Những nhà giáo vĩ đại nhất thế giới
Các quốc gia khác nhau kỷ niệm ngày nhà giáo vào các ngày khác nhau để đánh dấu sự đóng góp của giáo viên trong xã hội.
Pythagoras. Ảnh: JBCN International School
Với sự kiên nhẫn và tình yêu của mình, các nhà giáo đã để lại một tác động rất lớn đến cuộc sống của các thế hệ học trò. Dưới đây là những nhà giáo giỏi nhất, nổi tiếng nhất thế giới, họ có những đóng góp to lớn mang lại một thế giới tốt đẹp hơn cho nhân loại.
Isaac Newton
Ông là một giáo viên, nhà Toán học và nhà Vật lý nổi tiếng, người đã thiết lập lý thuyết về trọng lực. Ông đã áp dụng các lý thuyết của mình về Định luật chuyển động và lực hấp dẫn để giải thích chuyển động của Mặt trời và các hành tinh. Ông là người đầu tiên phát hiện ra rằng, ánh sáng trắng được tạo thành từ một dải màu. “Priaia” là cuốn sách lần đầu tiên được xuất bản năm 1687, thiết lập nền tảng cho cơ học cổ điển.
Đây cũng là kết quả nghiên cứu của Newton, góp phần thay đổi cách mọi người nhìn nhận thế giới ở thời điểm đó. Đến nay, nó vẫn tiếp tục là chìa khóa của các công nghệ phi tương đối trên thế giới. Isaac Newton chắc chắn là một trong những giáo viên tuyệt vời nhất của nhân loại.
Pythagoras
Không chỉ là giáo viên, Pythagoras còn là một triết gia, nhà Toán học và những lý thuyết của ông vẫn được truyền dạy trong các trường học ngày nay. Được biết đến với định lý Pythagoras về các tam giác vuông, ông được coi là cha đẻ của các con số, người đã phát minh ra mối quan hệ giữa toán học và âm nhạc. Ở Croton, ông đã thành lập một xã hội bí mật nơi mọi người theo đuổi một cuộc sống có cấu trúc.
Video đang HOT
Tiến sĩ Sarvepalli Radhakrishnan
5/9, ngày sinh của ông được chọn là Ngày Nhà giáo ở Ấn Độ. Sarvepalli Radhakrishnan cũng là Phó Tổng thống đầu tiên và Tổng thống thứ hai của Ấn Độ. Ông bảo vệ Ấn Độ giáo khỏi những lời chỉ trích của phương Tây và đóng góp vào sự hình thành bản sắc Ấn Độ giáo đương đại.
Ông mang lại những hiểu biết về Ấn Độ giáo ngay tại Ấn Độ và phương Tây. Ông cũng là người giành được sự tôn trọng ở cả hai nơi. Ông nổi tiếng với những bài bình luận về Bhagavad Gita và Brahma Sutra. Ông từng được vinh danh với giải thưởng Bharat Ratna (giải thưởng dân sự cao nhất ở Ấn Độ) vào năm 1954.
Albert Einstein
Ông là một nhà vật lý lý thuyết, tác giả và một giáo viên được biết đến với những đóng góp to lớn trong lĩnh vực thuyết tương đối rộng và đặc biệt. Ông cũng được biết đến với phương trình năng lượng khối lượng được mệnh danh là phương trình nổi tiếng nhất, giúp người Bỉ tạo ra bom nguyên tử.
Công trình của ông về lý thuyết tương đối tổng quát đã được xuất bản năm 1915 và vẫn được coi là khái niệm quan trọng nhất được phát triển trong vật lý hiện đại. Ông đã được trao giải thưởng Nobel Vật lý năm 1921 nhờ công trình xuất sắc của mình. Ông chắc chắn là một trong những giáo viên tuyệt vời nhất trên thế giới.
Aristotle
Ông là một nhà triết học và nhà khoa học nổi tiếng người Hy Lạp, được coi là cha đẻ của triết học phương Tây. Năm 335 trước Công nguyên, ông thành lập trường học của riêng mình tại Athens, nơi ông dành phần lớn cuộc đời để dạy và viết.
Niềm đam mê của ông đối với tự nhiên, logic và andreasons đã khiến ông có những đóng góp được phản ánh trong toán học hiện đại, vật lý, sinh học, chính trị và nhiều lĩnh vực khác. Ông phân loại động vật trong cuốn sách của mình; Lịch sử động vật và sử dụng các đặc điểm giống nhau giữa các loài động vật để phân loại chúng thành các nhóm nhất định.
Ông cũng được gọi là cha đẻ của Động vật học, nơi ông phân loại các sinh vật sống. Ngoài ra, ông còn có những đóng góp trong các lĩnh vực vật lý, tâm lý học, khí tượng học, đạo đức, chính trị, thi pháp…
John Adams
John Adams là Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ. Trước đó, ông từng là giáo viên ở Worcester và sau đó một năm, ông quyết định học luật. Sau khi trở thành luật sư, ông đã hỗ trợ soạn thảo Hiến pháp và Tuyên ngôn độc lập. Là một trong những nhà đàm phán, ông chịu trách nhiệm về hiệp ước hòa bình với Vương quốc Anh báo hiệu sự kết thúc của Chiến tranh Cách mạng.
Savitribai Phule
Bà được biết đến với những đóng góp trong lĩnh vực giáo dục và đại diện cho quyền phụ nữ trong thời cai trị của Anh tại Ấn Độ. Bà đã xây dựng 18 trường học và khuyến khích giáo dục phụ nữ. Bà cũng tranh đấu nhằm ngăn chặn nữ phạm nhân, giết chết các góa phụ và tất cả các nguyên nhân làm suy yếu sự tồn tại của phụ nữ. Bà là nhà lãnh đạo phụ nữ duy nhất của thế kỷ 19. Bà chắc chắn là một trong những giáo viên tốt nhất trên thế giới.
Những nhà giáo vĩ đại trên đây đều có những đóng góp đáng chú ý cho thế giới và công việc của họ vẫn sống trong chúng ta theo cách này hay cách khác, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng ta. Một giáo viên xuất sắc luôn truyền cảm hứng cho chúng ta trong suốt cuộc đời. 7 gương mặt xuất sắc trên chắc chắn đã để lại một dấu ấn trong tâm trí, trái tim và thế giới của chúng ta.
Ngọc Kiều
Nguồn JBCN International School
Theo giaoducthoidai.vn
Người dân Hàn Quốc ủng hộ việc chấm dứt GSOMIA với Nhật Bản
Trong số 500 người được hỏi, đã có 55% cho rằng, Hiệp ước chia sẻ thông tin quân sự với Nhật Bản nên được chấm dứt.
Theo một kết quả thăm dò do hãng Realmeter công bố ngày 18/11, hơn một nửa số người Hàn Quốc được hỏi cho biết, họ ủng hộ việc chấm dứt Hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo với Nhật Bản (GSOMIA).
Cờ Hàn Quốc (trái) và cờ Nhật Bản. Ảnh: WorldTimes
Cụ thể, trong số 500 người được hỏi, đã có 55% cho rằng, Hiệp ước chia sẻ thông tin quân sự với Nhật Bản nên được chấm dứt. So với cuộc khảo sát vào ngày 6/11, tỷ lệ này đã tăng thêm 7%. Cuộc khảo sát cũng cho thấy, có 33% số người cho rằng, Hiệp ước này không cần chấm dứt nhưng cần phải đổi mới.
Hiệp ước chia sẻ Thông tin tình báo giữa Hàn Quốc với Nhật Bản được ký kết vào tháng 11/2016 và được coi là một công cụ biểu tượng để thúc đẩy hợp tác an ninh ba nước Nhật-Mỹ-Hàn, sẽ hết hạn vào ngày 23/11 tới. Tuy nhiên, ngày 22/8 Hàn Quốc đã quyết định không gia hạn Hiệp ước này.
Cho đến nay, vẫn chưa có tín hiệu nào cho thấy Hàn Quốc sẽ rút lại quyết định của mình./.
Theo Nho Biền/VOV1 (biên dịch)
Tân hoa xã
Nêu cao chính nghĩa để ngăn chặn âm mưu của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông Những hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông tiếp tục được giới học giả quốc tế nghiên cứu, đồng thời chỉ ra những biện pháp cần thiết để ngăn chặn, không để bùng nổ thành xung đột. Các diễn đàn quốc tế là nơi để Việt Nam nêu cao chính nghĩa của mình trong...