Những ‘nhà vua’ bị soán ngôi trên thị trường xe Việt
Một năm, hai năm hay nhiều năm đứng trên đỉnh cũng không lấy gì đảm bảo cho những thành công mãi mãi.
Nhỏ gọn, dễ tiếp cận, chi phí vận hành thấp. Triết lý của Daewoo Matiz một thời được hai nhà sản xuất đồng hương áp dụng lại, nhưng với thiết kế nịnh mắt hơn rất nhiều, cả trong lẫn ngoài.
Hyundai i10 năm 2017, khi mới chuyển từ nhập khẩu sang lắp ráp tại Việt Nam. Ảnh: Lương Dũng
Phân khúc A là nơi các hãng Nhật Bản đã rất nhiều lần cố gắng muốn thay đổi cục diện, tuy nhiên mọi mẫu xe của họ vẫn mắc kẹt. Mitsubishi Mirage nhỉnh hơn cỡ A một chút, nhưng lên B lại hơi với. Không gian rộng rãi nhất, tiết kiệm nhiên liệu nhất nhưng định giá ban đầu cao so với phần còn lại. Toyota Wigo những tháng đầu ra mắt doanh số lên tới cả nghìn xe rồi dần thu hẹp. Nội thất quá thực dụng tới nỗi khách hàng cảm tưởng nó đến từ quá khứ chứ không phải một mẫu xe được nghiên cứu để chiều lòng khách hàng trẻ hay mua xe lần đầu. Còn Suzuki Celerio cứ lặng lẽ không biết bám víu vào đâu để thuyết phục số đông thay đổi định kiến.
Morning và i10 có tất cả những gì mà các đối thủ Nhật chưa hoàn thiện. Động cơ vẫn bốn máy nhỏ gọn nhưng dung tích từ 1-1,25 lít đủ cân bằng giữa công suất và khả năng tiết kiệm nhiên liệu của mẫu xe nhỏ dành cho đô thị. Khi một vài mẫu xe phân khúc cao hơn còn loay hoay với chìa khóa vặn và điều hòa cơ thì Morning từ rất lâu đã có đề nổ nút bấm và điều hòa tự động, đèn pha projector và đèn chiếu hậu LED.
Video đang HOT
Hyundai i10 cũng không kém cạnh bằng việc trang bị sẵn bản đồ chính hãng mà người mua chẳng cần phải bận tâm lắp thêm. Nội thất trên phiên bản cao cấp ở cả hai mẫu là ghế da, đầy đủ tựa đầu, vô-lăng tích hợp phím bấm đa chức năng, camera và cảm biến lùi tích hợp sẵn – những thứ “xa xỉ” ở các đối thủ.
Nhưng Morning đã mất vị thế từ lâu, còn i10 đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi VinFast Fadil. Nếu nhịp thị trường vẫn tiếp tục như năm 2020, không có những thay đổi về sản phẩm và chính sách bán hàng từ TC Motor, nhiều khả năng phân khúc cỡ A sẽ gọi tên xe Việt cho vị trí dẫn đầu.
Toyota Corolla Altis, Honda Civic, Mazda3
Corolla Altis từng là nhà vua, Civic thách thức nhà vua bằng sự đối lập, Mazda3 là kẻ soán ngôi xuất sắc còn giờ đất diễn thuộc về Kia Cerato. Sự đổi ngôi trong phân khúc sedan cỡ C 10 năm qua phản ánh chân thực một điều: khách hàng luôn luôn đúng.
Từ khi thay đổi thiết kế năm 2014, Altis dần mất sức hút.
Là mẫu xe bán chạy nhất thế giới một thời gian rất dài, Corolla cũng từng một thời được lòng khách hàng ở Việt Nam vì bền, thực dụng và ít có lựa chọn khác. Thiết kế dành cho tầng lớp trung niên trở lên, Corolla bền dáng đi kèm sự rộng rãi luôn là điểm mạnh của Toyota. Trước khi Vios chiếm ngôi vương xe bán chạy nhất thị trường, nó thậm chí còn để đàn anh hạng C vượt xa. Thời đỉnh cao, mỗi năm khoảng 6.000 chiếc Corolla tới tay khách hàng. Tiếc thay, những ngày vinh quang cuối cùng đó đã kết thúc từ 2016, Corolla trôi xa khỏi top 10.
Mẫu xe đầu tiên làm lung lay “tượng đài” Corolla không phải ai xa lạ, chính là người đồng hương Honda Civic. Trái ngược hoàn toàn phong cách điềm đạm có phần bảo thủ của Corolla, Civic trẻ trung, khoang nội thất đầy chất tương lai ở thời điểm ra mắt năm 2006 với cụm đồng hồ công-tơ-mét kỹ thuật số mê hoặc. Civic cũng bền dáng chẳng kém Corolla, nhưng bền theo kiểu thiết kế đi trước xu hướng nên tới giờ nó vẫn được ưa chuộng trên thị trường xe cũ. Ít ai nói Civic không đẹp, đặc biệt ở thế hệ 8 khi ra mắt lần đầu ở Việt Nam. Kể cả sau này thế hệ Civic hiện hành lột xác, thể thao tới mức phủ định mọi đường nét của thế hệ cũ nhưng Civic thời đó thực sự khiến khách hàng khó có thể lãng quên. Ngay năm đầu tiên xuất hiện, Civic đã cán mốc 1.100 xe, vượt qua Corolla. Thành tích xếp trên đối thủ kéo dài tới năm 2008. Vấn đề lớn nhất ở Civic lúc đó là ồn, cột A to, cùng với sự xuất hiện của các đối thủ mới, Civic dần mất đi lợi thế.
Trong lúc Corolla loay hoay với chính sự ổn định trung tính của mình, Civic ồn ào cũng đã được 8 năm chưa cải tiến gì thì Mazda3 xuất hiện vào năm 2014. Cũng thương hiệu Nhật, thiết kế uyển chuyển không quá thể thao nhưng rất trẻ với mức giá hợp lý nhất khi so sánh với hai đồng hương. Nhưng trên hết, Mazda là hãng xe đầu tiên xóa bỏ được định kiến xe Nhật keo kiệt “option”trong con mắt khách hàng trong nước. Khởi động nút bấm, màn hình tích hợp nhô lên như xe Đức, núm xoay điều khiển trung tâm, ngắt động cơ tạm thời, động cơ thế hệ mới, đèn projector, ghế lái chỉnh điện và cả chọn chế độ lái. “Cánh chim Mazda” như được đập đi làm lại dưới sự chăm chút của các kỹ sư với ngôn ngữ thiết kế Kodo kéo dài tới tận ngày nay. Mẫu xe hạng C đạt doanh số kỷ lục hơn 13.700 xe vào năm 2019, trước khi thị trường lại một lần nữa xoay vần.
Civic thế hệ mới lái hay nhất phân khúc, thể thao nhất nhưng đắt nhất khiến khách hàng không mặn mà. Corolla thì không níu kéo được hào quang quá khứ bởi thế hệ mới chưa được mang về Việt Nam còn Mazda3 mới định giá cao hẳn so với bản trước khiến thị trường bỡ ngỡ. Đây là lúc thị trường dành cho Kia Cerato.
Công nghệ ngập tràn, đèn định vị như Porsche, khoang lái đậm dấu ấn của “người cũ Audi” và giá thấp nhất phân khúc là những gì Cerato có. Xét về ngoại hình, ít ai cho rằng Cerato đẹp hơn Civic hay Mazda3, nhưng khi mức giá chênh nhau tới cả trăm triệu, mẫu xe nhà Kia rõ ràng được lòng số đông hơn. Việc định giá có thể biến một mẫu xe từng ở vị trí số một trở nên mờ nhạt và ngược lại nếu thiết kế hợp thẩm mỹ. Ngay trong 2020, Cerato là đại diện duy nhất xe cỡ C trong top 10, với hơn 12.000 xe rời đại lý.
Ôtô lắp ráp bứt phá doanh số mùa cuối năm
Khách tranh thủ mua xe hưởng ưu đãi trước bạ làm bùng nổ doanh số xe lắp ráp, 10 xe bán chạy nhất có 9 mẫu sản xuất nội địa.
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tháng 11 tiếp tục ghi nhận doanh số bán hàng khởi sắc của thị trường khi tăng trưởng 10% so với tháng trước và 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thành viên hiệp hội này bán 34.860 xe trong tháng vừa qua, lũy kế đạt 239.004 xe, giảm 13% so với 2019.
Doanh số của TC Motor (phân phối xe Hyundai) đạt 11.023 xe trong tháng 11, dẫn đầu thị trường, lũy kế từ đầu 2020 ở mức 68.062 xe, giảm nhẹ 4%. Trong khi đó VinFast bán 4.040 xe tháng vừa qua, lũy kế từ tháng 5 đạt 18.629 xe.
Bức tranh toàn ngành ôtô trong nước ngoài sức mua tăng dần về cuối 2020, xe lắp ráp, sản xuất nổi lên là trung tâm chú ý của khách hàng khi ưu đãi lệ phí trước bạ sắp kết thúc khiến khách hàng tranh thủ mua xe. Nhiều mẫu xe nội địa vì thế đạt doanh số kỷ lục.
Trong top 10 mẫu xe bán chạy nhất thị trường ôtô Việt Nam, có đến 9 sản phẩm lắp trong nước, chỉ duy nhất Toyota Corolla Cross nhập khẩu Thái Lan. Riêng Mitsubishi Xpander duy trì hai hình thức lắp ráp và nhập khẩu.
Xe VinFast tại một trung tâm thương mại ở Sài Gòn. Ảnh: Thành Nhạn
Tháng 11, Toyota Vios bán 3.635 xe, thiết lập kỷ lục bán hàng mới trong 2020 và thêm một lần chứng minh sức thống trị tuyệt đối. Những mẫu xe sản xuất, lắp ráp xếp sau như VinFast Fadil, Hyundai i10, Accent, Mitsubishi Xpander đều trên 2.000 xe tiêu thụ.
Tuy nhiên, việc đổ dồn sắm xe cùng một lúc và nguyên nhân khác từ thiếu hụt linh kiện sản xuất, không ít mẫu xe lắp ráp, sản xuất hiện không mạnh về nguồn cung tại đại lý. Toyota Vios, Kia Seltos, Mazda CX-5 không có nhiều phiên bản, màu sắc cho khách hàng lựa chọn.
Cuối tháng 11, Bộ Tài chính trong kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất không gia hạn ưu đãi lệ phí trước bạ cho ôtô lắp ráp, sản xuất trong nước. Nghị định 70/2020 vì thế dự kiến hết hạn từ đầu 2021. Phần lớn các hãng xe tại Việt Nam cũng ủng hộ đề xuất này. Khách Việt còn tháng 12 để mua xe "chạy" ưu đãi lệ phí trước bạ giảm 50%.
'Hàng ế' Việt Nam đứng đầu top những mẫu xe bán chạy nhất Đông Nam Á? Trong top 5 xe bán chạy nhất Đông Nam Á, có mẫu xe đầu danh sách lại bán chậm ở Việt Nam và có mẫu xe Việt Nam không có. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm các quốc gia Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Lào, Myanmar, Singapore và Campuchia. Bảng xếp hạng xe bán chạy...