Những nhóm ngành nghề nào không cần giấy đi đường tại TP Hồ Chí Minh?
Công an TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản hướng dẫn rõ các nhóm ngành nghề được qua chốt kiểm soát dịch bệnh mà không cần phải có giấy đi đường do Công an cấp.
TP Hồ Chí Minh kiểm tra giấy đi đường của dân để hạn chế người dân ra đường khi không cần thiết. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Theo đó, có 13 nhóm đối tượng không cần giấy đi đường nhưng phải thực hiện quét mã QR khai báo y tế bằng phần mềm do Bộ Công an quản lý. Ngoài ra, đối với xe chở nhân viên cơ quan, doanh nghiệp không được cấp mã QR thì một người ngồi trên xe phải có giấy đi đường chứng minh cùng cơ quan, công ty, doanh nghiệp theo quy định.
Cụ thể, 13 nhóm đối tượng không cần giấy đi đường bao gồm:
1. Người đi tiêm vaccine có tin nhắn hoặc giấy mời, kèm CMND/CCCD.
2. Cán bộ, nhân viên y tế có thẻ của ngành y tế, hoặc giấy đi đường do thủ trưởng đơn vị cấp.
3. Nhân viên nhà thuốc có giấy tờ chứng minh; mặc đồ bảo hộ y tế hoặc quần áo y tế khi di chuyển trên đường.
Video đang HOT
4. Nhân viên vận chuyển gas lưu thông trong phường hoặc phường liền kề với yêu cầu: Chở theo bình gas loại 12 kg trở lên, có giấy bán hàng, địa chỉ giao hàng và địa chỉ cửa hàng.
5. Người đi xét nghiệm COVID-19 như: Người chuẩn bị đi du học; người có hộ chiếu; người xuất cảnh cần xuất trình mã code vé máy bay trong vòng 3 ngày; lái xe đi xét nghiệm để làm thủ tục “luồng xanh”.
6. Các xe tải hoặc bán tải vận chuyển sách, vở học sinh (xuất trình giấy tờ chứng minh, hóa đơn, hợp đồng mua hàng với các trường, cơ quan giáo dục…).
7. Xe chở lương thực, thực phẩm thiết yếu chưa có mã QR, nhưng có giấy đi đường tạm thời do Phòng CSGT TP Hồ Chí Minh in, ký cấp giấy.
8. Các cá nhân, phương tiện chở oxy, thuốc men, vật tư thiết bị y tế… phục vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19, có giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận chuyên môn, hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
9. Nhân viên vệ sinh môi trường thu gom rác (mặc áo phản quang; có giấy tờ chứng minh về địa điểm thu gom rác hoặc đi cùng xe chở rác)
10. Shipper giao hàng chỉ được hoạt động trong địa bàn quận, huyện và thành phố Thủ Đức và có nhận diện theo quy định.
11. Thân nhân bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện được cho qua 1 người khi chứng minh quan hệ với bệnh nhân, di chuyển phù hợp tuyến đường từ nhà đến bệnh viện…
12. Cán bộ công nhân viên, người lao động, hỗ trợ phòng chống dịch, tình nguyện viên, thiện nguyện… phải có giấy đi đường do công an cấp (giấy do công an phường, xã cấp chỉ đi trong quận, huyện). Giấy đi đường do PC08 cấp được sử dụng hai dấu mộc tròn của Phòng PC08 – dấu to và dấu nhỏ.
13. Cán bộ, công nhân viên chức các sở ban ngành có đồng phục, công nhân viên dịch vụ công ích thì mặc đồng phục ngành. Các sở, ban ngành không có đồng phục thì mặc áo nhận diện thành phố cấp.
Theo Công an TP Hồ Chí Minh, khi người dân đi qua chốt, cán bộ trực chốt phải kiểm tra giấy đi đường với đầy đủ thông tin cung cấp, nếu thông tin ghi chưa đầy đủ, cán bộ có thể yêu cầu người dân ghi bổ sung thêm thông tin. Mặt khác, khi kiểm tra giấy đi đường, cán bộ kiểm tra phải đối chiếu đối tượng cấp giấy, mục đích sử dụng giấy và người lưu thông. Nếu sai đối tượng, mục đích được cấp giấy thì lập tức thu hồi, báo cáo về Công an TP Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, Công an TP Hồ Chí Minh quy định trong thời gian từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, những trường hợp như: cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài; ngành hàng không – sân bay; hoa tiêu hàng hải; vệ sinh môi trường đô thị, lực lượng xử lý sự cố khẩn cấp về điện, nước, hệ thống thông tin, hạ tầng giao thông… được tạo điều kiện lưu thông khi xuất trình giấy đi đường, giấy phân công công tác…
Thêm 20.000 giấy đi đường cho nhân viên siêu thị, cửa hàng thực phẩm
TP.HCM đồng ý duyệt cấp bổ sung khoảng 20.000 giấy đi đường cho nhân viên hệ thống bán lẻ. Như vậy, gần như 100% nhân viên trong ngành phân phối sẽ được cấp giấy đi đường từ ngày 30-8.
Nhân viên siêu thị Tops Market Thảo Điền (TP Thủ Đức) soạn combo hàng để giao cho địa phương trong ngày 29-8. Từ khi áp dụng siết giãn cách, số lượng nhân viên ở siêu thị này giảm mạnh - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Trong văn bản khẩn điều chỉnh việc lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 ban hành ngày 29-8, UBND TP.HCM đã đồng ý giao Công an TP cấp bổ sung cho Sở Công thương 20.000 giấy đi đường cho nhân viên hệ thống bán lẻ.
Những nhân viên được cấp giấy đi đường phải đảm bảo điều kiện đã được tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vắc xin, thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với COVID-19 2 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người của Bộ Y tế cho đến ngày 6-9. Các nhân viên cũng phải có phân chia ca, thời gian hoạt động.
Riêng với hoạt động của lực lượng giao hàng, UBND TP giao Công an TP thống nhất với Sở Công thương là chỉ hoạt động trong phạm vi một quận, huyện, TP Thủ Đức, thường xuyên có công tác kiểm tra hoạt động của lực lượng này, tra cứu trực tuyến thông tin khi shipper lưu thông trên đường. Trước đó, Sở Công thương có đề xuất cho phép giao hàng được hoạt động liên quận để tối ưu hóa dòng luân chuyển hàng hóa.
Thời gian qua, với lực lượng mỏng do bị cắt giảm đến 70%, các siêu thị, cửa hàng không thể đáp ứng nhanh nhu cầu của người dân. Nhân viên nhiều siêu thị phải làm xuyên đêm, xa nhà và ăn mì gói cầm hơi để soạn đơn, giao hàng cho khách.
Nhiều siêu thị cho biết số lượng nhân sự dù đã tăng từ 10% lên 30% vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu, do khối lượng công việc tăng mạnh so với ngày thường, mỗi nhân viên phải kiêm nhiều công việc.
Đại diện MM Mega Market cho biết để vận hành một siêu thị trong điều kiện bình thường, cần ít nhất 70% nhân sự so với cơ cấu. Do người dân không còn được đến siêu thị, nhân viên siêu thị không chỉ soạn đơn hàng mà còn phải xếp hàng vào giỏ combo, nhận giao hàng, pha lóc thịt và sơ biến luôn mặt hàng tươi sống...
Khối lượng công việc tăng vọt, nhưng lượng nhân sự được cho phép chỉ 30% so với bình thường khiến cho các nhân viên bị quá tải. "Nhiều nhà cung cấp của chúng tôi cũng gặp phải khó khăn tương tự, dẫn đến việc không đảm bảo số lượng và thời gian giao hàng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung ứng thực phẩm đến người dân", đại diện siêu thị này cho biết.
Theo các siêu thị, một khi vướng mắc về nhân sự, siêu thị và nhân viên giao hàng được giải quyết, việc cung ứng hàng hóa cho người dân từ tuần sau sẽ được đẩy mạnh hơn, tốc độ xử lý đơn hàng và thời gian giao hàng đến người dân có thể được rút ngắn.
Công an Hà Nội sẽ nghiên cứu quy định mới về giấy đi đường Ngoài việc tăng cường kiểm soát việc đi lại khi giãn cách xã hội, Hà Nội giao Công an thành phố nghiên cứu, quy định rõ đối với từng loại hình (doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị) được cấp giấy đi đường. UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 2801/UBND-NC về việc triển khai các nhiệm vụ tăng cường...