Những nơi còn yếu kém trong nuôi dạy trẻ em
Tổ chức Prosperity, mới đưa ra bảng thống kê sau khi xem xét các đất nước có chất lượng giáo dục, an toàn cá nhân, an ninh quốc gia, hệ thống chăm sóc sức khỏe, nền kinh tế nghèo nhất và chất lượng sống kém nhất.
Dưới đây là 10 đất nước còn trong tình trạng yếu kém nhất trong nuôi dạy trẻ em.
Cộng hòa Trung Phi nằm ngay giữa châu Phi. Đất nước này được xếp hạng là có hệ thống chăm sóc sức khỏe và hệ thống giáo dục kém nhất. Cộng hòa Trung Phi đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng yếu kém về chi tiêu giáo dục, chỉ với 1,2% GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) dành cho giáo dục. Đất nước này còn xếp hạng là có hệ thống kinh tế tồi tệ thứ 5 và là quốc gia nguy hiểm thứ ba trên thế giới. Do đó, Cộng hòa Trung Phi được xem là nơi tệ nhất trong việc phát triển nuôi dạy trẻ em.
2. Tchad
Trong danh sách các quốc gia yếu kém nhất trong nuôi dạy trẻ em có Tchad. Đất nước này được xếp thứ 5 về chất lượng cuộc sống tồi tệ nhất, có nền kinh tế tồi tệ thứ 8, với hệ thống giáo dục tệ hại thứ 3, là quốc gia nguy hiểm thứ 23 và hệ thống chăm sóc sức khỏe tồi tệ thứ 2. Thông tin này có lẽ sẽ không còn quá bất ngờ khi Tchad giáp với Cộng hòa Trung Phi. Toàn bộ khu vực này được cho là cùng nghèo đói, bạo lực và thiếu tăng trưởng kinh tế.
Phía Nam Cộng hòa Trung Phi là Cộng hòa Dân chủ Congo. Đất nước này đứng thứ hai sau Iraq là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới. Trong thực tế, bạo lực và đổ máu được coi là bình thường ở đất nước này. Congo được liệt kê trong top 20 nước có hệ thống giáo dục, kinh tế và chăm sóc sức khỏe tệ nhất thế giới.
4. Iraq
Hầu hết mọi người đều quá quen thuộc với những điều kiện bất hạnh đã gây rắc rối cho Iraq. Đất nước hiện đang được liệt kê là quốc gia nguy hiểm nhất để sinh sống, rơi vào vị trí thứ 20 trong bảng xếp hạng hệ thống giáo dục tồi tệ nhất, chi tiêu cho nền giáo dục chỉ với 2,3% GDP. Iraq cũng rơi vào thứ hạng 21 cho nền kinh tế tệ nhất, và hệ thống chăm sóc sức khỏe xếp thứ 18.
Video đang HOT
5. Yemen
Đất nước đứng đầu danh sách có chất lượng sống tồi tệ nhất là Yemen. Yemen nằm ở phía nam của Ả Rập Xê Út và được xếp hạng có hệ thống giáo dục tồi tệ thứ 6, số 1 cho nền kinh tế yếu kém nhất, quốc gia nguy hiểm thứ 11 và xếp hạng 21 cho hệ thống y tế tồi tệ nhất.
6. Sudan
Sudan là một quốc gia khác ở châu Phi nằm phía Nam Ai Cập, có hệ thống y tế tồi tệ thứ 19, nền kinh tế tồi tệ nhất thứ 17, được xếp hạng thứ 6 là đất nước nguy hiểm nhất để sinh sống và đứng 6 trong hệ thống giáo dục tồi tệ nhất trên thế giới.
7. Niger
Có biên giới với vùng Đông Bắc của Libya, quốc gia Châu Phi Niger có hệ thống giáo dục tồi tệ thứ 2, quốc gia nguy hiểm thứ 25, xếp thứ 20 nền kinh tế tồi tệ nhất và xếp hạng 14 y tế tồi tệ nhất trên thế giới.
8. Afghanistan
Giáp Iran về phía Đông là Afghanistan. Đất nước này đã có phần công bằng giữa chiến tranh và hỗn loạn, do đó, dễ hiểu tại sao đất nước này lại nằm trong danh sách các nước tồi tệ nhất để phát triển một gia đình. Đất nước có hệ thống giáo dục tồi tệ thứ 12, quốc gia nguy hiểm thứ 4 và hệ thống chăm sóc sức khỏe tồi tệ thứ 17. Hiện đất nước này đứng ở vị trí thứ 4 về chất lượng cuộc sống tồi tệ nhất.
9. Liberia
Liberia là một quốc gia nhỏ hơn ở Tây Phi nằm trên bờ biển Đại Tây Dương. Đất nước xếp thứ 8 cho chi tiêu giáo dục trong bảng xếp hạng tệ nhất, chỉ bằng 2,5% GDP. Đây là quốc gia nguy hiểm thứ 20, có hệ thống giáo dục tồi tệ thứ 11, nền kinh tế yếu kém thứ 16 và hệ thống chăm sóc sức khỏe tệ thứ 4.
10. Nigeria
Đứng cuối cùng trong danh sách là đất nước Nigeria. Nước này có hệ thống giáo dục tồi tệ thứ 32. Mặc dù điều này có vẻ không tệ lắm so với các quốc gia khác được liệt kê bên trên, nhưng lại được xếp hạng là quốc gia nguy hiểm thứ 5, có hệ thống chăm sóc sức khỏe tồi tệ thứ 8 và nền kinh tế tồi tệ thứ 19.
Trần Khanh
Theo giaoducthoidai/Womens Article
Xót xa số phận những bé gái bị bán vào nhà thổ, bị ép uống hormone cho bò
Các bé gái bị bán vào nhà thổ chịu cảnh đánh đập, tiếp khách mỗi ngày. Thậm chí còn bị ép uống loại hormone dành cho bò để trông lớn hơn.
Nhiều cô gái bị bán vào nhà thổ từ khi còn trẻ
Rupa - 19 tuổi, bị bán vào nhà thổ ở Kandapara (Bangladesh) và làm việc như gái mại dâm được 6 năm. Sống cùng nhà với Rupa còn có khoảng 400 cô gái khác, tuổi còn rất trẻ. Công việc hàng ngày của các cô gái buộc phải "vui vẻ" với hàng chục người đàn ông trưởng.
Năm 11 tuổi Rupa phải kết hôn với người đàn ông hơn mình 20 tuổi. Sau khi mang thai, người chồng qua đời vì tai nạn lao động cô định trở về nhà bố mẹ đẻ nhưng họ không chấp nhận. Rupa cho biết: "Cha mẹ nói rằng họ không có khả năng nuôi hai mẹ con. Và sẽ chẳng người đàn ông nào chịu lấy người phụ nữ không còn trinh trắng như tôi".
Họ phải trang điểm để trông già đi
Tới Dhaka để tìm việc nhưng cô lại bị lừa bán vào nhà thổ ở Kandapara. Thời gian đầu, cô bị nhốt trong phòng kín và chịu đòn roi tra tấn mỗi lần có ý định bỏ trốn. Tới giờ đã 6 năm, mỗi ngày Rupa phải tiếp từ 10 -12 khách và chỉ được trả 200 Taka (54.000 đồng) cho mỗi lần hoàn thành công việc. Ngoài ra còn bị khách đánh đập và buộc phải che đậy vết thương để có thể tiếp tục làm việc.
Các cô gái bị ép uống Oradexon- hormone dành cho bò
Thậm chí, cô còn bị ép cô uống Oradexon - một steroid dành cho bò với mục đích để cơ thể trông già dặn, trưởng thành hơn.
Cô gái chia sẻ: " Khi tới trụ sở cảnh sát để lấy giấy chứng nhận trên 18 tuổi, tôi rất sợ phải chịu cảnh đánh đập. Trong đầu luôn nghe những lời chủ nhà thổ rằng "Tôi đã 18 tuổi và tôi rất vui khi được làm việc trong nhà chứa"".
Theo luật pháp nước này, nhà thổ và hoạt động tình dục được coi là hợp pháp nhưng gái mại dâm cần phải có giấy chứng nhận trên 18 tuổi mới được hành nghề. Thế nhưng, cảnh sát địa phương vẫn nhắm mắt làm ngơ.
Gái mại dâm ở Bangladesh thường bị ép làm việc cho tới khi họ có đủ tiền để chuộc thân và giải thoát cho mình. Rupa tâm sự: "Tôi luôn khát khao về một tương lai tươi sáng nhưng tôi biết điều đó sẽ không xảy ra".
Thống kê từ quỹ UNICEF, Bangladesh là nước có tỷ lệ hôn nhân trẻ em cao thứ tư trên thế giới sau Niger, Cộng hòa Trung Phi, Chad.
Mộc Miên/ Theo Dailymail
Theo phununews
Tiết lộ chấn động của thiếu nữ bị lừa vào nhà thổ từ 13 tuổi Một thiếu nữ bị lừa vào nhà thổ từ lúc 13 tuổi đã tiết lộ về những tháng ngày kinh hoàng mà cô phải trải qua, bao gồm cả việc bị ép ăn hoóc môn tăng trưởng dành cho bò. Rupa, năm nay 19 tuổi, đã làm việc tại một nhà thổ ở Kandapara, Bangladesh 5 năm. Luật pháp Bangladesh cấm bất kỳ...