Những nhóm Hàn gây chú ý với mô hình khác biệt
Nhờ mô hình độc đáo, nhiều nhóm nhạc như EXO, Seventeen… đã trở nên nổi tiếng tại thị trường nhạc Hàn đầy cạnh tranh.
Thị trường âm nhạc Hàn Quốc có hàng chục nhóm nhạc ra mắt mỗi năm. Số lượng ca sĩ thần tượng quá đông trong khi khán giả bị bội thực và dần cảm thấy nhàm chán khiến các công ty, nhóm nhạc phải sáng tạo hơn trong phong cách, hướng quảng bá và cả mô hình hoạt động với mong muốn tồn tại ở Kpop cạnh tranh khốc liệt.
Và sự khác biệt đã phát huy tác dụng ở nhiều nhóm nhạc, điển hình như EXO, Seventeen, NCT… Không chỉ gây chú ý khi mới ra mắt, họ còn thu hút lượng fan lớn ở thị trường quốc tế và gặt hái nhiều thành tích, nhất là về khả năng bán album, lượng vé tham gia các concert…
Miss A không có trưởng nhóm
Trưởng nhóm luôn rất được coi trọng tại làng nhạc Hàn, nhất là khi các nhóm nhạc ngày càng đông thành viên. Trưởng nhóm ngoài gắn kết thành viên, nắm bắt lịch diễn,… còn có vai trò quan trọng khi mâu thuẫn xảy ra.
Nhiều nhóm nhạc thành công một phần nhờ vào sự dẫn dắt của trưởng nhóm như Big Bang, BTS… trong khi số khác tụt lùi thấy rõ khi người đứng đầu rời đi.
Bất chấp vai trò to lớn đó, JYP vẫn quyết xây dựng miss A thành mô hình không trưởng nhóm. Công ty muốn các thành viên bình đẳng như những người bạn và giải quyết mọi vấn đề dựa trên nền tảng thấu hiểu, cảm thông với nhau.
Ngay từ khi vừa ra mắt, miss A đã không có trưởng nhóm. Ảnh: JYP.
Sau miss A, nhóm nhạc mới nhà YG là Black Pink cũng đi theo mô hình tương tự. Theo YG, “các thành viên đã là bạn bè thân thiết trong thời gian dài nên khó có thể tìm ra người lãnh đạo. Thay vào đó, ai trong số 4 người đều cũng có thể làm thủ lĩnh”.
Hiện tại, khi miss A đang đứng trước bỡ vực tan rã do Suzy vàMin hết hạn hợp đồng với JYP, Jia đã rời nhóm, Black Pink có thể sẽ trở thành nhóm nhạc duy nhất ở Kpop không có trưởng nhóm.
T-ara và hình thức luân phiên làm trưởng nhóm
Trong khi Black Pink, miss A không có trưởng nhóm thì T-ara lại áp dụng mô hình “trưởng nhóm luân phiên”. Theo đó, các thành viên sẽ thay nhau đảm nhận vai trò dẫn dắt trong một năm trước khi chuyển giao vị trí này cho người khác.
Các thành viên T-ara có cơ hội thể hiện khả năng thông qua việc luân phiên làm trưởng nhóm. Ảnh: MBK.
Video đang HOT
Ban đầu, vị trí trưởng nhóm vốn được ấn định cho Eunjung vì cô làm thực tập sinh lâu nhất. Tuy nhiên, công ty của T-ara đã đặt ra quyết định mới nhằm tạo cơ hội cho các thành viên.
Ban đầu, 6 cô gái đã bày tỏ sự bất bình. Nhưng cuối cùng họ cũng đồng ý với cách làm này và đến nay, mỗi thành viên đều đã thử sức với trọng trách quan trọng.
AOA gồm 2 nhóm nhỏ
AOA được ra mắt năm 2012 với 2 nhóm nhỏ khác nhau. Trong đó AOA White là đội hình 7 thành viên hiện tại và thiên về vũ đạo, còn AOA Black gồm Jimin, Choa, Yuna, Mina, Yookyung biểu diễn với nhạc cũ.
Tuy nhiên, sau thời gian đầu hoạt động, chỉ AOA White gây được sự chú ý. Trong khi AOA Black gần như biến mất khỏi làng nhạc Hàn. Năm 2016, khi hết hạn hợp đồng với công ty FNC, Yookyung cũng quyết định rời nhóm, đồng thời khai tử AOA Black.
Đội hình hoạt động hiện tại của AOA là các thành viên của AOA White. Ảnh: FNC.
EXO song song hoạt động ở 2 thị trường
Cũng có 2 nhóm nhỏ giống AOA nhưng EXO được chia thành EXO-K và EXO-M, trong đó, K quảng bá ở Hàn Quốc và M ở Trung Quốc. Trong thời gian đầu, tất cả các album, single của nhóm đều được phát hành với 2 phiên bản tiếng Hàn và tiếng Quan Thoại.
Nhờ hoạt động song song tại 2 nước nên EXO gặt hái nhiều thành tích, đặc biệt là khả năng bán album. Trong đó, fan Trung Quốc luôn đóng góp một phần rất lớn trong tổng số album bán ra của EXO.
Tuy nhiên, vào năm 2014, trưởng nhóm của EXO-M là Kris đột ngột rời nhóm và trở về Trung Quốc phát triển sự nghiệp cá nhân. Sau đó, Luhan và Tao cũng lần lượt tách khỏi SM khiến EXO-M chỉ còn 3 thành viên. Việc mất đi những thành viên người Trung cộng thêm lệnh cấm làn sóng Halluy từ đất nước này khiến hoạt động của EXO gặp nhiều khó khăn.
Sau sự ra đi của 3 thành viên, tương lai của EXO-M vẫn bị bỏ ngỏ. Ảnh: SM.
Seventeen gồm 3 nhóm nhỏ phân chia theo năng lực
Cũng được xây dựng từ nền tảng những nhóm nhỏ nhưng Seventeen lại gồm 3 nhóm khác nhau và được phân chia theo các lĩnh vực gồm Hip-hop team, Vocal team và Performance team.
Mặc dù các thành viên được chia ra theo kỹ năng, nhưng trong các ca khúc của Seventeen, họ có thời gian hát khá đồng đều thay vì thiên về nhóm vocal. Mô hình mới lạ này cùng dòng nhạc trẻ trung, tươi mới đã giúp Seventeen nhanh chóng nhận được sự chú ý của khán giả.
Seventeen chia nhóm theo năng lực nhằm tăng sự hấp dẫn cho các phần trình diễn của nhóm. Ảnh: Pledis.
After School theo mô hình “nhóm nhạc tốt nghiệp”
Mô hình “nhóm nhạc tốt nghiệp”, nơi các thành viên rời nhóm sau một thời gian hoạt động để nhường chỗ cho người mới rất phố biến tại Nhật Bản. Thế nhưng, ở Hàn Quốc, After School là trường hợp đầu tiên áp dụng.
Từ khi ra mắt năm 2009, After School đã rất nhiều lần thay đổi thành viên. Đội hình hiện tại cũng không còn thành viên nào gắn bó với nhóm từ khi ra mắt. Việc thay người liên tục giúp các nhóm nhạc tồn tại lâu dài bằng cách trẻ hóa độ tuổi trung bình.
Đáng tiếc, hệ thống này chưa được chấp nhận tại Hàn Quốc, do đó, sau một thời gian hoạt động, After School đã không còn được chú ý. Thậm chí, nhiều khán giả dự đoán nhóm sớm tan rã vì không thể cạnh tranh với các nhóm nhạc đang lên.
Sau First Love phát hành năm 2013, After School hoàn toàn vắng bóng tại Hàn Quốc. Ảnh: Pledis.
NCT không giới hạn thành viên
NCT được đánh giá nước đi liều lĩnh nhưng sáng tạo của SM. Nhóm nhạc này được xây dựng với mục tiêu phổ biến Kpop tới nhiều thị trường khác nhau ngoài châu Á, đặc biệt là Mỹ La Tinh. Do đó, thành viên trong nhóm mang nhiều quốc tịch khác nhau.
NCT cũng không giới hạn thành viên và được chia thành nhiều nhóm nhỏ hoạt động ở những thị trường khác nhau. Thành viên trong các nhóm nhỏ đó cũng không hề cố định.
Hiện, NCT có 15 thành viên hoạt động trong 3 nhóm nhỏ là NCT U, NCT 127, NCT Dream. Ảnh: SM.
Theo Zing
Trồng cây tiền tỷ: Khó tin măng tây xanh... xanh giữa vùng "sa mạc"
Dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất, kể cả đất khô cằn, ít tốn chi phí, lãi cao - đó là nhận xét về hiệu quả kinh tế của người dân trồng măng tây xanh tại tỉnh Ninh Thuận- nơi được coi như "sa mạc" của nước ta vì nắng hạn quanh năm. Đây có thể coi như cây trồng tiền tỷ, trồng cây tiền tỷ.
Hơn 1.000 hộ trồng măng tây
Nói về hiệu quả trồng cây măng tây xanh, ông Võ Chi - Phó Chủ tịch Hội Nông dân (ND) tỉnh Ninh Thuận cho biết, loại cây này đang phát triển rất mạnh tại vùng đất khô cằn Ninh Thuận. Hiện người dân trồng tập trung nhiều tại các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Thuận Nam, Thuận Bắc và TP.Phan Rang - Tháp Chàm. Theo thống kê, toàn tỉnh có trên 700ha trồng măng tây xanh, với hơn 1.000 hộ làm mô hình này.
Với 3 sào trồng măng tây, xanh, gia đình ông Lương Văn Hải có lãi 180 triệu đồng/năm. (Ảnh: Công Tâm).
Người trồng măng tây xanh luôn có lãi cao, gấp 3 lần so với cây bắp, đậu. Cây này đang trên đà phát triển khá mạnh, sản phẩm cung cấp nhiều cho nhà hàng, quán ăn, siêu thị tại thị trường các tỉnh phía nam.
Theo ông Chi, để giúp người trồng măng tây xanh có thu nhập cao, hàng năm Hội ND đã tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hướng dẫn kỹ thuật, quảng bá sản phẩm. Đặc biệt, một phần của nguồn lực tài chính thông qua "kênh" Hội ND đã cho bà con trồng măng tây xanh vay lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm.
"Trồng măng tây xanh có thể tận dụng cả thân, gốc và rễ. Cứ khoảng 3 sào trở lên nếu chăm sóc đúng kỹ thuật chắc chắn nông dân sẽ có của ăn của để. Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2020 sẽ nhân rộng trên 1.000ha măng tây xanh. Đây là một trong những cây trồng tạo ra đột phá kinh tế và thích ứng với điều kiện khí hậu khô hạn nhiều của Ninh Thuận..." - ông Chi cho hay.
Lãi hơn 60 triệu đồng/năm/sào
Gia đình ông Lương Văn Hải (khu phố 6, phường Mỹ Bình, TP.Phan Rang - Tháp Chàm) có thu nhập khá giả nhờ mạnh dạn trồng măng tây xanh. Ông Hải cho biết, trước đây gia đình trồng hoa cúc, hành tím nhưng đầu ra không ổn định, thu nhập bấp bênh. Năm 2011, ông lặn lội tìm vào TP.Hồ Chí Minh mua giống măng tây xanh về trồng.
Những năm đầu do không biết kỹ thuật chăm sóc nên thất bại. Không hề nản chí, ông quyết định tìm tòi trên mạng Internet, sách, báo và tận dụng thời gian học hỏi tiếp thu kỹ thuật của những người đi trước. Với tính tình cẩn thận, cần cù tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm qua nhiều năm đã giúp ông khắc phục được một số nhược điểm trên cây măng tây xanh.
"Măng tây xanh đang giúp cho nhiều hộ dân của địa phương làm giàu. Thời gian đầu địa phương chỉ có khoảng 2 hộ trồng. Do thấy thu nhập cao nên các hộ đã mạnh đầu tư trồng, đến nay có trên 20 hộ trồng". Bà Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội ND phường Mỹ Bình, TP. Phan Rang - Tháp Chàm
Với diện tích 3 sào măng tây xanh, mỗi ngày ông Hải thu hoạch 10 - 20kg/sào. Có những thời điểm thu hoạch trên 30kg/ngày/sào. Măng tây xanh của ông được các thương lái thu mua tại chỗ với giá dao động từ 50.000 - 70.000 đồng/kg.
Như vậy, tính bình quân mỗi năm trừ chi phí lãi trên 60 triệu đồng/sào. Theo ông Hải, trồng măng tây có nhiều ưu điểm như trồng 1 lần nhưng cho thu hoạch nhiều năm, giá bán ra luôn luôn ổn định, thương lái bao tiêu ngay tại chỗ.
Ông Hải chia sẻ, măng tây không kén đất, rất thích hợp với đất cát và đất phù sa. Từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 8 tháng, từ năm thứ 2 trở đi măng tây sẽ cho thu hoạch rộ, nhiệt độ thích hợp từ 25 - 33 độ C. Măng tây rất ưa bón các loại phân chuồng ủ hoai mục.
Vườn măng tây của ông Hải được nhiều học sinh, sinh viên của cả nước về tham quan, học tập. Sau khi làm thành công mô hình trồng măng tây, ông Hải không ngần ngại hướng dẫn cho các hộ xung quanh áp dụng, làm theo và hiện đang rất hiệu quả.
Theo Danviet
"Sốc" với hình ảnh vợ chồng Thanh Bạch tại sân bay Nhiều khán giả đùa rằng, cặp đôi này nên thuê phi cơ riêng để thể hiện thay vì làm "tắc nghẽn giao thông" của các hành khách xung quanh. Tối 18/1, hình ảnh vợ chồng Thanh Bạch, Thuý Nga xuất hiện gây sốc tại sân bay Tân Sơn Nhất đã được cộng đồng mạng truyền tay nhau với tốc độ chóng mặt. Cặp...