Những nhóm nhạc hiếm hoi còn tồn tại giữa thị trường âm nhạc khắc nghiệt
Mắt Ngọc, MTV, Nhật Nguyệt và Giao Thời là những nhóm nhạc hiếm hoi vẫn có thể tồn tại giữ thị trường khắc nghiệt như hiện tại.
Trong giai đoạn ngày một bão hoà của thị trường âm nhạc, việc Vpop duy trì được các nhóm nhạc càng được khán giả quan tâm bởi mô hình này vốn rất hiếm và khó tồn tại. Các nhóm nhạc từng gắn liền với những thế hệ 8x, 9x như 1088, HAT, GMC, MBK,…đã tan rã lâu. Ngay cả những nhóm nhạc được đánh giá là thành công và tưởng chừng sẽ duy trì được như 365 hay nhóm Lime cũng đã tan rã sau mấy năm gắn bó. Tính đến thời điểm hiện tại, nhóm Mắt Ngọc, MTV, Nhật Nguyệt và Giao Thời là những nhóm nhạc hiếm hoi vẫn có thể tồn tại giữ thị trường khắc nghiệt như hiện tại.
Nhóm Mắt Ngọc
Nhắc đến nhóm nhạc nữ Mắt Ngọc, ắt hẳn các bạn trẻ thế hệ 8x, 9x vẫn còn “nhung nhớ” những ca khúc do nhóm nhạc này thể hiện. Trải qua bao cuộc đổi dời, Mắt Ngọc hiện tại không còn là nhóm với những giọng ca xưa nhưng cái tên này vẫn ẩn dấu trong lòng những bạn trẻ yêu nhạc một mảng hồi ức ngọt ngào và đầy hương vị thanh xuân.
Mắt Ngọc phiên bản đầu tiên
Debut vào năm 1998 4 thành viên Thanh Ngọc, Thúy Nga, Duy Uyên, Quỳnh Anh, Mắt Ngọc nổi tiếng trong giai đoạn cuối thập niên 90 và đầu những năm 2000. Nhóm nhạc nữ này là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhóm Mây Trắng trong thị phần hướng tới các đối tượng khán giả là học sinh, sinh viên. Sau 21 năm nhóm đã nhiều lần thay đổi thành viên nhưng điều quan trọng là khán giả vẫn không thể quên được cái tên quen thuộc này. Hiện tại, nhóm hoạt động với 3 thành viên là Thuý Nga, Ngọc Dung và em út Yến Nhi.
Mắt Ngọc phiên bản hiện tại
Gần hai thập niên bên nhau, cái tên Mắt Ngọc không chỉ là thương hiệu của sự nhiệt huyết, máu lửa mà còn là minh chứng cho sự đam mê và hết mình với âm nhạc của các thành viên hiện tại.
Nhóm Nhật Nguyệt
Tham gia ca hát từ năm 2002, trải qua nhiều năm theo đuổi con đường ca hát chuyên nghiệp, nhóm Nhật Nguyệt cũng gặp phải không ít khó khăn khi có sự thay đổi thành viên. Việc một nhóm nhạc có thể trụ được đến thời điểm này ở thị trường âm nhạc có nhiều cạnh tranh, có lẽ là một điều không đơn giản. Ngoài nhóm Mắt Ngọc thì nhóm Nhật Nguyệt là một trong những nhóm nhạc nữ hiếm hoi. Hiện tại, Nhật Nguyệt đang hoạt động với 3 thành viên chính là ca sĩ Minh Thảo, Ngọc Thúy và Hồng Nhung.
Để duy trì nhóm trong suốt thời gian dài thì Nhật Nguyệt luôn hướng đến việc thay đổi hình ảnh, cũng như làm mới về âm nhạc để mỗi khi xuất hiện đều mang đến sự độc đáo cho khán giả. Ngoài âm nhạc, Nhật Nguyệt còn thử sức qua diễn xuất với phim ngắn Buông súng nhận được không ít sự chú ý của người hâm mộ.
Video đang HOT
Nhóm MTV
MTV ra mắt vào năm 2000 với 4 thành viên gồm Lê Minh, Anh Tuấn, Trung Tùng, Hùng Vũ, sau đó còn có sự tham gia của Phan Đinh Tùng. Tuy nhiên, phải đến khi gặp được nhạc sĩ Tuấn Khanh, nhóm mới thật sự bùng nổ. Với những người yêu nhạc Việt, MTV có thể xem là một huyền thoại và là nhóm nhạc luôn tiên phong trong việc mang đến sự mới lạ, độc đáo trong âm nhạc. Nhiều bài hát của nhóm đã trở thành hit, được giới trẻ nằm lòng như Chuyện nhỏ, Sóng tình, Áo xanh…
Gần 20 năm với nhiều thay đổi, nhóm MTV hiện tại với 3 thành viên: Anh Tuấn, Thiên Vương và Lê Minh. Tuy không còn ở vị trí hoàng kim như xưa nhưng MTV vẫn luôn là những nghệ sĩ bền bỉ với âm nhạc. Họ được mệnh danh là những ‘chàng trai không tuổi’ bởi sự trẻ trung, sôi nổi trong âm nhạc lẫn đời sống.
Nhóm Giao Thời
Sau một thời gian dài tách ra từ nhóm Mặt Trời Đỏ để hoạt động solo và trưởng nhóm Hoài Phương đã thành lập nhóm nhạc mới “Giao thời”. Nhóm Giao Thời là một nhóm nhạc ‘độc nhất vô nhị’ trong showbiz đang bão hoà hiện nay khi theo đuổi xen kẽ hai phong cách âm nhạc, một là vẫn trung thành với dân gian đương đại, mặt khác nhóm khai thác những ca khúc nhạc trẻ nhưng hòa âm phối khí kết hợp giữa nhạc cụ dân tộc và nhạc điện tử để gần gũi hơn với khán giả trẻ.
Bên cạnh đó, để không tạo sự nhàm chán trong các phần biểu diễn, nhóm Giao Thời thường kết hợp giữa việc chơi nhạc cụ, hát và biểu diễn vũ đạo cùng với vũ đoàn để phần trình diễn thêm sinh động và màu sắc, trẻ trung. Đồng thời luôn tìm tòi để thể hiện những giai điệu đã được thế giới công nhận và tôn vinh như quan họ, hát then, ca trù, ả đào cho đến ca Huế và cả những làn điệu phương Nam…
Juni Nguyễn
'Giọng ca chủ lực' nhóm Giao Thời: Các bạn trẻ dần lãng quên với âm nhạc, nhạc cụ dân tộc
"Hoài Phương cảm thấy điều nguy hiểm nhất hiện nay là các bạn trẻ dần dần quên lãng, không muốn tiếp cận nhiều với âm nhạc dân tộc như tuồng, chèo, cải lương,....hay bây giờ thử hỏi các bạn nhạc cụ dân tộc gắn liền với văn hoá Việt Nam là gì thì chắc hẳn rằng các bạn sẽ không biết đó là gì hay cây đàn bầu như thế nào", giọng ca chủ lực của nhóm Giao Thời cho biết thị hiếu của các bạn trẻ hiện nay đối với âm nhạc dân tộc cũng như nhạc cụ dân tộc trong giai đoạn bão hoà.
Nhóm Giao thời được biết đến là một nhóm nhạc 'độc nhất vô nhị' trong showbiz đang bão hoà hiện nay khi theo đuổi xen kẽ hai phong cách âm nhạc, một là vẫn trung thành với dân gian đương đại, mặt khác nhóm khai thác những ca khúc nhạc trẻ nhưng hòa âm phối khí kết hợp giữa nhạc cụ dân tộc và nhạc điện tử để gần gũi hơn với khán giả trẻ. Bên cạnh đó, để không tạo sự nhàm chán trong các phần biểu diễn, nhóm Giao Thời thường kết hợp giữa việc chơi nhạc cụ, hát và biểu diễn vũ đạo cùng với vũ đoàn để phần trình diễn thêm sinh động và màu sắc. Mới đây, phóng viên đã có buổi trò chuyện cùng với ca sĩ Hoài Phương - át chủ bài của nhóm Giao Thời về việc sử dụng nhạc cụ dân tộc để chơi các thể loại âm nhạc cũng như thị hiếu khán giả trẻ đối với nhạc cụ dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Vừa qua, có ý kiến cho rằng việc biểu diễn nhạc cụ truyền thống mà mặc những trang phục có chút gợi cảm của nhóm Giao Thời là đi ngược lại với "Thuần quan mỹ tục" Việt Nam. Là trưởng nhóm, chị có ý kiến gì về quan niệm này?
Ban đầu, Phương đã định hướng cho Giao Thời Band là là sử dụng nhạc cụ dân tộc để chơi các thể loại nhạc khác nhau như nhạc trẻ, nhạc dance, Rock,...chứ không riêng gì mỗi thể loại nhạc truyền thống. Ví dụ như có một số người vẫn chưa hiểu được sự khác nhau giữa: chơi âm nhạc dân tộc và sử dụng nhạc cụ dân để chơi các thể loại âm nhạc.
Nếu như là âm nhạc dân tộc, âm nhạc dân gian đương đại thì đương nhiên rằng mình sẽ phải gắn liền với tà áo dài, áo bà ba. Còn chơi nhạc cụ dân tộc là chơi các thể nhạc đang hiện hành bây giờ bằng nhạc cụ, nên tất nhiên sẽ phải lựa chọn những bộ trang phục cho phù hợp. Hoài Phương mong rằng những khán giả đã từng yêu quý, ủng hộ nhóm Giao Thời trong thời gian qua có thể hiểu rõ hơn cũng như những định hướng của nhóm là đưa nhạc cụ dân tộc đến gần hơn với âm nhạc.
Vậy theo chị, khi biểu diễn nhạc cụ dân tộc ở bất kỳ sự kiện hay chương trình nào có nhất thiết phải gắn liền với hình ảnh áo dài Việt?
Phương biết rằng tà áo dài rất quan trọng và cũng là một hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt nói riêng và văn hoá Việt nói chung, tuy nhiên không phải diễn ở chương trình nào đều nhất thiết phải mặc áo dài. Bởi vì, không riêng gì nhóm Giao Thời mà tất cả các nghệ sỹ khác mỗi khi đi diễn đều phải mặc trang phục làm sao cho phù hợp với chương trình đó. Ví dụ như chương trình nhạc trẻ, đạo diễn yêu cầu nhóm Giao Thời phải biểu diễn ca khúc thuộc thể loại Rock thì đương nhiên Phương phải chọn trang phục mặc phù hợp đồ đúng theo yêu cầu chương trình.
Hay nếu Phương cùng nhóm đi diễn một chương trình lễ hội lớn mang âm hưởng quê hương và phải hát nhạc mang âm hưởng dân ca, dân gian thì tất nhiên hôm đó nhóm Giao Thời sẽ phải mặc áo dài chứ đâu thể nào mà mặc đồ sexy được.
Giao Thời Band đến thời điểm hiện tại vẫn tự tin rằng nhóm của Phương không bao giờ phá cách hay cách tân 1 cách quá xa đối với áo dài mà khi nào cũng gắn liền. Đặc biệt, mỗi lần đi nước ngoài lưu diễn, Giao Thời đều gắn liền với hình ảnh của tà áo dài.
Hiện nay, nền âm nhạc dân tộc Việt Nam đang trong tình trạng nguy hiểm. Là nhóm nhạc theo đuổi nhạc cụ dân tộc cũng như làm mới âm nhạc bằng nhạc cụ dân tộc, chị nhận thấy tình hình âm nhạc dân tộc trong nước hiện nay ra sao ạ?
Nếu nói như âm nhạc Việt Nam đang trong tình trạng nguy hiểm thì Phương thấy không đúng lắm. Hiện nay, vẫn có rất nhiều nhóm nhạc vẫn sinh hoạt và duy trì những giai điệu quê hương, đất nước. Tuy nhiên, điều Phương thấy nguy hiểm nhất hiện nay là các bạn trẻ dần dần quên lãng, không muốn tiếp cận nhiều với âm nhạc dân tộc như tuồng, chèo,cải lương,....hay bây giờ thử hỏi các bạn nhạc cụ dân tộc gắn liền với văn hoá Việt Nam là gì thì chắc hẳn rằng các bạn sẽ không biết đó là gì hay cây đàn bầu như thế nào.
Ca sĩ Hoài Phương - trưởng nhóm Giao Thời
Việc duy trì nhóm nhạc trong giai đoạn hiện tại rất khó nói chi là nhóm Giao Thời lại đi theo định hướng lấy nhạc cụ dân tộc để biểu diễn. Vậy chị và đồng nghiệp, những người có lòng với âm nhạc dân tộc có thể kiếm sống bằng tài năng của mình trong lĩnh vực này không?
Đúng là hiện tại có rất nhiều người đang phải chật vật, cố gắng từng tí một để duy trì được điều tình yêu với âm nhạc, với nghệ thuật. Tuy nhiên, Hoài Phương thấy hiện này không phải tất cả mọi người đều sống bằng nghề này mà song song đó họ cũng có đi dạy, kinh doanh,...
Để chơi và kiếm sống bằng tài năng của mình bằng nhạc cụ dân tộc hiện nay rất ít cũng không phải nhiều. Như nhóm Giao Thời bây giờ đều phải chịu khó đầu tư làm mới hình ảnh, sản phẩm cũng như PR để mọi người biết hơn cũng như hiểu hơn về phong cách của nhóm. Cũng may mắn một điều rằng Hoài Phương cũng như nhóm Giao Thời được tổ thương nên cũng nhiều show hơn, chi phí biểu diễn cũng đủ để đầu tư cho các dự án âm nhạc của nhóm. Nhưng nếu để có một cuộc sống dư giả thì không. Đó cũng là một điều trăn trở của người làm nghệ thuật, đặc biệt là người theo đuổi âm nhạc dân tộc và nhạc cụ dân tộc.
Chị từng diễn rất nhiều chương trình tại nước ngoài, mỗi lần đem chuông đi đánh xứ người như thế, chị có ghi nhận gì, có sự so sánh gì giữa nhạc cụ dân tộc của Việt Nam mình với âm nhạc dân tộc của các nước bạn trên thế giới?
Mỗi lần đi lưu diễn ở các nước bạn, Hoài Phương phải nói là rất tự hào và hãnh diện về nền âm nhạc dân tộc Việt Nam và àng tự hào hơn khi ngừoi nước ngoài lại có một tình yêu với nhạc cụ dân tộc Việt. Không những vậy mà có rất nhiều người còn yêu luôn cả tà áo dài Việt, văn hoá Việt,....Tuy nhưng, người Việt lại không mấy mặn nồng đến những nét đặc trưng, những niềm từ hào của dân tộc. Ở nước ngoài, những nghệ sỹ chơi nhạc cụ truyền thống đều có sự trân trọng của mọi người. Nhiều lúc nhìn lại thấy buồn.
Chính vậy, khi nhóm Giao Thời được thành lập, Hoài Phương đã nghĩ rằng mình phải làm mới âm nhạc dân tộc dân gian, dùng chính dụng cụ dân tộc để chơi các thể loại hiện đại đang thu hút được sự quan tâm như Dance, Rock, Pop, R&B,....
Hồi xưa nhắc tới chữ "cầm" nghĩa là muốn nói đến đàn bầu, đàn tranh, hay đàn tì bà, nhưng các bạn gái ngày nay khi nói về chữ "cầm" thì thường liên hệ đến khả năng chơi đàn piano hay các nhạc cụ tân thời của phương Tây. Chị nghĩ sao về điều này?
Hiện nay, sở văn hoá TPHCM có đã đưa âm nhạc dân tộc vào trường học tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Nếu bây giờ đưa cho các bé về những bài dân ca, hò, vè thì chưa chắc các bé sẽ hiểu hết tất cả. Thật sự không trách được các bạn trẻ bây giờ chẳng qua do cách mình truyển tải đến các em như thế nào để tạo được sự thú vị cho các bạn. Giới trẻ giai đoạn này rất năng động, một khi nghe bất kỳ một ca khúc nào với nhạc phối lạ lạ sẽ tự tìm kiếm ngay. Chính vì vậy, muốn các bé dễ hiểu hết thì trước hết chúng ta phải truyền tải những ca khúc dễ nghe, dễ hiểu và dễ tìm tòi trước đã. Ví dụ như những ca khúc dân ca, vè hay chàu văn nếu biết phối nhạc lại, tiết tấu đi theo xu hướng mới hiện đại để tạo kích thích cũng như thích thú cho các bạn trẻ.
Các nước khác có chế độ ưu đãi đối với những theo đuổi âm nhạc dân tộc và có quỹ hỗ trợ những ai đến với âm nhạc cổ truyền. Còn ở Việt Nam mình có những điều đó chưa?
Hoài Phương đã từng làm việc và cống hiến trong nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen mười mấy năm, nhưng chỉ ăn lương và hưởng một số chế độ chung chung của nhà nước đưa ra chứ không thấy có một sự ưu đãi nào đặc biệt dành cho nghệ sĩ chơi nhạc cụ dân tộc và hát nhạc dân tộc. Còn trong thời điểm này thì Phương khống biết có sự thay đổi gì chưa vì không còn làm việc trong cơ qua nhà nứơc nữa.
Vâng, nhưng hầu như giới trẻ bây giờ quay lưng lại với nhạc cụ dân tộc mà chạy theo những nhạc cụ nước ngoài. Chị muốn nhắn nhủ gì với các bạn yêu nhạc hay không?
Hoài Phương không dám nhắn nhủ bất cứ điều gì cả. Việc trước tiên mà Phương cần làm đó là cùng với nhóm Giao Thời cố gắng kêu gọi, níu kéo từ từ và làm sao bằng chính thị hiếu âm nhạc hiện tại luồn vào với nhạc cụ dân tộc. Mong muốn khi các bạn nghe các bài hát, những chất liệu âm nhạc của nhóm Giao Thời thì có thể quay đầu lại lắng tai nghe những thể loại âm nhạc đang được yêu thích bây giờ được thể hiện bằng chính nhạc cụ dân tộc.
Ngoài ra, mục đích chính của Hoài Phương và nhóm là sẽ đưa những nhạc cụ dân tộc đến với khán giả để hiểu hơn về nhạc cụ dân tộc để một khi ra nước ngoài các bạn có thể tự hào giới thiệu với bạn bè quốc tế đây là nhạc cụ gì. Còn nói về truyền tải âm nhạc dân tộc thì lớn lao qua, vì âm nhạc dân tộc Việt Nam là cả một kho tàng mà một mình Phương không thể làm điều đó.
Bên cạnh đó, Hoài Phương hy vọng 1 ngày sẽ có những thế hệ trẻ yêu và nối tiếp những truyền thống văn hoá của dân tộc để không bị mai một.
Chị có thể chia sẻ một chút về dự án âm nhạc sắp tới của nhóm mình không?
Trong giai đoạn tới, Giao Thời cũng sẽ trình làng các MV song ngữ với những ca khúc nước ngoài kinh điển nổi tiếng một thời như "Within You'll Remain"được phối lại hoàn toàn mới bằng chính những nhạc cụ dân tộc. Ngoài ra, nhóm cũng có chuyến lưu diễn tại Mỹ vào tháng 7 tới.
Cảm ơn những chia sẻ của chị. Chúc chị và Giao Thời Band ngày càng thành công hơn.
Juni Nguyễn
Mỹ Tâm ngôi sao kỹ tính bất ngờ nhận lời làm đại diện thương hiệu trà sữa Nhiều người luôn cố gắng tìm cách giải mã sức hút của Mỹ Tâm. Ai cũng bảo nghệ sĩ có thời, hào quang có lúc, thế nhưng Mỹ Tâm dường như nằm ngoài quy luật ấy. Hoạt động nghệ thuật gần 20 năm, cái tên Mỹ Tâm chưa bao giờ ngừng hot. Nhất cử nhất động của giọng ca Đâu Chỉ Riêng Em...