Những nhà lãnh đạo thế giới ủng hộ ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
Nhiều lãnh đạo thế giới sẽ thấy nhớ Tổng thống Donald Trump trong trường hợp ông không tái đắc cử trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng tháng 11 năm nay.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong một cuộc gặp. Ảnh: Reuters
Dưới thời Tổng thống Trump lãnh đạo, mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên có nhiều thay đổi. Nhà lãnh đạo Mỹ và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp gỡ trực diện tới 3 lần và trao đổi hơn 20 bức thư. Tổng thống Trump còn đã tạo nên lịch sử khi trở thành ông chủ Nhà Trắng đầu tiên bước chân vào lãnh thổ Triều Tiên.
Tuy nhiên, phương thức tiếp cận lần này của Mỹ vẫn chưa đảm bảo được một Triều Tiên phi hạt nhân. Trong cuộc diễu binh vào tháng 10, Triều Tiên đã cho ra mắt tên lửa đạn đạo liên lục địa mới dường như có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Về phần mình, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden nói rằng ông sẽ không gặp Chủ tịch Triều Tiên nếu thiếu điều kiện tiên quyết.
Thái tử Saudi Arabia
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên ở cương vị tổng thống năm 2017, ông Trump đã chọn Saudi Arabia. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã giành được lợi thế khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran. Tổng thống Trump từng phủ quyết lệnh trừng phạt của quốc hội Mỹ đối với Thái tử Mohammed bin Salman liên quan đến cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi.
Video đang HOT
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ tại Mỹ năm 2017. Ảnh: Reuters
Nhiều ý kiến cho rằng Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã thuyết phục được người đồng cấp Trump rút quân đội Mỹ khỏi khu vực người Kurd ở miền Bắc Syria để Ankara có thể cử binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đến địa điểm này.
Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định này không hề nhận tư vấn từ Lầu Năm Góc hoặc các đồng minh trong cuộc chiến chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria như Anh, Pháp và lực lượng người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.
Với việc Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với lệnh trừng phạt từ Mỹ do mua hệ thống phòng không S-400 của Nga và cựu Phó Tổng thống Biden từng kêu gọi Mỹ ủng hộ đảng đối lập của Thổ Nhĩ Kỳ thì ông Erdogan sẽ có nguy cơ “mất mát” nhiều nếu Tổng thống Trump không tái đắc cử.
Tổng thống Brazil
Đối với Tổng thống Brazil, người đồng cấp Trump là bạn tâm giao về chính trị. Kể từ khi nắm giữ vị trí năm 2019, ông Bolsonaro ưu ái chính sách ngoại giao liên kết “tự động” với Mỹ và các đồng minh. Đổi lại, Tổng thống Trump dỡ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò, ủng hộ Brazil gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và ký kết các thỏa thuận hợp tác quốc phòng, thăm dò vũ trụ.
Ngoại trưởng Ernesto Araujo cho biết Brazil không có vấn đề gì với viễn cảnh ông Biden giành chiến thắng bầu cử. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng môi trường chính trị của Tổng thống Bolsonaro sẽ có thay đổi. Ứng cử viên Biden từng gợi ý Brazil có thể phải đối mặt với hậu quả kinh tế nếu không ngừng tình trạng phá rừng tại Amazon.
Thủ tướng Israel
Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhận được nhiều lợi thế trong thời gian ông Trump giữ ghế tổng thống Mỹ. Tổng thống Trump từng ghi nhận Cao nguyên Golan là lãnh thổ của Israel, công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới đây. Và điều đáng kể thực sự diễn ra vào tháng 9 khi Israel bình thường hóa quan hệ với UAE và Bahrain.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có những phút giây thoải mái khi luôn miệng cười và dùng biệt danh thân mật gọi đối phương trong cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng năm 2017. Hai nhà lãnh đạo đã nỗ lực thể hiện với truyền thông rằng họ rất yêu quý nhau.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí còn đặt biệt danh cho lãnh đạo Israel 67 tuổi là “Bibi”. Nhận xét về Thủ tướng Israel, ông Trump nêu rõ: “Bibi và tôi biết nhau từ rất lâu, ông ấy là một người thông thái và là nhà đàm phán tuyệt vời”.
Về phía Thủ tướng Netanyahu, ông cũng không tiếc lời có cánh: “Tổng thống Donald Trump là cá nhân tuyệt vời đã ủng hộ người Do Thái và nhà nước Do Thái”. Thủ tướng Netanyahu còn bày tỏ về sự gắn kết, mối quan hệ đã được hình thành từ thập niên 80 của thế kỷ trước giữa ông và Tổng thống Trump.
Đại sứ Mỹ có thể từ chức để giúp Trump tranh cử
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Branstad sẽ sớm trở về Mỹ sau khi từ chức, có thể nhằm hỗ trợ cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của Trump.
"Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad sẽ rời nhiệm sở để tham gia chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump", quan chức Mỹ giấu tên am hiểu vấn đề tiết lộ hôm nay, nhưng không cho biết thêm chi tiết. Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc thông báo đại sứ Branstad dự kiến về nước vào đầu tháng 10.
Sự ra đi của Branstad khiến Mỹ không có đại sứ tại Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng trên nhiều vấn đề như Covid-19, chiến tranh thương mại hay các đòn "ăn miếng trả miếng" nhắm vào các tập đoàn công nghệ của nhau. Khoảng trống này có thể kéo dài nhiều tháng, ngay cả khi Trump tái đắc cử vào tháng 11 này.
Đại sứ Branstad họp báo tại Bắc Kinh năm 2017. Ảnh: Reuters.
Branstad từng là thống đốc tại vị lâu nhất tại Iowa, một trong những bang chủ chốt giúp Trump đắc cử năm 2016. Ông chủ Nhà Trắng hôm 12/9 cũng ám chỉ khả năng cựu đại sứ Mỹ gia nhập đội ngũ tranh cử khi nói rằng "Branstad sắp trở về nhà để tham gia chiến dịch". Nhiều nguồn tin am hiểu vấn đề cho rằng sức ảnh hưởng của Branstad tại Iowa là yếu tố quan trọng với nỗ lực tái đắc cử của Trump.
"Câu trả lời có thể là phương án đơn giản nhất, đó là chiến dịch của Trump cần củng cố lợi thế tại Iowa, trong đó bao gồm thuyết phục nông dân rằng chính sách thương mại của Nhà Trắng đang giúp họ, đó không phải điều dễ dàng", Matthew Goodman, chuyên gia kinh tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Mỹ, nhận xét.
Branstad là một trong những đại sứ đầu tiên được Trump lựa chọn sau khi ông đắc cử năm 2016. Ông chủ Nhà Trắng cho biết Branstad được chọn vì kinh nghiệm của ông trong chính sách công, thương mại và nông nghiệp, cũng như "mối quan hệ lâu dài với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình". Branstad quen biết ông Tập từ năm 1985, thông qua những cuộc trao đổi của chính phủ Mỹ - Trung.
Việc bổ nhiệm Branstad làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc ban đầu được Bắc Kinh rất hoan nghênh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã ca ngợi ông "người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc". Tuy nhiên, nhiệm kỳ của Branstad đã trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong quan hệ Mỹ - Trung.
Trump, người đang nỗ lực tái tranh cử bằng chính sách cứng rắn với Trung Quốc, đã gia tăng các biện pháp quyết liệt nhằm vào Bắc Kinh. Chính quyền Trump hồi tháng 7 yêu cầu Trung Quốc đóng cửa tổng lãnh sự quán ở Houston. Trung Quốc sau đó đáp trả bằng cách yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.
Mỹ hồi đầu tháng tiếp tục tuyên bố hủy thị thực 1.000 sinh viên, nhà nghiên cứu Trung Quốc, khiến Bắc Kinh lên tiếng chỉ trích đây là hành vi "đàn áp".
Cháu gái nói Trump 'đang tuyệt vọng' Mary Trump tin rằng người chú Donald Trump đang ngày càng tuyệt vọng về cơ hội tái đắc cử khi tố Biden "dùng thuốc" để tăng khả năng tranh luận. "Tôi nghĩ đó có thể là sự tuyệt vọng của chú Donald, chú ấy đang như người chết đuối vớ vào bất cứ chiếc cọc nào", Mary Trump, người gọi đương kim Tổng...