Những nỗi buồn của làng game Việt
Thị trường game online Việt là một trong những thị trường lạ lùng nhất thế giới, chúng ta không giống ai về nhiều mặt, điều đáng buồn là phần lớn các khác biệt trong số đó lại đi theo chiều hướng tiêu cực. Mặc dù không vui vẻ gì nhưng game thủ nước nhà vẫn phải bằng lòng với nhiều điều chướng tai gai mắt, âu cũng vì chúng phản ánh đúng tính chất của thị trường nội địa. Hãy cùng điểm lại một vài bằng chứng cho thấy khẳng định trên là chính xác.
Nếu như thị trường game online ngoại ngày càng tiến xa với những đầu game vượt trội cả về đồ họa lẫn gameplay so với cách đây 2, 3 năm, thì điểm lại những sản phẩm được mua về Việt Nam lại đang… đi ngược dòng lịch sử. Điều này được thấy rõ ràng khi số lượng game 2D, 2.5D trong 3 năm gần đây chiếm đến 90% tổng sản phẩm nhập nội.
Trong khi thế giới sục sôi với các công nghệ mới, gamer Việt vẫn đổ xô vào các game 2D cũ kỹ.
Thậm chí, trong khi làng MMO quốc tế sục sôi với hàng loạt dự án bom tấn, ngày càng đẹp và tinh tế như CACK, Tera, Blade & Soul thì sau 10 năm phát triển, làng MMO Việt đang trở lại với thời kỳ vàng son của… webgame. Có lẽ chẳng nơi nào trên thế giới lại có nghịch lý buồn cười và lạ lùng đến thế.
Vẫn biết lý do khách quan dẫn đến việc các NPH không dám mua game “đỉnh” về nước là vì thị hiếu cũng như nền tảng cấu hình máy trong nước còn nghèo nàn, thế nhưng nếu cứ mãi sợ sệt thế này thì chắc tới năm 2020 chúng ta vẫn chẳng khác gì hôm nay.
Vẫn chưa phân biệt được game online và offline
Đối với phần đông game thủ nước nhà, việc nhìn nhận đâu là game online và đâu là game offline khá dễ dàng. Thế nhưng trên mặt bằng xã hội thì lại khác, hầu hết mọi người đều tưởng rằng chúng… chỉ là một. Chẳng thế mà nảy sinh nhiều chuyện dở khóc dở cười như gán GTA, Manhunt (và thậm chí cả các sản phẩm của Illusion) cho game online.
DotA vẫn hay bị nhầm lẫn với MMO.
Một thể loại giải trí đã tồn tại một thập kỷ nhưng vẫn bị hiểu sai lệch như vậy đúng là chuyện lạ lùng. Thậm chí nói không ngoa, ngay cả nhiều người chơi game cũng chưa chắc đã phân biệt được sự khác nhau giữa MMO và game offline. Đây là hậu quả của quá trình phát triển quá nhanh của thị trường, chỉ đi vào lượng mà quên chất, bản thân gamer không được trang bị kiến thức nền.
Đây là điều dễ nhận thấy nhất trong phần đông gamer Việt Nam, nhất là khi nói về vấn đề thị hiếu. Đã từ lâu chúng ta không còn lạ gì với những lời ca thán từ phía cộng đồng rằng các NPH chỉ biết nhập về game kiếm hiệp Trung Quốc “rẻ tiền” mà quên đi mảng MMORPG đỉnh cao thế giới.
Video đang HOT
Cứ kiếm hiệp là đắt khách.
Thế nhưng với thất bại ê chề của Granado Espada, Atlantica và đặc biệt là Runes of Magic, tất cả đều phải công nhận một điều rằng khi game chưa về nước thì giới trẻ rất hồ hởi, tán tụng ngất trời hoặc khẳng định mình sẽ gắn bó mãi mãi, và rồi mọi chuyện quay ngoắt 180 độ chỉ sau vài tháng chứ chưa tới 1 năm.
Biểu hiện “lời nói không đi đôi với việc làm” tiếp tục thể hiện khi phong trào bài xích auto trong game online được ủng hộ mạnh mẽ, thế nhưng nếu NPH nào trót dại loại bỏ yếu tố này thì chắc chắn không sớm thì muộn trò chơi cũng đóng cửa. Lý do đơn giản là vì không có auto làm sao đủ sức để “cày”?
Sẵn sàng bằng lòng với dịch vụ tồi tệ
Bên cạnh việc nói không đi đôi với làm, game thủ Việt còn nảy sinh một nghịch lý khác là sẵn sàng bằng lòng với dịch vụ tồi tệ, đơn cử như một số MMO dù bị hack triền miên, vào room có 10 người thì 9 hacker nhưng tất cả vẫn rất… vui vẻ gắn bó ngày qua ngày. Thậm chí nhiều món item chất lượng thấp, chỉ sơn phết vỏ ngoài cho lòe loẹt cũng moi được tiền của họ một cách dễ dàng.
Hack ư? Không sao!
Suy cho cùng, chính yếu tố độc quyền và sự si mê thái quá của khách hàng đã dẫn đến điều lạ lùng như trên. Nhiều game thủ dù ban đầu ghét cay ghét đắng dịch vụ tồi tệ, nhưng sau quá nhiều năm tháng phải sống chung với nó, họ bắt đầu bão hòa và tự bằng lòng với thực tại sống chung với lũ.
Cá biệt, nhiều cộng đồng vì quá yêu game nên dễ dàng bị NPH “cho ăn quả lừa”. Chẳng thế mà không ít lần game sắp đóng cửa là một loạt event nạp tiền được tung ra để vơ vét, đau xót thay, họ vẫn vơ vét được nhiều.
Cày quên cả… danh tính NPH
Điều này đã nhắc đến nhiều lần, rất nhiều tựa game đang tồn tại trên thị trường MMO Việt Nam không rõ tên tuổi NPH là ai, tuy vậy game thủ vẫn lao vào cày kéo bất chấp tất cả. Nhiều người đến khi gặp sự cố, mất đồ mất account mới tá hỏa vì không biết gọi điện đến đâu mà phản ánh.
Thông thường các MMO như trên sẽ bị liệt vào dạng máy chủ lậu, tuy nhiên hiếm có máy chủ lậu nào trên thế giới lại quảng bá rầm rộ như trong nước. Thậm chí có game còn… tuyển xong cả người đại diện, nghịch lý này chắc chắn chỉ có tại dải đất hình chữ S mà thôi.
Theo GameK
Lịch sử game online Việt và những bí ẩn chưa giải đáp
Trong suốt hơn 10 năm tồn tại, cho tới nay làng game Việt vẫn còn rất nhiều tin đồn mà chưa ai lý giải nổi thật giả phân minh, dẫu bất kỳ ai khi nghe đến chúng cũng có thể tặc lưỡi phán xét. Hãy cùng điểm lại chúng.
Cô gái bất hạnh TranYeu
"Trân đến với VLTK rất bất ngờ, như sự sắp đặt trước của số phận, mà cũng có thể gọi là sự bù đắp của cuộc đời dành cho Trân...", những dòng tâm sự bộc bạch của một game thủ nữ mắc bệnh máu trắng hồi giữa năm 2007 khiến không chỉ cộng đồng game thủ VLTK mà gần như toàn bộ gamer Việt nói chung đều quan tâm chú ý.
TranYeu trong VLTK thời còn hoàng kim.
Sau đó vài ngày, sự ra đi mãi mãi của cô khiến cho nhân vật ảo trong game mang nickname TranYeu trở thành huyền thoại thực sự. Tuy nhiên bên cạnh những lời chia sẻ, cảm thông, làn sóng tranh cãi về việc TranYeu có thực sự tồn tại trên cõi đời này hay không cũng lan truyền khắp các diễn đàn trò chơi trong nước. Theo một số thành viên, hình ảnh nữ game thủ mắc bệnh ung thư máu chỉ là cách đánh bóng tên tuổi trò chơi.
Cho đến hiện tại, sự việc trên đã lùi vào dĩ vãng quá xa và chắc không ai còn muốn xới nó lên nữa.
Phần mềm hack time ở đâu ra?
Bây giờ thì các phần mềm hack time không mấy khi xuất hiện trên các diễn đàn game Việt, nhưng khoảng những năm 2008~2009 thì hầu hết người chơi đều dùng chúng để vượt qua rào cản chỉ được chơi 4 tiếng/ngày với rất nhiều MMO hot (mà nổi danh nhất có lẽ là choihoailuon).
Choiwailuon là do chính NPH tạo ra?
Trên thực tế, cho đến tận lúc này tác giả của các tool hack time trên vẫn chưa bao giờ công khai danh tính. Chúng thường được chia sẻ trên forum và mang đi copy trên hàng trăm địa chỉ khác nhau, đến nỗi chẳng ai biết nguồn chính xác.
Có lẽ vì thế mà phần đông gamer đều rỉ tai nhau rằng phần mềm hack time chẳng qua do chính các NPH tự tung ra, vì chỉ có họ mới nắm rõ lỗ hổng kỹ thuật. Hơn nữa, việc bật đèn xanh cho khách hàng sử dụng chúng trong thời gian dài càng cho thấy giả thiết ấy là chính xác.
Đại gia game chẳng qua là con rối?
Cụm từ đại gia game đến nay chẳng còn gì lạ, vì khá nhiều cái tên đổ tiền tỷ vào MMO đã được công khai cả danh tính lẫn tiểu sử. Nổi bật nhất trong khoảng 2 năm trở lại đây có lẽ là hình tượng BeoKaKa trong Kiếm Thế khi theo thống kê hành lang thì anh này bỏ ra hàng vài tỷ VNĐ chỉ để đứng top.
BeoKaKa (trái) chẳng qua chỉ là con rối?
Ban đầu, chỉ số ít người nghi ngờ về số tiền thực sự mà các đại gia này bỏ ra, nhưng tới trường hợp của BeoKaKa thì lại khác. Những pha nèm tiền không tiếc tay như chi 1 tỷ VNĐ trong 1 đêm, 35 triệu VNĐ trong 5 phút, bán account chịu lỗ 1,5 tỷ VNĐ... khiến sự hoài nghi tăng lên nhiều.
Hầu hết các lập luận đều cho rằng NPH cố tình thổi số tiền thực chi lên gấp nhiều lần để thu hút chú ý. Hơn nữa việc một MMO có đại gia lớn chắc chắn sẽ tạo hình tượng nó hấp dẫn và ăn khách. Chẳng rõ suy nghĩ trên có đúng hay không nhưng dù sao thì lâu nay làng game Việt cũng buồn khi vắng bóng các "đại gia" như BeoKaKa.
Cố tình cho hack để giữ khách?
Câu chuyện này gắn liền với lịch sử hack "vô tội vạ" trong Đột Kích. Suốt từ năm 2008 đến nay, MMO này luôn giữ vị trí đầu bảng trong những tựa game Việt bị hack nhiều nhất và cũng... bất lực nhất. Thậm chí cứ mỗi lần cập nhật phiên bản mới là chỉ sau nửa ngày đã thấy tool hack được update theo.
Đột Kích bật đèn xanh cho hacker vì sợ mất khách?
Dư luận cho rằng sau khi bất lực trước hacker thì NPH đã cố tình "thả cửa" cho gian lận vì sợ rằng nếu khóa tài khoản thì... chẳng còn ai chơi. Hơn nữa trình độ gamer phần đông "trẻ trâu" nên nếu không được hack sẽ chán nản và quit game sớm.
Chưa rõ khẳng định trên có đúng hay không nhưng rõ ràng đến tận lúc này, Đột Kích vẫn sở hữu lượng người chơi đông như kiến. Ai ai cũng kêu ca hack nhưng vẫn đổ tiền vào mua súng ầm âm, thậm chí có người còn nói nếu một ngày không có hack sẽ... chán vô cùng.
Trung Quốc đang nhảy vào thâu tóm trực tiếp thị trường?
Khác với những bí ẩn bên trên, lời đồn về việc Trung Quốc đang nhảy vào thâu tóm trực tiếp thị trường game Việt chủ yếu xảy ra trong thời gian gần đây. Xuất phát từ việc có ít nhất 2 NPH mới toanh đang thuê nhiều PR nội địa làm việc "bán thời gian" cho họ để quảng bá game mới.
Thông tin đăng tuyển nhân viên của ChangYou tại Việt Nam.
Thậm chí, có những trường hợp các PR game do không tuyển được người Việt nên đành chọn người Trung Quốc còn chưa sõi tiếng bản địa. Thế mới xảy ra vài vụ việc đến cả banner trang chủ còn... sai chính tả. Đây suy cho cùng nếu là sự thật thì thị trường game nội địa đã khó khăn nay lại phải chia sẻ miếng bánh cho kẻ khác.
Mới đây, tin đồn về việc VNG có cổ phần lớn nằm trong tay người Trung Quốc càng khiến game thủ thêm lo lắng. Hãy cùng chờ xem trong thời gian tới, chân tướng của sự việc này ra sao.
Theo Game Thủ
Hướng đi phát triển nền công nghiệp Game Online Việt bền vững Tìm được hướng đi cho Game Online Việt phát triển bền vững không khó nhưng không dễ thực hiện. Game Online Việt dù gặp vô vàn khó khăn nhưng vẫn có những bước phát triển thần tốc. Các con số thống kê đều cho thấy, chúng ta là thị trường game online lớn nhất nhì Đông Nam Á . Thay đổi hệ tư...