Những nhân vật tuổi Sửu ‘con nhà người ta’ được dân tình ngưỡng mộ
Tuổi 1997 theo quan niệm Á Đông là tuổi Sửu – tuổi con trâu – người trong tuổi này thường tính tình siêng năng, cần cù.
Quả thật, rất nhiều cái tên sinh năm 1997 từng gây sốt vì không chỉ có thành tích học tập đáng ngưỡng mộ mà còn sở hữu ngoại hình ưa nhìn nữa.
Nữ thủ khoa Đại học Mỏ – Địa chất
Trịnh Ngọc Như Ánh (sinh năm 1997, trú tại huyện Phù Ninh, Phú Thọ) xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra của trường Đại học Mỏ – Địa chất năm 2020 với điểm số 3,72/4.
Như Ánh là thủ khoa đầu ra của Đại học Mỏ – Địa chất.
Nhờ xác định mục tiêu học tập ngay từ đầu, Ánh đã chủ động học vượt môn để có thể ra trường sớm ít nhất 6 tháng.
Không chỉ có thành tích học tập nổi bật, nữ sinh còn là thành viên tích cực trong các hoạt động tập thể ngoại khóa của trường, của khoa. Bởi vì theo cô ‘quãng đời sinh viên là quãng thời gian đẹp đẽ nhất. Nếu như mình chỉ chú tâm vào việc học thì bản thân cũng chỉ là một đứa ‘mọt sách’ và thời gian sẽ trôi qua rất nhanh’.
Việc tích cực, năng nổ tham gia các hoạt động ngoại khóa đã thay đổi Ánh trở nên mạnh dạn, xông xáo hơn rất nhiều. Cô sinh viên đã gặt hái được không ít thành tích nổi bật như: Đạt giải vô địch nhà sinh thái trẻ trong khu vực ASEAN lần thứ 1 năm 2019, Tấm gương sinh viên học tập tiêu biểu của Thành Phố Hà Nội năm 2020, Top 8 sinh viên Triển vọng nhất cả nước, có thành tích Nghiên cứu Khoa học xuất sắc, nhận giải thưởng KOVA Prize lần thứ 17, năm 2019, giải Ba cuộc thi ‘Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo, học và làm theo lời Bác lần thứ 2, năm học 2018-2019′ của Đảng ủy trường đại học Mỏ – Địa chất….
Không chỉ học giỏi, Như Ánh còn rất tích cực tham gia công tác đoàn.
Thủ khoa xuất sắc của Đại học Kinh tế Quốc dân sở hữu ngoại hình xinh đẹp
Tháng 10/2019, Lê Thùy Dung (sinh năm 1997, Nam Định) nhận bằng tốt nghiệp, trở thành thủ khoa xuất sắc chuyên ngành Luật Kinh doanh quốc tế với số điểm 9,01 (tương đương 3.86/4.0 theo hệ tín chỉ).
Lê Thùy Dung là 1 trong 86 sinh viên thủ khoa xuất sắc được vinh danh tại Văn Miếu.
Từ tháng 4, nữ sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân 4 năm chỉ sau 3,5 năm, Thùy Dung còn là Á khoa toàn khóa 57 của ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội).
9X từng đạt giải Nhất môn Văn TP Hà Nội, huy chương Bạc trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ.
Video đang HOT
Năm 2017, Dung lọt Top 14 sinh viên tiêu biểu của trường. Cùng năm, cô giành giải Nhất cuộc thi ‘Bản quyền và sáng tạo’ do Cục bản quyền tác giả – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức
Không chỉ được ngưỡng mộ nhờ thành tích nổi trội, thủ khoa đến từ Nam Định còn gây ấn tượng bởi vẻ ngoài xinh xắn, nét mặt ưa nhìn, đặc biệt là nụ cười tươi đầy cuốn hút.
Cô gái vừa xinh đẹp vừa giỏi giang.
Hiện cô nàng sinh năm 1997 đang làm việc cho một công ty luật quốc tế tại Hà Nội.
Thí sinh đầu tiên phá kỷ lục Đường lên đỉnh Olympia
Trong 21 năm lên sóng, 460 là tổng điểm cao nhất thí sinh đạt được trong một cuộc thi của Đường lên đỉnh Olympia. Và nhà leo núi đầu tiên thiết lập kỷ lục này là Huỳnh Nguyễn Hồng Chiến (SN 1997, đại diện THPT chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận). Chiến tham dự Olympia khi đang theo học lớp 12 chuyên Toán. Với số điểm ấn tượng, Hồng Chiến đã phá vỡ kỷ lục 15 năm của cuộc thi Olympia.
Huỳnh Nguyễn Hồng Chiến là thí sinh xác lập kỷ lục điểm 460.
Sau cuộc thi tuần, Huỳnh Nguyễn Hồng Chiến tiếp tục giành chiến thắng trong vòng thi tháng và lọt vào vòng thi quý. Cậu kết thúc hành trình chinh phục Đường lên đỉnh Olympia với ngôi vị nhì Quý 2.
Không chỉ vậy, Chiến còn có thành tích học tập cực kỳ đáng nể, nhiều năm liền là học sinh giỏi, đạt giải 3 Quốc gia giải Toán qua máy tính Casio lớp 9, giành được 2 Huy chương Bạc Olympic 30/4 và Giải 3 HSG cấp tỉnh môn Vật lý hay Huy chương vàng Toán Internet cấp quốc gia.
Sau kỳ thi Olympia, Chiến khá tín tiếng trên mạng xã hội, được biết nam sinh đã tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM.
Cô giáo thực tập gây thương nhớ vì bức ảnh chụp lén xinh như hoa hậu
Năm 2019, bức hình chụp nữ giáo viên thực tập ngồi dự giờ chăm chú sau ít giờ đăng tải đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của dân mạng với hàng chục nghìn lượt like cùng chia sẻ và bình luận. Dù bị học sinh chụp lén nhưng cô giáo trẻ vẫn toét lên vẻ xinh đẹp với ‘góc nghiêng thần thánh’.
Bức ảnh chụp lén của cô giáo gây sốt.
Cô giáo thực tập này là Nguyễn Thị Tuyết Mai (1997), sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội 2. Tuyết Mai đang là giáo viên thực tập môn Lịch sử tại trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Tuyết Mai sở hữu sống mũi cao, mắt to tròn cùng gương mặt thanh tú, ưa nhìn. Chính điều này đã khiến dân mạng phát sốt, thi nhau truy lùng danh tính cô nàng.
Danh tính của cô giáo xinh đẹp ngay lập tức được tìm ra.
Ngoài những giờ đứng lớp và soạn giáo án, cô gái sinh năm 1997 còn có sở thích đi du lịch, đọc sách và tìm hiểu các nền văn hóa khác. ‘Mình học sư phạm như một cái duyên. Trước đây, mình không nghĩ sẽ theo ngành này, song càng học càng thấy yêu nghề. Mỗi ngày được đứng trên bục giảng tiếp xúc với các em học sinh làm cho mình rất hạnh phúc’ , 9X chia sẻ trong một bài phỏng vấn.
Tuyết Mai gây sốt vì ngoại hình xinh đẹp như hotgirl.
Thí sinh Olympia cầu hôn bằng vòng nguyệt quế
Trần Anh Dũng (sinh năm 1994, quê Vĩnh Phúc) và Trần Thị Thanh Hằng (sinh năm 1997, quê Thanh Hóa) là hai thí sinh của chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Không chỉ học giỏi, cặp đôi còn gây sốt vì màn cầu hôn độc đáo.
Anh Dũng và Thu Hằng tham gia Olympia năm thứ 12 và 15. Dũng thi đấu trận tuần 2 tháng 2 quý 2 của Oympia năm thứ 12, còn Hằng là tuần 1 tháng 1 quý 2 của Olympia năm thứ 15. Dũng đã vào tới vòng thi quý, còn Hằng dừng bước ở cuộc thi tuần.
Anh Dũng và Thu Hằng quen nhau nhờ Đường lên đỉnh Olympia.
Anh Dũng cho biết từng ngồi ở hàng ghế khán giả xem Hằng thi đấu, và biết cô bạn này từ trước. Thế nhưng cả hai chỉ dần bắt đầu có tình cảm và gần gũi hơn kể từ Gala 15 của Olympia.
Vì cả hai cùng tham dự chương trình này nên Anh Dũng nảy ra ý tưởng cầu hôn bạn gái bằng chiếc vòng nguyệt quế. Đó là kỷ niệm gắn liền với cả hai và cũng là biểu tượng của sự chiến thắng, của niềm vinh dự và tự hào.
Hiện tại, cả Dũng và Hằng đều sống và làm việc ở Hà Nội. Anh Dũng làm về kế toán, còn Thu Hằng làm về lĩnh vực truyền thông.
Thanh Hằng thi Olympia sau Anh Dũng 3 năm.
Cô gái Phú Thọ là thủ khoa Đại học Mỏ - Địa chất
Không trúng tuyển vào Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân yêu thích, Trịnh Ngọc Như Ánh quyết tâm trở thành "cảnh sát môi trường".
Những ngày cuối tháng 8, sau khi hết giờ làm việc lúc 17h, Trịnh Ngọc Như Ánh mang theo laptop về nhà tiếp tục công việc vào buổi tối. Với thành tích tốt nghiệp thủ khoa, ra trường sớm vào cuối tháng 5, Ánh đã có công việc tốt tại công ty chuyên về ISO. Được làm đúng lĩnh vực yêu thích, Ánh cho rằng đó là điều may mắn mình chưa từng nghĩ tới khi mới bước chân vào Đại học Mỏ - Địa chất.
Như Ánh rạng rỡ trong buổi chụp kỷ yếu tại hội trường HT300 của Đại học Mỏ - Địa chất. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Như Ánh sinh ra và lớn lên tại huyện Phù Ninh, Phú Thọ. Năm cuối cấp ba, em ôn thi cả hai khối A và B, đặt mục tiêu đỗ Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân. Tuy nhiên, dù đạt 24 điểm và cộng cả điểm ưu tiên khu vực, nữ sinh vẫn không đỗ vào trường yêu thích. "Nếu là con trai, mình đã đỗ rồi nhưng điểm của nữ cao hơn nên không được", Ánh nhớ lại.
Trượt nguyện vọng 1 nhưng Ánh không quá thất vọng vì biết mức điểm đó có thể nộp vào nhiều trường khác. Trong thời gian làm hồ sơ, Ánh cũng tìm hiểu về Đại học Mỏ - Địa chất vì có một số anh chị, người thân học trường này. Nữ sinh cho rằng môi trường là ngành học thực tế và cần thiết, nếu không làm cảnh sát công an nhân dân, em sẽ trở thành "cảnh sát môi trường".
Sau khi được tư vấn, Ánh nộp hồ sơ vào học khoa Môi trường của Đại học Mỏ - Địa chất. Ánh xác định từng kỳ phải đạt điểm cao để giành học bổng, thường ngồi những bàn đầu để nghe giảng cho rõ, nhiều bài khó hiểu sẽ ghi âm lời của giảng viên. Vì yêu thích màu sắc, Ánh thường sử dụng giấy nhớ nhiều màu để ghi chú thông tin quan trọng.
Cô gái Phú Thọ quan niệm cần học hiểu chứ không học thuộc, do đó luôn tìm cách diễn đạt, liên tưởng nội dung bài học sang những từ ngữ có thể hiểu và nhớ được. Gần đến ngày thi, Ánh sẽ ghi âm lời ôn tập hoặc tự trả lời các câu hỏi, sau đó nghe lúc rảnh và trước khi đi ngủ. Gần thi, Ánh sẽ học nhóm trên thư viện hoặc ngoài quán café cùng bạn bè. Những lúc căng thẳng hay mệt mỏi, nữ sinh sẽ nghe nhạc kích thích não bộ hoặc nhạc nhẹ để thư giãn.
Hoàn thành năm học đầu tiên, Ánh là một trong số ít sinh viên xuất sắc, đạt trên 3,6/4, giành học bổng Hiệp định 911 của chính phủ Việt Nam và Nga, được hỗ trợ toàn bộ học phí và tiền sinh hoạt trong thời gian học tại Nga. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, nữ sinh quyết định ở lại Việt Nam tiếp tục học tập, tin rằng "nếu có khả năng thì ở đâu cũng có thể thành công".
Như Ánh trong lễ tốt nghiệp cuối tháng 5. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chương trình học của Ánh kéo dài 5 năm nhưng nữ sinh đặt mục tiêu ra trường sớm ít nhất 6 tháng. Em cho rằng nếu ra trường ngay sau Tết Nguyên đán, tỷ lệ cạnh tranh việc làm sẽ thấp hơn tháng 9, có nhiều thời gian chuẩn bị CV hơn.
Mỗi kỳ, Ánh thường đăng ký vượt môn và chọn những môn liên quan đến nhau. Nữ sinh chủ động tham khảo lịch học các lớp và khóa khác để tìm môn phù hợp, sau đó rủ bạn bè học chung. Đã có lần, Ánh làm đơn xin nhà trường mở riêng một lớp có môn cần học. Vì số bạn bè Ánh rủ vượt 15, trường tạo điều kiện mở lớp. Ánh ra trường sớm nửa năm nhưng do Covid-19, thời điểm tốt nghiệp chậm hơn dự kiến.
Trong hơn bốn năm tại Đại học Mỏ - Địa chất, trải nghiệm đáng nhớ nhất với Ánh là dịp tham gia cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên do trường tổ chức. Nữ sinh và ba người bạn từng làm nghiên cứu khoa học lựa chọn đề: "Sản xuất tấm gỗ ép công nghiệp bằng rơm". Trong một tháng cuộc thi, đặc biệt là khoảng thời gian nước rút, Ánh và các bạn thay nhau ngủ, dậy làm lúc 5h sáng để kịp hoàn thành nghiên cứu. Kết quả ý tưởng của nhóm giành giải nhì và việc được đứng trên một sân khấu lớn, dõng dạc thuyết trình về ý tưởng nghiên cứu trở thành trải nghiệm không thể quên với cô sinh viên năm ba khi đó.
Sau cuộc thi, một vài doanh nghiệp đề nghị hợp tác và sử dụng ý tưởng của nhóm để sản xuất diện rộng. Tuy nhiên, nhóm từ chối vì cảm thấy bản thân và ý tưởng còn nhiều thiếu sót để thực sự đi vào thực tế. Ánh chia sẻ, nếu không tham dự cuộc thi, chưa bao giờ em nghĩ mình có thể làm việc năng suất như vậy, nhất là trong thời gian phải ôn thi hết kỳ. "Sau này nếu có cơ hội, mình cùng các bạn trong nhóm vẫn muốn phát triển sâu và hiện thực hóa ý tưởng này", Ánh nói.
Cuối năm 2019, Ánh đoạt giải Nhà vô địch sinh thái trẻ khu vực ASEAN (ASEAN Youth Eco-Champions Award), trở thành đại viện Việt Nam duy nhất tại hạng mục trẻ tuổi (Junior). Trong chuyến nhận giải tại Campuchia, Ánh có cơ hội gặp gỡ lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng nhiều tiền bối có kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng tại lĩnh vực môi trường.
Như Ánh (thứ năm từ trái qua) chụp cùng các đại biểu tham dự sự kiện Nhà vô địch sinh thái trẻ khu vực ASEAN 2019 tại Campuchia. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Từ hiểu biết và trải nghiệm tích lũy trong quá trình học tập và các cuộc thi, Ánh mạnh dạn chọn ISO, vốn ít được quan tâm, là đề tài đồ án tốt nghiệp. Nữ sinh nghiên cứu về công tác quản lý môi trường phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2015 dựa trên thuật toán và ma trận. Bằng việc kết hợp phương pháp SWOT và AHP, Ánh chủ yếu tìm đọc và khai thác tài liệu tiếng Anh để hoàn thiện đồ án tốt nhất.
Được giảng viên hướng dẫn kết nối với một công ty chuyên tư vấn về lĩnh vực ISO, Ánh dành thời gian vừa thực tập, vừa nâng cao hiểu biết về chuyên môn và dồn lực viết đồ án trong khoảng 2 tháng. Với đề tài táo bạo, chưa từng có sinh viên Đại học Mỏ - Địa chất nào nghiên cứu, khả năng trình bày lưu loát, trả lời được tất cả câu hỏi phản biện, Ánh đã giành 9,8/10 điểm.
Hướng dẫn Ánh làm nghiên cứu khoa học và đồ án tốt nghiệp, TS Nguyễn Quốc Phi, Phó trưởng khoa Môi trường, đánh giá Ánh có tinh thần tự giác cao và nhiều ý tưởng sáng tạo. Khi Ánh đề đạt nguyện vọng muốn thực hiện đồ án về đề tài ISO, thầy Phi có chút ngạc nhiên vì chưa sinh viên nào làm đề tài này. Thầy tạo điều kiện để Ánh chủ động làm đồ án, còn thầy đóng vai trò cố vấn. "Ánh có khả năng ở nhiều lĩnh vực, gồm cả truyền thông, kỹ sư và các hoạt động cộng đồng liên quan đến môi trường", thầy Phi nói.
Cuối tháng 5, nữ sinh tốt nghiệp thủ khoa Đại học Mỏ - Địa chất với điểm 3,72/4. Ánh cũng đạt học bổng toàn bộ 9 kỳ học để bù lại học phí, hoàn thành mục tiêu khi mới vào trường. Nhìn lại quãng đời sinh viên, cô gái quê Phú Thọ thấy như một bức tranh nhiều màu sắc tươi sáng, gần như chẳng có gam tối, u buồn. "So với ngày là sinh viên năm nhất, giờ mình đã tự tin hơn, có thể lưu loát trình bày ý tưởng và quan điểm của bản thân", Ánh chia sẻ.
Với công việc hiện tại, cô gái 23 tuổi mong có thể tiến sâu hơn nữa trong lĩnh vực ISO, đặt mục tiêu trở thành chuyên gia tại mảng này trong ba năm tới. "Những gì mình có hôm nay đều do nỗ lực và cố gắng mà có. Bởi vậy, mình thấy hài lòng và hạnh phúc với cuộc sống hiện tại", Ánh nói.
Tử vi tuần mới 16/11 - 22/11: Thìn, Mùi đón tin vui dồn dập, Tỵ, Ngọ đỏ tình duyên Trong tuần này, tử vi của 12 con giáp có nhiều thay đổi, có những con giáp vận đen bao vay nhưng cũng có những con giáp may mắn hết phần thiên hạ như tuổi Thìn. Lượt qua một vòng để xem tuần này tử vi 12 con giáp thế nào nhé. 1. Tuổi Tý Tử vi tuần mới 16/11 - 22/11 của...