Những nhận định sai lầm về game mobile
Game mobile mãi chỉ là tiềm năng
Có thể hơn hai năm trước, khi App Store cùng nhiều cửa hàng bán ứng dụng di động chưa ra đời thì nhận định trên là đúng, nhưng ở thời điểm hiện tại, tính chính xác của nó cần xem xét lại.
Tính tại thời điểm gần nhất là năm 2009, doanh thu do ngành công nghiệp game mobile mang lại vào khoảng 4,7 tỷ USD, con số được dự đoán sẽ còn tăng lên 5,6 tỷ USD vào cuối năm nay và chưa có dấu hiệu dừng lại trong các năm tiếp theo. Hay theo một tổng hợp khác từ Flury, sức ảnh hưởng của thị trường game mobile đã lan cả sang đất của cả game handheld, thị phần game iPhone đã vượt qua Sony PSP với cách biệt không nhỏ.
Trên đây chỉ là hai trong nhiều ví dụ về sự phát triển đáng kinh ngạc của game mobile thời gian qua. Rõ ràng, ngành công nghiệp giải trí non trẻ ấy đang bước vào giai đoạn chín muồi và phát triển mạnh mẽ nhất.
Giá quá đắt sẽ khiến game mobile tự giết mình
Phát biểu trên được đưa ra khi càng ngày càng có nhiều tựa game mobile sở hữu giá từ 5USD đến 10USD xuất hiện. Nhiều chuyên gia cho rằng, người dùng sẽ không hứng thú khi phải móc hầu bao quá nhiều cho một trò chơi di động.
Video đang HOT
Nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại, top game trong tuần, trong tháng của AppStore, Android Market, Samsung App Store… vẫn ghi dấu quá nửa là các game có phí và không thiếu những game có giá cao chót vót. Điều đó cho thấy, chỉ cần game của bạn hay, có chất lượng thì vấn đề giá thành hoàn toàn có thể xem xét để chấp nhận.
Tất nhiên, để làm tốt điều này thì các nhà phát triển phải có chiến lược cho riêng mình, ví dụ như phát hành bản miễn phí của game để khách hàng chơi thử trước khi quyết định mua…
Game mobile chỉ dừng lại ở mức độ giải trí giết thời gian
Nhận định này sẽ đúng nếu như những Prince of persia, Brothers In Arms, Call of Duty, Final Fatasy… và vô số những tựa game chất lượng khác biến mất khỏi thị trường trò chơi di động. Rõ ràng, với sự phát triển mạnh về cấu hình phần cứng, hệ thống phần mềm của điện thoại di động, người dùng đang được tiếp cận với rất nhiều trò chơi đỉnh, cả ở đồ họa, âm thanh, cũng như giá trị nội dung.
Chúng hoàn toàn có thể so sánh với game PC, game Console, game Handheld ở một mức độ nào đó và cuốn hút được lượng lớn người chơi. Bên cạnh đó, sự phát triển của các dịch vụ chơi game trực tuyến cũng tạo ra sân chơi mở cho cộng đồng game thủ, góp phần đưa game mobile trở thành một món giải trí đúng nghĩa thay vì chỉ đề giết thời giờ.
Màn hình cảm ứng không hợp cho việc chơi game
Trong một số bài “bắt lỗi” những khuyết điểm của điện thoại nhà Apple, một số nhà phân tích cho rằng màn hình cảm ứng của thiết bị sẽ không đem lại trải nghiệm chơi game tốt như sử dụng bàn phím vật lý trên điện thoại thông thường. Nhưng nhận định được đưa ra sau khi tiến hành thử nghiệm cụ thể hay đơn giản chỉ là kiểu “vùi dập” mang đậm yếu tố chủ quan?
Mọi người vẫn tỏ ra thoái mái khi chơi game trên smartphone màn hình cảm ứng. Thậm chí, nhờ màn hình cảm ứng mà cách điều khiển trong nhiều game còn được mở rộng và sáng tạo hơn rất nhiều so với khi bị bó buộc trong 10 phím số và cụm điều khiển 4 chiều.
Theo gamek
Ubisoft học tập EA trong phát hành DLC
Khi được hỏi về phương thức phát hành các bản DLC trong tương lai, nhà phát hành của Assassin's Creed và Prince of Persia cho biết có khả năng họ sẽ sử dụng mô hình 10 USD cho một gói nội dung như EA thường làm.
Mặc dù điều này có thể không quen tai với các game thủ Việt Nam, nhưng trên thực tế Ubisoft là một nhà phát hành rất mạnh ở phân khúc game "hạng hai", với các tựa game Wii và DS ra đời "đều như vắt chanh". Chính vì vậy mà hãng này không quá mặn mà với việc cho ra đời các bản DLC cho các tựa game thương hiệu của mình.
Doanh thu của Ubi không được quá tốt trong giai đoạn cuối của năm 2009, nhưng tình hình này đã tốt dần lên với sự phát hành của tựa game dành riêng cho Wii: Just Dance và quan trọng nhất là Assassin's Creed II. Tựa game này còn nhận thêm được những thành công xa hơn khi cả hai bản DLC được tung ra một tháng sau khi game được phát hành cũng bán rất tốt.
Theo như tình hình này, chắc chắn Ubisoft sẽ muốn khai thác thêm các tựa game hạng nhất của mình, với một kế hoạch họ gọi là "Kế hoạch 10 USD" - mô hình mà EA đã dùng cho các tựa game như Dragon Age: Origins hay Battlefield: Bad Company 2. Mô hình này cho phép người dùng có được một mã download DLC miễn phí khi họ mua phiên bản đĩa của game, trong khi người dùng sử dụng mã điện tử sẽ phải thanh toán thêm cho các nội dung mới, thông thường vào khoảng 15 USD.
Để trả lời xung quanh vấn đề này, giám đốc tài chính của Ubisoft, ông Alain Martinez đã đề cập đến chiến dịch của EA, và sau đó giải thích rằng Ubisoft có thể sẽ học tập họ trong các sản phẩm tương lai. "Hầu hết các tựa game chúng tôi phát hành trong năm sau sẽ được đi kèm với các bản DLC ngay lập tức. Chúng tôi đã quan sát rất cẩn thận trường hợp của EA và gọi cách họ làm là bộ &'giải pháp 10 USD', có lẽ chúng tôi sẽ đi theo xu hướng này trong tương lai."
Sau phát biểu của Martinez, ông Yves Guillemot chủ tịch của Ubisoft cũng đã nhấn mạnh thêm rằng hệ thống này thực chất đã được khởi tạo từ trước: "Chúng tôi đã sử dụng mã điện tử cho các sản phẩm của mình từ năm ngoái. Những mã này cho phép khách hàng có thể download những bản cập nhật nội dung nếu họ mua game từ một số của hàng nhất định. Hệ thống này đã được áp dụng và trên thực tế đã sinh ra thêm một khoản lợi từ thị trường bán lại game."
"Chúng tôi muốn cung cấp trò chơi theo một cách mà cả hai bên sẽ cùng có lợi. Bằng công thức này, người bán game cũ có thể tiếp tục thưởng thức các nội dung mới của chúng tôi, trong khi người mua game cũ có thể tiết kiệm được tiền và có lựa chọn để tiếp tục mua thêm các bản cập nhật mới hay không." - Guillemot kết luận.
Điều này có thể không ảnh hưởng đến một số game thủ, nhưng rõ ràng những người chỉ muốn thử trò chơi và mua lại để tiết kiệm chi phí sẽ gặp nhiều phiền toái hơn trong tương lai. Mặc dù lợi nhuận của nhà phát hành đảm bảo lâu dài cho chất lượng dịch vụ và giá trị game, nhưng Ubisoft liệu có khả năng cung cấp những tựa game và các bản DLC xứng đáng với giá tiền mà họ đặt ra?
Theo Gamek
Một nghìn lẻ một lí do để chê Hoàng Tử Ba Tư The Forgotten Sands chỉ giống như một phiên bản được thực hiện qua loa để ăn theo phim của Ubisoft. Vào ngày 18 tháng 5 sắp tới, các game thủ sẽ có cơ hội được chơi phiên bản tiếp theo của dòng game Prince of Persia - The Forgotten Sands. Trái với trông đợi của mọi người, tựa game này không hề được...