Những “nhân tố bí ẩn” giúp các quán bánh canh ở Sài Gòn hút khách hơn hẳn
Chính nhờ những món ăn kèm độc nhất này mà các quán bánh canh ở Sài Gòn này trở nên nổi tiếng trong giới sành ăn.
Bánh canh là món ăn vô cùng phổ biến và đa dạng với nhiều lựa chọn như bánh canh cua, bánh canh giò heo, bánh canh chả cá… Bởi thế muốn tạo ấn tượng cho thực khách thì mỗi nơi cần phải có thêm “nhân tố” đặc biệt giúp món ăn mới lạ hơn về hình thức cũng như hương vị. Và nếu là dân sành ăn, hẳn bạn không nên bỏ qua 4 quán bánh canh ở Sài Gòn này nổi tiếng nhờ một “vũ khí” độc nhất ai ăn rồi cũng nhớ mãi.
Bánh canh bò viên Nguyễn Văn Thủ
Bò viên có thể ăn kèm cùng với nhiều món như mì, hủ tiếu… nhưng bánh canh bò viên lại không phải dễ kiếm ở Sài Gòn. Đặc biệt là những viên bò to đùng như ở hàng bánh canh ven đường Nguyễn Văn Thủ thì lại là độc nhất. Và đấy cũng là điều hấp dẫn nhiều thực khách tìm đến quán ăn bình dân này.
Nhiều thực khách gọi vui đây là “viên bò tennis” vì kích thước chúng căng tròn, ú nụ trông như một trái bóng. Chỉ cần 1 – 2 viên bò thôi cũng đủ chiếm hết “mặt tiền” tô bánh canh và giúp bạn no nê rồi đấy. Bò viên được đánh giá là có độ dai, ngọt tự nhiên. Bên trong có lẫn vài hạt tiêu tăng độ cay the kích thích. Nước dùng đậm đà được ninh từ xương và nêm nếm vừa miệng, nóng sốt làm hương vị thêm trọn vẹn.
Mỗi phần bánh canh bò viên đầy đặn có giá 27k, nếu thêm thịt giò thì sẽ là 35k đấy nhé. Quán mở bán vào tầm 3 giờ chiều nhưng do lúc nào cũng đông khách nên khoảng 2 tiếng là đã hết sạch.
Bánh canh giò heo, bánh canh cua… ăn mãi cũng nhàm chán rồi nên lâu lâu thử đổi vị với những tô bánh canh sườn độc đáo này xem. Hàng bánh canh ở số 136 Bùi Hữu Nghĩa đã thu hút sự chú ý của dân sành ăn bởi “vũ khí bí mật” đảm bảo bạn sẽ phát thèm ngay. Vẫn là sợi bánh bột gạo, nước dùng ninh từ xương nhưng chiếm cả bề mặt tô chính là cọng sườn to đùng, đẩy đà.
Sườn được luộc mềm nhừ, từng xớ thịt mềm chỉ cần cần cắn nhẹ là cái ngọt đã lan tỏa khắp vị giác. Thưởng thức món ăn này, bạn đừng ngần ngại mà cầm phần sườn “gặm nhấm” để cảm nhận trọn vẹn hương vị. Ngoài ra phần bánh canh còn đa dạng với da heo, huyết, nấm… sẽ giúp bạn “no căng rốn” luôn đấy.
Video đang HOT
Tham khảo thêm Có ai mà ngờ sườn cây lại xuất hiện trong nhiều món ăn độc đáo và lạ vị trong ẩm thực Sài Gòn như thế này
Khác hẳn những quán bánh canh cua khác, quán bánh canh trên đường Minh Phụng còn biến tấu thêm mề vịt để tạo nên hương vị mới lạ, hấp dẫn hơn. Ngoài những món ăn kèm quen thuộc như da heo, giò, thịt nạc, tôm, cua… thì những miếng mề giòn giòn chính là “điểm sáng”. Mề được làm sạch, mất hẳn mùi hôi khi ăn cùng bánh canh mang đến cái sần sật nhai rất “đã” miệng.
Nước dùng vẫn giữ nguyên đặc trưng với độ sệt vừa phải, hài hòa giữa vị ngọt, béo béo từ gạch cua và nấm, xương ninh. Tuy nhiên về phần cua thì quán chưa được đánh giá cao vì lượng thịt tương đối ít và không có vị ngọt tươi. Và có lẽ những miếng mề độc đáo chẳng nơi nào có chính là điều thu hút thực khách tìm đến quán.
Bánh canh bột xắt huyết nếp
Bánh canh bột xắt là đặc sản nổi tiếng của Cai Lậy và đây là một trong những quán hiếm hoi phục vụ món ăn này tại Sài Gòn. Ngoài phần nước dùng khác lạ với màu trắng đục, sánh sệt thì những miếng huyết nếp chính là “ngôi sao sáng” lôi cuốn vị giác thực khách. Người ta sẽ quệt huyết vào cùng nếp rồi luộc chín. Sau đó sẽ xắt từng miếng vừa vặn ăn kèm cùng bánh canh.
@foodcollectionsmy
Tuy chỉ là món ăn kèm nhưng huyết nếp đã làm cho bữa ăn thêm hấp dẫn. Miếng nếp dẻo hài hòa trong mùi thơm, cái bùi béo của huyết lạ miệng. Bên cạnh đó, thịt vịt mềm hài hòa giữa da và da cũng đã góp phần làm tô bánh canh miền quê đặc sắc hơn.
Quán có không gian rộng rãi, phục vụ nhiệt tình nên được nhiều thực khách đánh giá cao dù mức giá tương đối “nhỉnh”. Tuy nhiên, đôi lúc thịt vịt chưa được xử lý kĩ nên còn mùi, làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
Tin được không, chỉ từ quả mít mà người dân các miền lại có thể đem nấu canh, hấp chín... đủ kiểu nữa đây này
Từ khi còn đầy nhựa đến lúc chín vàng thơm, mít luôn được người dân các vùng miền tận dụng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, lạ miệng.
Mít là loại trái cây miệt vườn được nhiều người Việt Nam ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon, ngọt lịm. Tuy nhiên, bằng đôi tay khéo léo của nội trợ ba miền, mít đã vượt qua khỏi ranh giới của một thức quả tráng miệng mà xuất hiện trong nhiều món ăn lạ lẫm. Người ta có thể chế biến chúng thành những gỏi ăn vặt, ngâm muối để làm dưa hay thậm chí là nấu canh. Khám phá những món ăn từ mít độc đáo dưới đây, bạn sẽ phải công nhận sự sáng tạo, phong phú của ẩm thực nước ta.
Canh mít
Nếu như múi mít mềm thơm được dân hảo ngọt yêu thích thì xơ mít lại được người miền Tây tận dụng để chế biến thành món canh lạ miệng. Những trái mít non có lượng thịt và xơ cân bằng sẽ được chọn để mang đến hương vị thanh dịu. Sau khi làm sạch, gọt bỏ vỏ thì người ta ngâm vào nước lạnh để chúng nhả bớt mủ. Thái mít thành miếng mỏng vừa rồi nấu cùng tôm tươi, lá lốt. Điểm nhấn của món canh này còn nằm ở vì mằn mặn, nồng nàn của mắm ruốc nêm vào cùng.
@hoaitran88
Vị ngọt thanh tự nhiên của mít non hòa quyện trong làn nước dùng thơm thơm sẽ làm bạn cảm thấy vô cùng sảng khoái. Sợi mít vừa dai vừa giòn càng nhai lại càng thấy bùi bùi lạ miệng. Thêm vào đó, lá lốt man mát hay mắm ruốc đậm đà đã tạo nên tổng thể hương vị hấp dẫn, mới lạ. Tuy bình dị, đơn giản nhưng canh mít làm món thường xuất hiện trong bữa cơm gia đình miền Nam đặc biệt là ngày hè nóng nực.
Mít trộn
Ai yêu thích ẩm thực miền Trung chắc chắn đều biết đến món ăn vặt đặc sắc từ mít, đó là mít trộn. Sợi mít non vừa chín tới được luộc mềm rồi trộn cùng với da heo, tôm khô, rau răm, hành phi... Nghe có vẻ dễ làm nhưng cái hay là phải chọn những trái mít vừa đủ độ dai mềm vừa có vị ngọt bùi mới làm lôi cuốn thực khách.
Rưới thêm mước mắm tỏi ớt để hòa quyện thêm chút mặn ngọt, cay the nữa thì đã tạo nên đĩa gỏi ăn chơi đầy kích thích của người miền Trung. Sợi mít bùi bùi, béo béo cùng mùi thơm thanh của hỗn hợp trộn sẽ làm bạn thích thú không thể dừng đũa.
Vừa nhai vừa cảm nhận miếng da heo giòn giòn hay con ruốc mặn mà tiếp vị. Dường như mọi sự khéo léo, tinh tế của ẩm thực miền Trung đã hội tụ trọn vẹn trong món ăn này.
Mít hông
Mít hông là một món ăn chơi đặc sắc của vùng Tam Kỳ (Quảng Nam) với cách chế biến rất thú vị. Những loại mít mật vừa ngọt vừa thơm chính là nguyên liệu chính. Người ta dùng hạt mít luộc, giã nhuyễn rồi trộn cùng gia vị và nhồi lại vào múi mít để làm nhân. Khéo léo xếp chúng vào xửng hấp, khi chín những múi mít vàng tươi ửng lên phần nhân trắng trông vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt mít hông còn ăn kèm với dừa nạo, đậu phộng rang và dầu đậu phộng.
Thưởng thức những múi mít nóng hổi, thơm lừng bạn sẽ cảm nhận sự hòa quyện ăn ý của phần thịt giòn ngọt cùng nhân bùi béo lạ vị. Món ăn chơi tuy bình dân nhưng lại "gây nghiện" ở cấp độ cao làm người ta cứ thòm thèm ăn 4 - 5 múi mới thỏa. Và đây là đặc sản chỉ có ở xứ Tam Kỳ nên có dịp bạn nhớ tìm thử nhé!
Nhút
Không phải là món chính hay kiểu ăn vặt nhưng nhút vẫn được xem là đặc sản của xứ Nghệ bởi hương vị độc đáo chẳng lẫn vào đâu. Nhút là một kiểu dưa muối được người dân Nghệ An chế biến để dành thưởng thức trong những bữa cơm gia đình. Người ta chọn quả mít non rồi thái phần cơm trắng thành sợi nhỏ dài. Sau khi phơi nắng thì ngâm cùng muối, nước tầm 5 - 6 ngày cho chúng thấm vị.
Nhút có thể xem như món đồ chua ăn kèm với món chính cho thêm phần ngon miệng. Còn không người ta còn kết hợp nhút để xào cùng thịt, nấu canh hay làm gỏi. Tuy nhiên đặc sắc nhất là nhút chấm cùng chẻo, loại nước mắm pha với đậu phộng, ớt, đường... Chỉ cần một chén cơm nóng dẻo, đĩa nhút giòn giòn, mằn mặn rồi thêm độ béo bùi của chẻo thì "ấm lòng chắc dạ" hẳn.
Theo Tri Thức Việt
"Nghiện" Đà Lạt, nhiều người "nghiện" luôn món ốc bươu nhồi thịt - thứ đồ ăn tuyệt nhất trong những ngày mưa ở đây Đà Lạt chẳng mưa thì cũng lạnh, nên ăn một nồi ốc bươu nhồi thịt nóng hổi thế này thì còn gì tuyệt vời hơn. Bảo sao người ta lại cứ thích đi Đà Lạt suốt ngày. Đà Lạt những ngày này chẳng hiểu sao lại cứ mưa tầm tã, thời tiết bỗng lạnh hơn nhiều so với bình thường. Mà cũng chẳng...