Đây là nơi có nhiều loài động vật hoang dã, không thân thiện với con người, như nhện, rắn và cá sấu. Không khí khô nóng, mặt trời bỏng rát và đất cằn cỗi khiến số người sinh sống ở đây rất ít.
Dù Outback là vùng có Inland Taipan – loài rắn độc nhất thế giới và cá sấu nước mặn, mối nguy lớn nhất là từ cái nóng. Ở Alice Springs, nhiệt độ mùa hè có thể lên tới 45 độ C. Với khí hậu này, việc hỏng xe có thế khiến bạn mất mạng. Do đó du khách được khuyên đem theo phụ tùng dự phòng, radio và thật nhiều nước.
Sa mạc Sahara: Với lượng mưa chưa tới 7,6 cm/năm, sa mạc Sahara là một trong những nơi khô hạn nhất thế giới. Nhiệt độ mùa hè thường xuyên lên tới 50 độ C, với kỷ lục là 58 độ C ở thị trấn El Azizia, Libya.
Rất ít người sinh sống ở sa mạc Sahara. Các bộ lạc như Tuareg sống ở rìa Sahara nhờ buôn bán, săn bắn và chăn nuôi gia súc. Phần trung tâm sa mạc gần như không có người sống.
Nam Cực: Đây là châu lục lạnh nhất, khô nhất, cao nhất và nhiều gió nhất. Nhiệt độ ở đây có thể xuống dưới -89 độ C. 98% địa hình Nam Cực là băng, phần còn lại là đá. Vùng biển bao quanh châu lục này tràn đầy sự sống với các loài sinh vật biển, nhưng mặt đất không có loài bò sát, động vật có vú hay lưỡng cư bản địa nào.
Tuy nhiên, Nam Cực không hoàn toàn vắng bóng người. Lượng người ở đây tăng lên tới 4.000 vào mùa hè, chủ yếu là các nhà nghiên cứu và đội hỗ trợ. Vào mùa đông, vẫn có khoảng 1.000 người can đảm ở lại và chịu đựng nhiệt độ -70 độ C.
Theo Zing
Sự thật 'té ngửa' về các quốc gia hẻo lánh
Bạn sẽ không ngờ rằng có quốc gia nằm ở cả 4 bán cầu, sử dụng tiền in hình nhân vật Disney hay 'sống chậm' hơn chúng ta tới 7 năm.
1. Kiribati là quốc gia nằm trên cả 4 bán đầu Đảo quốc Kiribati có vô số hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác ở Thái Bình Dương, rải khắp bán đầu Bắc, bán cầu Nam, bán cầu Tây và bán cầu Đông.
2. Đảo quốc Niue có tiền in hình các nhân vật trong phim nổi tiếng Nằm giữa Thái Bình Dương và chỉ có khoảng 1.200 dân, đất nước này gần như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Đất nước này có mối quan hệ khăng khít với New Zealand. Tại đây, chính phủ đã cho in tiền xu với các hình nhân vật Disney, Star Wars vào năm 2014. Đồng tiền Disney có giá khoảng 25 đôla Mỹ, trong đó có đồng tiền vàng có trị giá lên tới 40.000 đô.
3. Ethiopia vẫn theo lịch truyền thống, chậm hơn chúng ta 7 năm Do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các giáo hội mà đất nước này vẫn theo lịch truyền thống. Thế kỷ thứ 16, Kitô giáo đã quyết định thay đổi năm Chúa Jesu ra đời (nhanh hơn 7 năm như ngày nay) nhưng những người dân ở Ethiopia vẫn duy trì lịch ban đầu. Vì thế, tới năm 2007, người dân ở đây mới bước sang thiên niên kỷ mới.
4. Greenland là không thể tham gia FIFA vì địa chất không xây được sân cỏ Do quanh năm chìm trong băng giá và phần lớn diện tích là băng vĩnh cửu nên chính quyền ở đây không thể xây dựng được một sân bóng tiêu chuẩn theo quy định. Vì thế, những cầu thủ ở đây thường chơi đá bóng trên sân đất hoặc sỏi.
5. Cộng hòa Nauru không có thủ đô Nằm ở Nam Thái Bình Dương, đất nước Nauru không hề có thủ đô chính thống mà chỉ có quận Yaren được coi như một thủ đô không chính thống.
6. Nauru là đất nước béo nhất thế giới Do sự du nhập của đồ ăn nhanh phương Tây nên cân nặng trung bình của người dân đất nước này cao hơn những nơi khác rất nhiều. Công dân Nauru có chỉ số cơ thể BMI khoảng 34-35, trong khi người bình thường chỉ từ 18,5 đến 24,5.
7. Tên miền của đất nước Tuvalu bán được 50 triệu đô Tên miền đuôi .tv (đọc giống tivi trong tiếng Anh) đã mang lại cho đất nước này số tiền không tưởng. Một doanh nhân Canada đã đưa ra ý tưởng hợp tác với chính phủ nước này khi mua lại tên miền này, với sự ra đời của công ty DotTV, trụ sở lại thung lũng Silicon.
8. Quần đảo Micronesia sử dụng phiến đá khổng lồ như một hình thức tiền tệ Liên bang Micronesia là một quốc gia được tạo thành vô số hòn đảo trải dài khắp Thái Bình Dương, bao gồm đảo Yap. Trên hòn đảo này, thay vì tiền giấy, người ta vẫn sử dụng cách thức truyền thống là dùng những phiến đá khổng lồ quý hiếm để thay cho tiền. Dù vậy, ngày nay chỉ còn một bộ phận sử dụng cách này, còn lại người ta tiêu bằng đôla.
9. Người dân Guatemala nói 23 thứ tiếng bản địa Có 23 ngôn ngữ bản địa được công nhận bởi chính phủ ở Guatemala. Nhìn chung, có khoảng 40% dân số nói một trong số ngôn ngữ sau, bao gồm tiếng Quiche, Kekchi và Mam.
10. Bhutan đo sự thịnh vượng bằng chỉ số hạnh phúc Chỉ số GNP (tạm gọi "Tổng hạnh phúc quốc dân") là một ý tưởng lớn xuất phát từ Bhutan. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới tính toán mức độ thịnh vượng của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân, chứ không phải dựa trên chỉ số GDP - tổng sản lượng nội địa.
11. Estonia là quốc gia ít ảnh hưởng nhất bởi tôn giáo Khi được hỏi, chỉ 14% số dân Estonia cho rằng tôn giáo có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, trong khi con số này ở Ai Cập là gần 100%.
12. San Marino có tỷ lệ xe ôtô trên người số dân cao nhất trên thế giới Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy rằng đất nước nhỏ bé của San Marino, nằm trọn vẹn trong Italy, có 1.139 xe trên 1.000 người. Đây là quốc gia duy nhất trong nghiên cứu này có xe hơi nhiều hơn dân.
13. Papua New Guinea là quốc gia sử dụng nhiều ngôn ngữ thông dụng nhất thế giới Chỉ với 6,5 triệu dân, nhưng quốc gia này nói khoảng 12% các ngôn ngữ chính của thế giới với hơn 800 thứ tiếng thông dụng.
14. Liechtenstein là nước sản xuất răng giả lớn nhất thế giới Chỉ với chưa đến 40.000 cư dân, công quốc Liechtenstein vẫn là một cường quốc lớn khi nói đến sản xuất răng giả. Trong năm 2010, đất nước này đã được sản xuất khoảng 60 triệu chiếc răng giả, bằng 1/5 số răng giả được sản xuất trên toàn thế giới.
Theo ngôi sao
12 di sản thiên nhiên tuyệt mỹ của trái đất Ngoài các điểm nổi tiếng như rạn san hô Great Barrier Reef hay hẻm núi đá nhiều màu Grand Canyon, thế giới vẫn còn rất nhiều địa điểm hùng vĩ và tuyệt đẹp mà con người cần khám phá. 1. Vịnh băng Ilulissat Icefjord Vịnh băng Ilulissat Icefjord ở gần thành phố Ilulissat, đảo Greenland, Đan Mạch. Vịnh được UNESCO công nhận là...