Những nội dung chính trong gói kích thích kinh tế kỷ lục 490 tỷ USD của Nhật Bản
Nhật Bản vào ngày 19/11 đã công bố gói kích thích kỷ lục 490 tỷ USD để “giảm xóc” cho nền kinh tế nước này trước tác động của dịch COVID-19.
Gói kích thích kinh tế này đã phản ánh tập trung của Thủ tướng Fumio Kishida vào việc phân phối thêm của cải đến các hộ gia đình.
Người dân đi lại trên đường phố quận Shibuya ở Tokyo (Nhật Bản) ngày 1/10. Ảnh: AP
Các thành phần then chốt
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết gói kích thích kinh tế 55,7 nghìn tỷ yên (490 tỷ USD) bao gồm 4 trụ cột: 22,1 nghìn tỷ để tăng cường các giường bệnh và nguồn cung y tế; 9,2 nghìn tỷ dành cho phát triển vaccine và các bước chuẩn bị cho làn sóng dịch tiếp theo; 19,8 nghìn tỷ tiền mặt chi trả cho các hộ gia đình, đẩy mạnh sản xuất chip nội địa; còn lại 4,6 nghìn tỷ dành cho các dự án khắc phục thảm họa và hoạt động công.
Trong tổng cộng 55,7 nghìn tỷ yên có 31,9 nghìn tỷ sẽ được cấp bởi ngân sách bổ sung trình lên quốc hội trong năm nay.
Video đang HOT
Chính phủ Nhật Bản sẽ sử dụng 4,5 nghìn tỷ yên còn lại trong dự trữ để chi tiêu cho khẩn cấp đại dịch, cũng như số tiền còn lại từ các gói kích thích trước đó để tài trợ một phần chi phí.
Một số nhà phân tích và quan chức chính phủ đánh giá gói kích thích này sẽ buộc Nhật Bản phải bán phụ trội trái phiếu khoảng 10 nghìn tỷ yên.
Chính phủ ước tính gói kích thích sẽ thúc đẩy kinh tế Nhật Bản khoảng 5,6%. Tokyo kêu gọi Ngân hàng Nhật Bản hợp tác hỗ trợ phát triển. Điều này là dấu hiệu cho thấy Tokyo muốn ngân hàng trung ương duy trì chính sách nới lỏng và các chương trình cho vay cứu trợ đại dịch.
Những biện pháp phòng chống COVID-19
Chính phủ Nhật Bản sẽ chi trả 2,5 triệu yên cho mỗi công ty nhỏ giảm doanh thu vì dịch COVID-19. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng kéo dài hỗ trợ tài chính đối với các công ty nhỏ cho đến tháng 3/2022 qua khoản vay do nhà nước hỗ trợ.
Nhật Bản sẽ nối lại chiến dịch giảm giá thúc đẩy du lịch nội địa, góp phần hỗ trợ các khách sạn và hãng hàng không bị tác động bởi dịch COVID-19.
Các chi tiêu khác
Chính phủ Nhật Bản dự kiến trợ cấp cho các nhà máy lọc dầu với hy vọng giới hạn giá xăng và nhiên liệu để giảm tác động đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Các gia đình có con từ 18 tuổi trở xuống sẽ nhận được các khoản thanh toán 100.000 yên/trẻ theo chương trình đặt giới hạn thu nhập hàng năm là 9,6 triệu yên.
Chiến thuật tăng trưởng
Nhật Bản dự định tạo quỹ 10 nghìn tỷ yên dành cho nghiên cứu công nghệ và khoa học tại các trường đại học.
Nhật Bản có kế hoạch dành 500 tỷ yên trợ cấp và sửa đổi luật để xây dựng các nhà máy sản xuất chip trong nước đồng thời củng cố chuỗi cung ứng.
Nước này dự định tăng cường giảm thuế để thúc đẩy các công ty tăng lương cho công nhân và tăng mức lương nhà nước ấn định với y tá, nhân viên chăm sóc y tế và nhân viên viện dưỡng lão.
Nhật Bản dự kiến thiết lập quỹ sáng tạo xanh và chủ trương cải tổ quy định để đạt trung hòa carbon vào năm 2050. Quốc gia Đông Á này lên kế hoạch trợ cấp việc mua xe điện và cam kết tất cả xe ô tô mới bán trong năm 2035 sẽ là xe điện.
Chính phủ Nhật Bản sẽ cố gắng hiện thực hóa các thành phố “kỹ thuật số”, trong đó công nghệ sẽ giúp sắp xếp công việc linh hoạt hơn và phát triển mạng không dây 5G địa phương, trung tâm dữ liệu và mạng phân phối bằng máy bay không người lái.
Nổ tại nhà máy hóa chất ở Nhật Bản, 4 người bị thương
Ngày 11/5, một vụ nổ đã xảy ra tại nhà máy hóa chất của công ty Công nghiệp Hóa chất Sakai ở Fukushima, Đông Bắc Nhật Bản, khiến 4 người bị thương phải nhập viện. Giới chức địa phương cho biết, không phát hiện khí độc bị rò rỉ sau vụ nổ.
Khói bốc lên sau vụ nổ tại nhà máy hóa chất của công ty Công nghiệp Hóa chất Sakai ở Fukushima, Đông Bắc Nhật Bản, ngày 11/5/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cụ thể, vụ nổ xảy ra tại nhà máy Yumoto của Công ty Công nghiệp Hóa chất Sakai ở thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima vào lúc 7h45 (giờ địa phương). Trong số 4 người bị thương có một người bị thương nặng. Người dân địa phương cho biết nghe thấy tiếng nổ và nhìn thấy khói bốc lên từ nhà máy.
Theo đại diện của Công ty Công nghiệp Hóa chất Sakai, công ty sản xuất các vật liệu bao gồm oxit kẽm và bột kẽm được dùng để sản xuất mỹ phẩm và sơn. Thời điểm xảy ra vụ nổ, tại nhà máy có 18 công nhân đang làm việc và một số người thuộc công ty đối tác.
Nhật Bản đồng chủ trì hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về vaccine phòng COVID-19 Nhật Bản sẽ đồng chủ trì hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 2/6 tới để thảo luận về vaccine phòng COVID-19, trong đó bao gồm nội dung đảm bảo phân phối công bằng cho các quốc gia đang phát triển. Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN Thông tin trên đã được Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi xác nhận ngày...