Những nơi đón năm mới 2023 sớm nhất trên thế giới
Vào khoảng 17h ngày 31/12/2022 (theo giờ Hà Nội), một số nơi đã đón năm mới 2023 trước so với phần lớn những quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại trên thế giới.
Pháo hoa chào mừng năm mới 2023 ở Tháp Sky, tại Auckland New Zealand. Ảnh: AP
Do sự chênh lệch múi giờ trên Trái Đất, lễ đón năm mới 2023 sẽ không diễn ra cùng lúc ở mọi nơi trên toàn thế giới. Cực Đông của Châu Đại Dương là khu vực đón năm mới đầu tiên trên thế giới. Thời điểm chuyển giao giữa năm 2022 và 2023 đầu tiên diễn ra tại 3 quốc đảo nhỏ bé gồm Tonga, Kiribati và Samoa.
Tonga là nơi đầu tiên trên thế giới đón năm mới vào lúc 10h00 GMT ngày 31/12 (17h cùng ngày theo giờ Hà Nội). Kiribati và Samoa cũng đón năm mới 2023 cùng thời điểm với Tonga.
Cầu cảng ở thành phố Sydney, Australia là một trong những nơi đón Năm mới 2023 sớm nhất thế giới với màn pháo hoa rực rỡ sắc màu, ngày 31/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Chỉ chậm hơn 3 quốc đảo trên 15 phút, quần đảo Chatham của New Zealand cũng là một trong những nơi chào đón năm mới sớm nhất. Theo múi giờ Hà Nội, những quốc gia và khu vực đón năm mới sớm còn có New Zealand (18h00); Australia và Papua New Guinea (20h00); Nhật Bản, Hàn Quốc (22h00).
Video đang HOT
Trung Quốc lộ 'Kế hoạch Thái Bình Dương'
Dư luận quốc tế đang theo dõi sát sao chuyến công du một loạt đảo quốc Thái Bình Dương của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, bắt đầu từ ngày 26/5, trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến động.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết Ngoại trưởng Vương Nghị đã bắt đầu chuyến công du 10 ngày tới 8 quốc gia Nam Thái Bình Dương. Theo nhật báo China Daily, chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị tới 8 nước, bao gồm Quần đảo Solomon, Kiribati, Samoa, Fiji, Tonga, Vanuatu, Papua New Guinea và Timor Leste được cho là nhằm thúc đẩy quan hệ với các quốc đảo trong khu vực và đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong khi đó, hãng tin RT (Nga) cho hay các phương tiện truyền thông cùng ngày đã có được một bản dự thảo các đề xuất của Bắc Kinh dành cho các quốc gia Thái Bình Dương. Nguồn tin cho hay Chính phủ Trung Quốc dự kiến đề nghị các thỏa thuận kinh tế và an ninh lớn đối với những nước này.
Bản dự thảo này bị rò rỉ với báo giới ở thời điểm bắt đầu chuyến công du của ông Vương Nghị và trong bối cảnh Bắc Kinh vừa ký một thỏa thuận quan trọng với đảo quốc Solomon, động thái khiến Australia và Mỹ phản ứng khá gay gắt.
Hãng tin AFP (Pháp) và báo The Guardian (Anh) là những cơ quan truyền thông đầu tiên có được bản dự thảo tựa đề "Tầm nhìn Phát triển Toàn diện" này, trong đó ghi rõ những đề xuất viện trợ của Trung Quốc dành cho 10 đảo quốc nhỏ ở Thái Bình Dương.
Cùng với hàng triệu USD viện trợ, các đề xuất còn bao gồm việc tạo điều kiện để các nước này tiếp cận lớn hơn với thị trường tỷ dân của Trung Quốc và tăng cường hợp tác an ninh, như việc cho phép Bắc Kinh huấn luyện các lực lượng cảnh sát của các nước nêu trên. Theo AFP, một số đề xuất có thể được quyết định tại một hội nghị các ngoại trưởng khu vực ở Fiji cuối tháng này.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare tại cuộc gặp ở Honiara ngày 26/5/2022. Ảnh: THX
Ngoại trưởng Vương Nghị ngày 26/5 cho biết Trung Quốc và Quần đảo Solomon đã đạt được một loạt đồng thuận quan trọng sau khi trao đổi hữu nghị, chuyên sâu và hiệu quả về việc tăng cường hợp tác song phương cùng có lợi. Trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Ngoại giao Quần đảo Solomon, Jeremiah Manele, ông Vương Nghị đã giải thích về sự đồng thuận gồm 8 điểm của hai bên.
Cả hai bên nhất trí cùng nhau củng cố nền tảng chính trị của quan hệ Trung Quốc-Quần đảo Solomon, xây dựng Sáng kiến Vành đai và Con đường, thực hiện Sáng kiến Phát triển toàn cầu do Trung Quốc đề xuất, thúc đẩy môi trường an ninh và ổn định, thúc đẩy kết nối, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, tăng cường giao lưu và bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển.
Kể từ khi bùng phát dịch COVID-19, Trung Quốc đã cấp cho các quốc đảo Thái Bình Dương gần 600.000 liều vaccine và hơn 100 tấn vật tư chống dịch. Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới hỗ trợ Tonga sau vụ phun trào núi lửa và nước này cũng hỗ trợ Quần đảo Solomon duy trì sự ổn định và ngăn chặn bạo lực. Guo Yanjun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Á thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc, cho biết các hoạt động của Ngoại trưởng Vương Nghị tại 10 quốc gia thể hiện một mối quan hệ bền chặt giữa Trung Quốc và các quốc đảo Thái Bình Dương.
Theo một thông tin về hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia Thái Bình Dương được công bố ngày 24/5, Trung Quốc đã thực hiện hơn 100 dự án viện trợ, cung cấp hơn 200 đợt hỗ trợ bằng hiện vật và đào tạo khoảng 10.000 người trong các lĩnh vực khác nhau cho các quốc gia Thái Bình Dương. Tất cả 10 quốc đảo đã ký kết hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai, Con đường" với Bắc Kinh cũng như bày tỏ sẵn sàng tham gia Sáng kiến Phát triển Toàn cầu của Trung Quốc.
Trước diễn biến trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Mỹ lo ngại Trung Quốc đang tìm cách đạt được các thỏa thuận với các quốc đảo Thái Bình Dương trong một quá trình gấp rút và thiếu minh bạch. Hãng tin Reuters cùng ngày cũng cho rằng Trung Quốc sẽ tìm kiếm một thỏa thuận toàn khu vực với hàng chục quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương về hợp tác chính sách, an ninh và truyền thông dữ liệu khi Ngoại trưởng Vương Nghị chủ trì một cuộc họp ở Fiji vào tuần tới.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết New Zealand và Australia sẽ tiếp tục hợp tác để "làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa những người bạn thân thiết ở khu vực Thái Bình Dương và thúc đẩy lợi chung trên trường quốc tế. Ảnh: AFP/ TTXVN
Sau khi xuất hiện chi tiết kế hoạch của Trung Quốc nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với 10 quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 26/5 tuyên bố khu vực này có thể tự giải quyết các vấn đề an ninh của mình. Bà Ardern phát biểu sau cuộc họp với các Thượng nghị sĩ Mỹ tại Washington: "Chúng tôi rất coi trọng quan điểm rằng chúng tôi có các phương tiện và khả năng ứng phó với bất kỳ thách thức an ninh nào đang tồn tại ở Thái Bình Dương và New Zealand sẵn sàng làm điều đó. Chúng tôi coi Thái Bình Dương là gia đình của mình và vì vậy ở những nơi có nhu cầu đó, chúng tôi sẵn sàng và sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi". Thủ tướng Ardern hối thúc Trung Quốc tăng cường tính minh bạch về chuyến công du của phái đoàn ngoại giao nước này tới khu vực Thái Bình Dương.
Trong khi đó, phát biểu trước Ban Thư ký Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương tại Fiji hôm 26/5, tân Ngoại trưởng Australia Penny Wong cam kết Australia sẽ là đối tác "vô điều kiện" của các quốc gia thuộc quần đảo Thái Bình Dương. Trong chuyến công du đầu tiên tới khu vực Thái Bình Dương sau khi nhậm chức, bà Wong cho rằng khu vực đang phải đối mặt với tình hình phức tạp chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, gây ra bởi biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 và các cuộc cạnh tranh chiến lược.
Bà Wong khẳng định chính phủ mới của Australia sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực mà không đặt ra điều kiện nào ảnh hưởng đến sự độc lập, bền vững và thịnh vượng về kinh tế của các quốc đảo Thái Bình Dương. Australia sẽ lắng nghe và hợp tác với các quốc đảo trong các nỗ lực ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đối trong khu vực.
Ngoại trưởng Trung Quốc khởi động chuyến công du loạt quốc đảo Thái Bình Dương Chính phủ Trung Quốc xác nhận Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ thực hiện chuyến công du 10 ngày tới loạt quốc gia Nam Thái Bình Dương, bắt đầu từ ngày 25/6. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP/TTXVN Theo nhật báo China Daily, chuyến công du của Ngoại trưởng Trung Quốc tới 8 nước, bao gồm Quần đảo Solomon, Kiribati,...