Những nhà thiết kế tài năng nhưng vẫn ‘thất nghiệp’
Rời bỏ vị trí Giám đốc sáng tạo, nhiều nhà thiết kế tài năng trên thế giới như Phoebe Philo, Alber Elbaz, Peter Copping… vẫn chưa có ý định hợp tác cùng bất kỳ thương hiệu nào.
Phoebe Philo là một trong những nhà thiết kế (NTK) tài năng của ngành thời trang thế giới. Cô khiến nhiều người tiếc nuối vì sự chia tay với Céline sau 10 năm làm việc. Phoebe sinh năm 1973 tại Paris, lớn lên ở London. Niềm đam mê thời trang của cô bắt nguồn từ việc tự may quần áo vào năm 14 tuổi. Năm 1997, Phoebe Philo đầu quân cho Chloé dưới danh nghĩa trợ lý thời trang của Stella McCartney. Năm 2001, NTK đồng ý trở thành Giám đốc sáng tạo của thương hiệu. Tháng 12/2010, cô nhận giải thưởng NTK của năm và được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng quốc tế tại lễ trao giải thời trang CFDA. Cuối năm 2013, Philo đã được trao danh hiệu OBE trong danh sách giải thưởng danh dự của Nữ hoàng Anh.
Sau 10 năm cống hiến, Phoebe Philo rời khỏi nhà mốt Chloé. Đến năm 2008, Chủ tịch Bernard Arnault của Tập đoàn LVMH, mời cô trở lại làm Giám đốc sáng tạo cho Céline. Tại nhà mốt Pháp, NTK cho ra đời nhiều mẫu túi It bag gây sốt trên thế giới. Tuy nhiên, sự ra đi của Phoebe theo chu kỳ 10 năm cũng khiến nhiều người tiếc nuối vì những cống hiến mang đến cho ngành thời trang. Hiện tại, NTK vẫn đang nghỉ dưỡng và dành thời gian chăm sóc gia đình. Cô luôn cho rằng bản thân phải là một người phụ nữ trước khi hoàn thành vai trò nhà thiết kế.
Nhà thiết kế người Maroc, Alber Elbaz gia nhập ngành thời trang cao cấp từ năm 2001. Ông trở thành nhà điều hành của Lanvin trong suốt 14 năm, đưa hãng trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, thông tin nhà thiết kế đột ngột chia tay Lanvin được thông báo chính thức vào tháng 10/2015 khiến giới mộ điệu bất ngờ. Nguồn tin cho biết những bất đồng giữa ông với cổ đông, đặc biệt là Shaw-Lan Wang đã xảy ra nhiều tháng trước trong việc đưa ra định hướng và chiến lược phát triển sản phẩm, kinh doanh của hãng.
Sự chia tay của Alber Elbaz với Lanvin là tiếc nuối lớn của người hâm mộ vì tài năng và những cống hiến cho ngành thời trang trên thế giới. Hiện tai, ông vẫn chưa có ý định trở thành Giám đốc sáng tạo của nhà mốt nào và dành thời gian rảnh rỗi để giảng dạy tại các trường thời trang.
Những cuộc chia tay trong ngành công nghiệp thời trang vẫn không ngừng tiếp diễn trong nhiều năm trở lại đây. Ngày 20/7, những người yêu thích Oscar de la Renta đón nhận một thông tin bất ngờ, khi Giám đốc sáng tạo Peter Copping nói lời từ biệt. “Sau gần hai năm, tôi phải quay trở lại Châu Âu vì lý do cá nhân. Tôi yêu quý khoảng thời gian sống tại New York và hy vọng sẽ trở lại trong tương lai” – NTK chia sẻ về lý do rời vị trí Giám đốc sáng tạo của hãng.
Peter Copping từng được lựa chọn với hy vọng tiếp nối di sản thời trang cho Oscar de la Renta vào tháng 10/2014. Tuy nhiên, chưa đầy 2 năm sau đó, ông quyết định ra đi để lại trong lòng người hâm mộ nhiều câu hỏi. Hiện tại, ông dành thời gian để nghĩ dưỡng và chưa nhận lời hợp tác cùng các nhà mốt tại châu Âu. Có thể nói, Copping đang thất nghiệp tạm thời, dù tư duy thẩm mỹ của ông được giới chuyên môn đánh giá cao.
Video đang HOT
Sinh năm 1965, Stefano Pilati theo đuổi sự nghiệp thời trang từ năm 17 tuổi, khi tự nguyện làm người chạy việc trong các tuần lễ thời trang, sau đó xin vào nhà may danh tiếng Nina Cerruti học tập. Ông đặt chân vào nhà mốt Yves Saint Laurent (YSL) vào năm 2000, dưới sự chỉ đạo của Tom Ford, ngay sau khi thương hiệu thuộc về tập đoàn PPR.
Stefano Pilati không phải là nhà thiết kế đầu tiên tiếp nối Yves Saint Laurent, khi người sáng lập giã từ sự nghiệp. Nhưng anh là người ngồi lâu nhất tại cương vị Giám đốc sáng tạo và vực dậy tên tuổi nhà mốt Pháp sau khoảng thời gian tụt dốc doanh số hơn 10 năm. Vào tuần lễ Thu – Đông 2012, ông tuyên bố rời YSL. Sứ mệnh 12 năm hoàn tất, buổi giã từ trở thành màn trình diễn tuyệt đẹp đậm tinh thần của nhà mốt Pháp. Sau đó, ông đảm nhận vị trí Giám đốc sáng tạo của Ermenegildo Zegna. Hiện tại, Pilati không cộng tác với bất cứ thương hiệu nào và tập trung vào hướng đi mới trong tương lai.
Alessandra Facchinetti là nhà thiết kế chính cho hãng thời trang Gucci, đảm nhận mảng quần áo nữ. Sau 4 năm, cô trở thành Giám đốc sáng tạo thay thế cho Tom Ford. Gặp nhiều trục trặc trong quá trình làm việc, tháng 10/2007 Facchinetti chính thức trở thành người kế vị cho Valentino Garavani.
Vào năm 2013, Facchinetti tiếp tục chuyển đổi và trở thành Giám đốc sáng tạo của Tod’s. Với đôi mắt tinh tường và kinh nghiệm dày dặn, cô càng ngày càng thành công và được giới chuyên môn đánh giá cao. Tuy nhiên, Alessandra Facchinetti chính thức giã từ thương hiệu, dành thời trang nghỉ dưỡng và tập trung chăm sóc cho bản thân.
Theo news.zing.vn
4 người phụ nữ "quyền lực" ngành thời trang truyền cảm hứng cho phái đẹp
Những người phụ nữ trong ngành thời trang đang làm gì để thu hẹp khoảng cách phân biệt giới tính và dành lời khuyên ra sao cho phái đẹp?
Theo một số nghiên cứu gần đây, sự phân quyền và mức lương giữa nam và nữ giới đang chênh lệch khá cao. Ngay cả trong ngành thời trang vẫn tồn tại phân biệt giới tính khi mà người đứng đầu các thương hiệu thời trang là nam giới chiếm tỉ lệ áp đảo so với nữ giới giới, dù lực lượng nhà thiết kế nữ đông gấp ba lần nhà thiết kế nam.
Tuy nhiên, 4 nhà điều hành nữ sau đây đã góp phần thay đổi cục diện ngành thời trang khi những suy nghĩ và hành động của họ trực tiếp ảnh hưởng đến lĩnh vực này. Những người phụ nữ quyền lực ấy là ai? Họ sẽ dành lời khuyên như thế nào cho những cô nàng dự định trở thành nhà điều hành trong tương lai?
Những nhà thiết kế nữ và công cuộc định hình phong cách thời trang nam giới
Sự đa dạng của những BST thời trang nam được tạo dựng bởi các NTK nữ là mình chứng cho nỗ lực phá vỡ ranh giới và đồng thời mang lại tầm nhìn mới mẻ.
1. NHÀ THIẾT KẾ TORY BURCH
Tory Burch là nhà thiết kế nổi tiếng đã giành khá nhiều giải thưởng do Hiệp hội thời trang Mỹ trao tặng. Cô được đưa vào danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới của Forbes. Bên cạnh danh xưng là nữ doanh nhân thành đạt, Tory Burch còn là nhà hoạt động khá tích cực. Năm 2009, Burch thành lập Quỹ Tory Burch hỗ trợ cho những phụ nữ Mỹ thông qua các khoản vay doanh nghiệp nhỏ, tư vấn và giáo dục kinh doanh.
Cô cho biết phương châm cốt lõi của công ty như sau: "Chúng tôi giúp đỡ phụ nữ xây dựng nền tảng, khả năng tiếp cận nguồn vốn, giáo dục và sử dụng tài nguyên kỹ thuật số cho các nhân viên nữ nhằm cung cấp môi trường để phái nữ có cơ hội thể hiện khả năng của mình".
Lời cam kết của Burch đã tác động đến việc thu hẹp khoảng cách về giới tính trong ngành thời trang. Khi đề cập đến vấn đề này, Tory Burch cho rằng: "Phụ nữ cũng có khả năng lãnh đạo và thậm chí có những kế hoạch kinh doanh toàn vẹn hơn phái nam".
Là người phụ nữ thành đạt, Tory Burch hy vọng công việc hiện tại của cô sẽ truyền cảm hứng cho những người phụ nữ có cơ hội thể hiện khả năng kinh doanh của mình. (Ảnh: Brigitte Lacomb)
2. GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH KARIS DURMER
Karis Durmer là giám đốc điều hành của thương hiệu thời trang Altuzarra. Cô cho biết mình luôn muốn làm việc trong ngành thời trang nhưng vì chịu áp lực định hướng sự nghiệp từ gia đình, cô đành chọn theo đuổi con đường tài chính. Trong suốt thời gian học tập, tình yêu thời trang trong Karis Durmer vẫn lớn lên từng ngày và đó là động lực để cô phấn đấu trở thành nhà điều hành một doanh nghiệp thời trang như hiện nay.
Karis Durmer đã nêu cảm nhận của mình về tầm quan trọng của sự đa dạng nhân lực trong thành công của một doanh nghiệp như sau: "Tôi nghĩ rằng cần có một sự công bằng giới tính, bởi điều này sẽ tạo nên sự phong phú trong ý tưởng, năng suất làm việc. Điều này cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong doanh nghiệp thời trang, chúng ta cần rất nhiều ý tưởng sáng tạo, đa dạng. Tôi nghĩ phái đẹp chúng ta nên hiểu rõ mơ ước của mình và hãy phấn đấu cho điều ấy" .
Karis Durmer cùng giám đốc sáng tạo Joseph Altuzarra và chủ tịch của công ty luôn đề cao tính đa dạng nhân sự trong sự thành công của một doanh nghiệp. (Ảnh: Wall Street Journal)
3. NHÀ THIẾT KẾ AURORA JAMES
Người sáng lập và giám đốc sáng tạo của thương hiệu Brother Vellies, Aurora James đã tạo việc làm cho những người nghèo khó ở các nước châu Phi. Cô nổi tiếng là một trong những nhà hoạt động xã hội tích cực trong ngành thời trang.
Cô luôn đề cao ý kiến của khách hàng nữ trong ngành thời trang, theo cô: "Quan điểm của phụ nữ là đặc biệt quan trọng đến công việc tạo mẫu, nhất là trong một ngành công nghiệp mà cơ thể và quan điểm thẩm mỹ của phụ nữ là trọng tâm. Khi điều hành doanh nghiệp, tôi có thể dễ dàng hiểu được những gì mà các chị em phụ nữ yêu thích và mong đợi từ nhà mốt. Chúng ta hiểu tâm lý khách hàng và đáp ứng yêu cầu của họ chắc hẳn sẽ gặt hái được thành công cho doanh nghiệp".
Aurora James thường chia sẻ những kinh nghiệm và truyền cảm hứng với các nhà thiết kế trẻ. (Ảnh: Nicholas Hunt/Getty Images for The Business of Fashion)
4. GIÁM ĐỐC THƯƠNG HIỆU RAISSA GERONA
Raissa Gerona đang giữ chức giám đốc thương hiệu thời trang Revolve. Theo báo cáo của tạp chí Forbes, nhờ vào chiến lược influencer marketing khá thông minh của Raissa Gerona mà nhà mốt Revolve đã mang về doanh thu 650 đến 700 triệu đô la Mỹ một năm.
Chia sẻ bí quyết thành công, cô tin rằng điều quan trọng là phụ nữ phải có tiếng nói và mạnh mẽ vượt qua những khó khăn trong công việc. Ngày nay, phái nữ hoàn toàn có thể trở thành lãnh đạo, tự tin thể hiện năng lực bản thân, theo cô: "Luôn để cho công việc của bạn nói lên mọi thứ và đừng ngại bày tỏ quan điểm cá nhân. Những ý kiến của bất kỳ ai cũng có giá trị nhất định".
Raissa Gerona là nữ giám đốc tài năng, cô là "viên ngọc quý" tạo nên thành công doanh số của Revolve. (Ảnh: Instagram @ Raissa Gerona)
Chiến lược influencer marketing khá thông minh của Raissa Gerona mà nhà mốt Revolve đã mang về doanh thu hàng trăm triệu đô, mang thương hiệu thời trang này trở thành một trong những doanh nghiệp có thu nhập cao. (Ảnh: Revolve)
4 nhà điều hành Tory Burch, Karis Durmer, Aurora James và Raissa Gerona đã chinh phục ngành thời trang và là niềm cảm hứng cho những người phụ nữ có thêm niềm tin vào con đường sự nghiệp. Dù thực trạng chệnh lệch về chế độ ưu đãi theo giới tính tại các doanh nghiệp vẫn đang xảy ra nhưng điều quan trọng nhất vẫn là sự tự tin và mạnh mẽ theo đuổi đam mê.
Theo elle.vn
7 nhà thiết kế nữ tạo bước ngoặt cho cả ngành thời trang thế giới Họ không chỉ sở hữu phong cách thời trang sành điệu mà còn mang đến những bước ngoặt quan trọng cho làng thời trang. Stella Mccartney Stella McCartney bắt đầu sự nghiệp thời trang khi làm thực tập sinh cho Christian Lacroix trước khi là Giám đốc thời trang cho thương hiệu Chloé. Năm 2001, McCartney ra mắt nhãn hàng thời trang mang...