Những nguyên tắc cần tránh khi mượn xe người khác
Có hai điều bất di bất dịch là rửa xe và đổ đầy bình xăng trước khi trả lại, ngoài ra bạn còn cần lưu ý một số điều khác khi mượn xe hơi.
Ngày nay ôtô gắn bó mật thiết với cuộc sống của chúng ta nhưng không phải nhà nào cũng có. Một khi có nhu cầu đi lại, chúng ta có thể mượn của bạn bè, người thân và trong quá trình mượn xe, có bốn điều cần tránh.
Vi phạm luật giao thông
Nếu lái xe của người khác, bạn phải lái cẩn thận và tuân thủ luật giao thông. Dù là một chiếc xe hạng sang hay bình dân đã qua sử dụng, với người chủ đó luôn là tài sản quý. Không ai muốn chiếc xe của mình bị phạm lỗi, nhất là khi dính đến các vấn đề pháp lý.
Ăn uống trên xe
Không ăn uống, hút thuốc trên xe. Hơi thuốc làm xe có mùi khó tan và hút thuốc còn có thể gây cháy bề mặt vải, da của nội thất xe, gây tốn kém, phiền hà khi sửa.
Video đang HOT
Không ăn uống, hút thuốc trên xe
Đặc biệt không nên ăn trong xe, nhất là đồ cay, dầu mỡ và có mùi.
Đóng cửa mạnh
Một số người lo lắng vì cửa xe đóng không chặt, nên mỗi lần ra vào đều đóng khá mạnh tay. Chiếc xe không dễ hư hỏng như chúng ta tưởng tượng, nhưng bên trong cánh cửa có một số lượng lớn các bộ phận và hệ thống dây điện, nên đóng mạnh có thể gây trục trặc.
Lái xe trên đường xấu
Khi mượn xe của bạn bè, hãy nhớ chọn tuyến đường đẹp nhất trước khi đi, ví dụ, đường cao tốc, đường quốc lộ. Tránh đi đường núi, đường quê hẹp và gồ ghề nhất có thể. Bởi vì loại đường này không bằng phẳng, các ngõ hẹp có nhiều đá, cành cây, có thể va quệt, gây trầy xước, hỏng lốp…
Khi mượn xe của bạn bè, hãy nhớ chọn tuyến đường đẹp nhất trước khi đi
Trên các diễn đàn, nhiều chủ xe chia sẻ các lo lắng của mình khi có ai đó mượn. Có người nói, họ không quan trọng việc đổ xăng hay rửa xe, điều lo nhất là bạn “phóng nhanh, vượt ẩu”, gây tai nạn. Vì thế, lúc cho mượn xe, tâm hồn họ cũng nơm nớp theo.
Người khác kể, bạn mượn xe ba ngày, lúc nhận thì phát hiện bình dầu sắp cạn, xe rất bẩn. Những việc này anh không trách, song phát hiện xe có một vết đen, lau cách nào cũng không sạch. Song người bạn nhất mực không thừa nhận mình làm ra, tình bạn tan vỡ từ đó.
Có người cho bạn mượn xe đi đám cưới, không may bạn lái đường xấu trong làng, xe thủng liền hai bánh. Phải mất nhiều thời gian để tìm được người đến nơi hẻo lánh đó sửa tạm. Lúc về thành phố lại mất thêm thời gian mang xe qua hãng thay đồ. Mặc dù người bạn chi trả toàn bộ, chủ xe cảm thấy áy náy khi bạn mượn xe mình để thuận tiện đi lại, đỡ chi phí, song thực tế lại như rước vận rủi, còn mất nguyên tháng lương để sửa xe…
Ngày nay có nhiều dịch vụ cho thuê xe, nếu cần có thể thuê để tránh những tế nhị khi mượn. Còn nếu mượn, hãy coi xe của bạn như của mình, trân trọng như chính ngôi nhà mình.
Người nhà mượn ô tô đi trong dịp Tết, làm sao từ chối mà không mất lòng?
Đây là năm đầu vợ chồng tôi đi ô tô về quê ăn Tết, nhưng người nhà bên ngoại đã hỏi mượn xe đi lại. Thực lòng mình không dám giao một tài sản lớn cho người khác nhưng từ chối thế nào cũng rất khó.
May mắn hơn một số người, năm 2021 dù dịch Covid-19 hoành hành nhưng vợ chồng tôi vẫn để ra được một ít và mới lấy xe đợt trong năm. Có ô tô nên Tết này cả nhà quyết định về bên ngoại từ sáng mùng 2. Thời tiết miền Bắc chỉ hơi chục độ, cộng thêm mấy giọt mưa nên càng yêu quý chiếc xe mà hai vợ chồng vất vả mua được.
Nhiều người "đau đầu" khi bạn bè, người thân mượn ô tô (Ảnh: Picsart).
Có xe mới, về quê ai cũng mừng và tôi cũng có dịp "nở mũi" với gia đình bên ngoại. Trong bữa ăn trưa mùng 2, mọi người chúc tụng và mấy người, trong đó có cậu em vợ đã "nhấm nhỉ" rằng anh chị ở nhà chơi lâu thì hôm tới cho em mượn xe. Đương nhiên trong cuộc vui, tôi đã cười đồng ý nhưng bây giờ cũng thấy mình rơi vào thế khó.
Thẳng thắn mà nói, tôi không muốn cho ai mượn xe, kể cả người nhà. Đầu tiên thì với gia đình tôi, ô tô có giá hơn 500 triệu đồng thôi, nhưng là một tài sản lớn sau nhiều năm tích góp mới có. Hơn nữa, mình đi lại rất giữ gìn, xe mới nên nói thật có xước xát một chút cũng rất xót. Người nhà mượn xe chẳng bắt đền được, sửa tốn kém đã đành nhưng khó về nguyên bản.
Thứ hai, mình tuân thủ tuyệt đối việc không uống rượu bia khi lái xe nhưng người khác thì không biết, ngày Tết càng khó tránh. Xe mới mình đi không quen, đường quê không đông đúc nhưng lại nhiều đoạn hẹp, thử hỏi người khác mượn xe thì phải loay hoay vận hành thế nào.
Tôi cũng đã đọc được một vài "tai nạn" sau khi cho người nhà mượn xe. Nhẹ thì trầy xước sơ sơ, người nặng hơn thì móp đầu, bẹp đuôi, thậm chí còn xảy ra cả tai nạn; nghĩ đến thôi tôi đã sợ rồi. Đó là chưa kể mượn xe chở trẻ con, chúng bày bừa, chạy nhảy hay vẽ vời lên nội thất...
Nhưng tôi không muốn bị mang tiếng là người kẹt xỉ, nhất là với gia đình bên ngoại. Việc cậu em vợ hỏi mượn xe trong bữa ăn có thể là câu nói vui, song nếu là mượn thật thì sao? Phải chăng tôi đã quá khó tính, đã quá giữ gìn tài sản của mình?
Thông qua báo Dân trí, rất mong nhận được chia sẻ của mọi người về vấn đề này. Thực ra không chỉ là mượn xe dịp Tết mà còn rất nhiều ngày khác. Nếu thực sự tôi không muốn cho mượn thì có thể từ chối khéo bằng cách nào để không làm mất lòng?
Vợ chồng tôi vừa mua xe ô tô, mẹ chồng đã dẫn em chồng đến nhờ vả một chuyện trớ trêu và nực cười Nghe mẹ chồng nói mà tôi phì cười, chẳng hiểu bà đang nghĩ gì nữa? Dốc hết trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu - hôn nhân, mà còn có thể nói về những ước mơ,...