Những nỗi đau tột cùng mang tên “dã ngoại”
Chúng ta vừa trải qua một năm đầy khó khăn. Tuy phía trước, năm 2014 vẫn được dự báo là còn nhiều thử thách, nhưng những tin buồn liên tiếp được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng những ngày gần đây càng khiến người ta mong muốn cho năm “xui xẻo” này qua mau.
Dư luận ngày nay hẳn vẫn còn đang sốc trước vụ việc 7 em học sinh cấp II – những đứa trẻ đang ở độ tuổi tràn đầy ước mơ và tương lai phía trước, bỗng chốc bị sóng dữ cuốn đi trong một chuyến thăm quan dã ngoại. Những cái chết bất ngờ của các em không chỉ khiến cho cha mẹ, người thân của các em đau đớn mà rất, rất nhiều người khi biết thông tin đã rơi nước mắt thương xót cho những trái tim đã phải ngừng đập quá sớm.
Dã ngoại là một hoạt động vừa hấp dẫn, vừa bổ ích, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh. Cha mẹ, dù khó khăn về kinh tế vẫn cố gáng để các con được hưởng những giờ phút vui vẻ. Tuy nhiên, những cái chết thương tâm trong các chuyến dã ngoại đang khiến nhiều người lo lắng. Những vụ việc dù chỉ là tai nạn bất ngờ, nhưng nó cũng đặt ra một câu hỏi về trách nhiệm của những người tổ chức ra các buổi thăm quan dã ngoại đang ngày càng trở nên phổ biến tại các trường học.
Chi phí dã ngoại không nhỏ
Những năm gần đây, trái ngược với tình trạng kinh tế khó khăn, nhiều bậc cha mẹ phải “thắt lưng buộc bụng” để có tiền cho con đóng học phí, đi học thêm, luyện thi… thì dường như dịch vụ tổ chức thăm quan dã ngoại lại làm ăn phát đạt bởi tần suất các chuyến dã ngoại của các trường học lại tăng thêm.
Khảo sát của PV cho thấy, kinh phí cho mỗi buổi đi dã ngoại của các con không hề nhỏ. Theo lời một phụ huynh học sinh có con học tiểu học ngay tại nội thành Hà Nội thì con chị tham gia một chuyến thăm quan Lăng Bác cũng phải nộp tới 160.000đ/học sinh (không bao gồm ăn trưa).
Trong khi đó, một phụ huynh khác cho biết, con chị học tại một trường tiểu học tại quận Ba Đình, mới đây có tham gia đi dã ngoại do nhà trường tổ chức tại một trang trại tại Gia Lâm bằng phương tiện ô tô. Khi đi, các con phải tự mang theo đồ ăn thức uống, sáng đi lúc 8h và chiều về lúc 3h30 nhưng đã phải chi phí tới hơn 200.000 đồng.
Điều đáng nói, việc đi dã ngoại do nhà trường tổ chức tuy là tự nguyện, nhưng vì giáo viên dùng mọi cách để vừa khuyến khích, vừa “nhắc khéo” về “ý thức tập thể” nên nhiều gia đình hoặc không dư giả về kinh tế, hoặc lo lắng cho sự an toàn của con nhưng vẫn phải bấm bụng cho con đi dã ngoại với nhà trường. Trong khi đó, thậm chí có trường, các cô còn tuyên bố thẳng là phụ huynh không được đi theo lớp trong các chuyến dã ngoại. Lý do thực sự của việc ngăn cản này thì không ai biết, nhưng một số phụ huynh rỉ tai nhau rằng, các cô không muốn phụ huynh chứng kiến tình trạng các con ăn đồ tự mang theo, còn giáo viên thì được Ban tổ chức chiêu đãi tiệc đàng hoàng (?!)
Về chất lượng các chuyến đi dã ngoại cũng là việc cần phải bàn. Một số phụ huynh cho biết, có trường đến mấy năm liền cho các con đi xem xiếc, có trường lại nhiều lần tổ chức đi đến một điểm thăm quan quen thuộc khiến các con nhàm chán. Hơn nữa, không phải chuyến dã ngoại nào cũng có được nhiều hoạt động bổ ích. Có cháu bé cho biết, mang tiếng đi trang trại nhưng lại câu cá bằng… nhựa trong chậu, trồng cây trong… cốc, khiến các con thất vọng.
Không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau mất con
Tiễn con đi chơi, đón con ở… nhà xác
Ngày nay, việc tạo điều kiện cho các con đi thăm quan, dã ngoại, được tiếp xúc với thiên nhiên và tham gia các hoạt động ngoài trời là điều rất nên làm. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc tổ chức thăm quan mỗi năm đến 2-3 đợt, mỗi đợt đều có chi phí lên vài trăm ngàn/học sinh cũng là điều các trường nên cân nhắc. Nhưng quan trọng hơn chính là vấn đề đảm bảo an toàn cho các con trong khi đi thăm quan. Thực tế, đã có rất nhiều cái chết thương tâm xảy ra trong các chuyến thăm quan đó.
Cùng ngày 7 học sinh thiệt mạng trên biển Cần Giờ trong chuyến dã ngoại thì cũng có một em học sinh lớp 6 tại Bến Tre bị sóng biển cuốn trôi khi đi dã ngoại cùng trường. Thi thể của em đã đước tìm thấy vào hôm qua 30/12/2013.
Đó là em Hồ Kim Trọng, 11 tuổi, học sinh lớp 6 Trường THCS Thới Lai, Huyện Bình Đại. Trọng là một thành viên trong đoàn gần 200 học sinh được nhà trường tổ chức đi tắm biển.
Video đang HOT
Khoảng 13 giờ ngày 29/12, khi cả đoàn đang tắm và vui chơi ở bãi biển Thạnh Hải (xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú) thì gió thổi mạnh, sóng biển dâng cao nên các thầy cô yêu cầu các em lên bờ, không cho tắm nữa.
Tuy nhiên, Trọng và một bạn học cùng lớp do ham chơi nên vẫn tắm biển, và mặc dù có phao nhưng do sóng lớn nên Trọng bị cuốn trôi. Chiều 30/12, lực lượng cứu hộ đã vớt được thi thể em Trọng sau hơn một ngày tìm kiếm.
Trước đó, hôm 4/11, trường THCS Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội) tổ chức cho hơn 500 học sinh, bao gồm cả bốn khối đi dã ngoại tại khu du lịch sinh thái Tây Thiên, Vĩnh Phúc. Khoảng 12h30 cùng ngày, sau khi ăn trưa, một nhóm rủ nhau tới khu suối của khu du lịch để vui chơi, sau đó năm nam sinh xuống tắm mát. Bơi lội một lúc, cả nhóm lên bờ, riêng Nguyễn Linh Quang, học sinh lớp 9D xuống tắm tiếp.
Thấy bàn tay chới với và có tiếng kêu cứu, nhóm bạn tưởng Quang trêu đùa, vì trước đó Quang vẫn bơi bình thường nên không ai để ý. “Nhưng sau đó thấy Quang chìm hẳn, mọi người vội hô hoán, đưa lên bờ nhưng không kịp”, một người chứng kiến kể lại sự việc. Giáo viên chủ nhiệm cùng hướng dẫn viên đã có mặt dùng mọi biện pháp để sơ cứu, tuy nhiên Quang đã ngừng thở
Năm 2008, hôm 13/9, ba học sinh lớp 6 của trường THCS Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) đã bị tử nạn tại khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà. Điều đáng nói là cả ba học sinh lại bị chết đuối trong một chiếc hồ rộng chưa đến 30m2, trước sự có mặt của rất nhiều người lớn.
Trên đây chỉ là ít trong số những vụ tai nạn đau lòng cướp đi sinh mạng của nhiều em học sinh trong các chuyến dã ngoại. Điều đó cho thấy, công tác tổ chức thăm quan, dã ngoại cần phải được quan tâm hơn nữa, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế, vừa bảo đảm an toàn cho học sinh. Ngoài ra, nhiều người cho rằng, ở độ tuổi ngịch ngợm của các em, không thể hoàn toàn giao phó cho các thầy cô và một số hướng dẫn viên của các công ty du lịch.
Trước sự việc đau lòng về 7 học sinh Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) chết đuối trong buổi dã ngoại tại biển Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), ngày 30/12, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương đã có văn bản khẩn chấn chỉnh các trường tổ chức việc tham quan, dã ngoại cho học sinh.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường phải dừng ngay việc tổ chức cho học sinh đi tham quan, dã ngoại cho đến hết năm học
Ngọc Quỳnh
Theo_VnMedia
Những thực phẩm đáng sợ nhất Việt Nam 2013
Cao su chiên xù, gà tẩm bột sắt, rượu nếp 29 Hà Nội là những đồ ăn thức uống được tạo ra bởi những người bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng người tiêu dùng.
Trà chanh: 200.000 đồng/100 gram hương liệu hóa chất = 500 lít trà chanh
3 năm trở lại đây, trà chanh trở thành xu hướng hot trong giới trẻ, đến thời điểm này, món đồ uống này vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Vì tính siêu lợi nhuận của loại hình kinh doanh này mà nhiều người bán hàng đã sẵn sàng dùng những nguyên liệu chè vụn, chè rẻ tiền thậm chí cả... chất hóa học để giảm giá thành của trà chanh mà không nghĩ tới mối nguy to lớn dành cho người uống.
Hội thảo Khỏe và an toàn do Viện thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức ngày 23/7 đã công bố 9 mẫu trà chanh, trà xanh, trà đá, nhân trần, nước ngô, nước mía... được lấy ngẫu nhiên trên các con phố ở Hà Nội đều phát hiện chứa vi khuẩn E.coli, men mốc, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmi vượt xa giới hạn cho phép.
Thực tế, chỉ cần vài loại phẩm màu, hóa chất là có thể "hô biến" thành hàng trăm lít trà chanh "thơm ngon". 20.000 đồng/100 gram hương liệu tạo màu để pha... 500 lít trà chanh, 30.000 đến 40.000 đồng cho 100 ml hương liệu tạo vị.
Phô mai que hay cao su chiên xù
Sự việc phô mai que được làm từ cao su đã được khuyến cáo từ cuối năm 2012, nhưng tới đầu năm 2013, hàng loạt người dùng mạng xã hội đã đăng tải những cảnh báo về việc ăn phải phô mai que "dởm", thậm chí còn có người khẳng định chắc nịch đã nghe tận tại người bán hàng nói về điều đó.
Tuy nhiên có nhiều ý kiến phản bác rằng giá phô mai không quá đắt, người bán hàng không cần thiết phải sử dụng loại "cao su" nhập khẩu từ Trung Quốc để kiếm lời như vậy, nhưng việc có pha thêm phụ liệu để phô mai dai hơn là hoàn toàn có thể.
Bún trắng đẹp nhờ hóa chất
Tháng 7/2013, cơ quan chức năng TP.HCM đã phát hiện ra bún phở trên thị trường có chứa chất làm trắng quang học Tinopal. Đây là hóa chất gây hại đến đường tiêu hóa, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, thời gian dài sử dụng có thể gây suy gan, thận và ung thư.
Ngoài ra, một số chất hóa học độc hại khác như axit oxalic hay chất bảo quản Natri Benzoat cũng được dùng tẩy trắng sai quy chuẩn.
Gà vàng là gà tẩm bột sắt
Các bà nội trợ khi lựa chọn gia cầm làm sẵn thường quan tâm tới gà thành phẩm có lớp da vàng bắt mắt mà không biết rằng mình có thể là nạn nhân của hóa chất nhuộm gà. Ngày 22/8, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh, TP.HCM phát hiện một số đối tượng đang tổ chức giết mổ gia cầm trái phép tại khu đất trống thuộc tổ 6, ấp 3, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh.
Tại hiện trường, chỉ còn vài con vịt sống và vịt đã được giết mổ, cùng với một số dụng cụ dùng để giết mổ, đặc biệt là có một hộp hóa chất màu vàng dùng để nhuộm gia cầm sau khi giết mổ.
Nem chua làm từ bì lợn bẩn
Vào tháng 4/2013, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phanh phui một cơ sở sản xuất nem chua có dự trữ 2,5 tấn bì lợn không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có hợp đồng mua bán hàng hoá, không có hoá đơn chứng từ và không được kiểm định chất lượng vệ sinh thực phẩm.
Số hàng này được nhập về từ Nam Định trong khoảng thời gian tháng 12/2012 và được bảo quản trong tủ cấp đông. Bình quân mỗi ngày cơ sở này bán khoảng 50kg bì lợn dạng sợi cho các cơ sở sản xuất nem chua trên địa bàn TP Thanh Hoá.
Ruốc làm bằng máy trộn bê tông
Đầu tháng 10/2013, đoàn kiểm tra liên ngành TP.HCM đã phát hiện một cơ sở tại Bình Chánh sử dụng máy trộn bê tông để sản xuất chà bông (ruốc) bẩn. Tại hiện trường, đoàn kiểm tra ghi nhận thịt gà sản xuất chà bông không rõ nguồn gốc xuất xứ, cơ sở này đã sử dụng máy trộn bê tông để sản xuất chà bông.
Điều đáng lên án hơn nữa, thành phẩm được đặt trên nền nhà đầy ruồi nhặng, khi bị kiểm tra đột xuất, chủ cơ sở còn tìm cách tẩu tấn bằng việc để chà bông vào trong...toilet.
Rượu độc gây chết người
Vào những ngày cuối năm, dư luận lại một lần nữa bàng hoàng trước thông tin 6 người tử vong do ngộ độc rượu tại Quảng Ninh. Tất cả các nạn nhân đều sử dụng cùng một loại rượu đóng trong chai nhựa 2 lít màu trắng: Rượu nếp 29 Hà Nội lô sản xuất ngày 12/10 của công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội.
Loại rượu này đã được lấy mẫu xét nghiệm có chứa hàm lượng Methanol cao gấp gần 2000 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Đây là một loại cồn công nghiệp có độc tính cao, cấm sử dụng trong ăn uống. Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã yêu cầu thu hồi khẩn cấp toàn bộ lô rượu trên trong phạm vi cả nước.
Khô mực làm từ xác động vật?
Ngày 27/8, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị bắt được 1,5 tấn mực khô xé nhỏ không có nguồn gốc xuất xứ. Sau đó, Chi cục gửi đi kiểm định tại Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên - Huế. Kết quả: "Mẫu xét nghiệm không phải mực khô". Qua khai thác, được biết lô mực khô này có xuất xứ từ Trung Quốc.
Cụ thể mực khô giả làm từ nguyên liệu gì, cơ quan kiểm nghiệm không xác định được chính xác. Bằng mắt thường cũng rất khó nhận biết bởi mực khô giả đã được xé nhỏ. Kinh nghiệm cho thấy, rất có thể được làm bằng các loại xác động vật khác.
Theo Màn Ảnh Sân Khấu
Trường mầm non: "Chiều" phụ huynh, ép trẻ nhỏ Đối với người giáo viên mầm non, không phải phụ huynh mà đứa trẻ mới là ưu tiên số 1. Việc chạy theo làm hài lòng phụ huynh trở thành áp lực và lâu dần, làm tha hóa hành vi, cách ứng xử của cô giáo - bà Nguyễn Thị Tú Anh, hiệu trưởng trường mầm non Thăng Long Kidmart chia sẻ. Bà...