Những nguyên tắc an toàn khi chạy xe máy ngày mưa bão
Chạy tốc độ vừa phải, giữ khoảng cách, mặc áo mưa gọn gàng, bật đèn chiếu gần khi di chuyển dưới trời mưa.
Điều khiển xe dưới trời mưa tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là với chị em phụ nữ tay lái yếu. Những ngày mưa bão, mưa gió kéo dài, thời tiết âm u ảnh hưởng đến tầm nhìn, hoặc những đoạn phố bị ngập nước ảnh hưởng đến di chuyển, vì thế cần trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức để tạo an toàn cho bản thân.
Xe máy di chuyển khó khăn qua đường ngập nước ở Khương Hạ, Khương Đình, Hà Nội, sáng 11/10. Ảnh: Ngọc Thành
Dưới đây là những lưu ý khi điều khiển xe máy dưới trời mưa.
Mặc áo mưa, đội mũ đúng cách
Đi xe máy không thể thiếu áo mưa. Không chỉ chị em, người điều khiển xe nói chung nên chọn cho mình bộ quần áo mưa gọn gàng, không vướng víu hay bị cản gió khi di chuyển, tuy có hơi bất tiện khi mặc hoặc cởi ra. Hạn chế mặc áo mưa loại sử dụng một lần hay còn gọi là áo mưa giấy. Vì thiết kế mỏng dễ bị rách và rộng tạo lực cản lớn.
Đa số, mọi người thường chọn sử dụng áo mưa kiểu cánh dơi với hai tà vì tiện lợi và nhanh gọn. Tuy vậy, loại áo mưa này có rủi ro lớn là cản gió, dễ bị cuốn vào bánh xe. Nếu mặc áo cánh dơi, không nên phủ tà trước trùm lên đèn xe, cản tầm chiếu sáng của đèn và dễ bị gió thổi hất lên mặt, rất nguy hiểm. Tà sau nên gập gọn hoặc ngồi đè lên để tránh cuốn vào bánh sau gây tai nạn.
Video đang HOT
Đội mũ bảo hiểm nên cài chặt quai đúng cách để không lật ngược ra sau.
Bật đèn chiếu gần (đèn cốt) hoặc đèn định vị, đèn ban ngày
Thời tiết ngày mưa bão thường khiến trời tối hơn bình thường, dù ban ngày. Nên bật đèn chiếu gần khi di chuyển. Điều này giúp quan sát đường tốt hơn cũng như báo hiệu cho xe đối diện nhận biết xe của mình. Không bật đèn pha (đèn chiếu xa) vừa phạm luật cũng như gây chói mắt với xe đối diện.
Giữ khoảng cách
Nên giữ một khoảng cách lớn hơn bình thường (nên lớn gấp đôi chiều dài thân xe) với xe trước giúp dễ dàng xử lý tình huống bất ngờ do trời mưa tầm nhìn hạn chế. Đặc biệt, không nên chạy song song hoặc gần ôtô, vì sóng nước tạo ra từ gầm xe bốn bánh khiến mất kiểm soát, dễ bị ngã, gây tai nạn liên hoàn.
Hơi cúi đầu
Trời mưa, nước mưa tạt vào mặt gây hạn chế tầm nhìn. Nên hơi cúi đầu để tránh nước mưa tạt vào mắt, giúp dễ quan sát hơn.
Đi qua vùng nước ngập
Đi qua vùng nước ngập sâu nên đi số thấp với xe số hoặc giữ đều ga với xe ga, giúp hạn chế nguy cơ nước tràn vào ống xả, gây chết máy. Lựa chọn thời điểm thích hợp để đi qua chỗ ngập, tránh đối đầu với ôtô, chờ xe đi trước đi qua hết để căn đường.
Tránh đi vào vùng nước xoáy vì có thể là miệng cống, nên bình tĩnh chờ nước rút hoặc chờ xe phía trước đi qua rồi đi theo.
Nếu đường quá đông, nước ngập sâu, gió mạnh, người điều khiển xe hai bánh nên tắt máy, tìm chỗ trú, tránh cố đi bằng được để điều đáng tiếc xảy ra như xe chết máy, ngã xe.
Cách phanh xe máy trên đường mưa trơn trượt thế nào cho an toàn
Thời gian này đang là mùa mưa nên vấn đề sử dụng phanh xe máy như thế nào cho an toàn khi đi trong trời mưa đang rất được quan tâm.
Phanh không đúng cách khiến nhiều người đi xe máy bị ngã trên đường. Ảnh minh họa
Trời mưa đường trơn sẽ làm giảm ma sát giữa lốp xe máy với mặt đường, do đó việc phanh xe thế nào cho đúng để không gây tai nạn cho chính mình và người khác là điều hết sức quan trọng. Anh Trọng Nghĩa là 1 phượt thủ di chuyển rất nhiều trên đường có chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân về vệc sử dụng phanh xe máy khi di chuyển lúc trời mưa sao cho an toàn.
Vấn đề đảm bảo tốc độ là yếu tố hàng đầu khi muốn giữ an toàn khi tham gia giao thông. Giữ khoảng cách giữa các xe với nhau khi tham gia giao thông cũng là yếu tố an toàn cần được chú ý, không tăng tốc ở khúc cua. Phanh đồng thời kết hợp cả hai phanh, sử dụng lực phanh tăng dần và phanh sớm hơn bình thường.
- Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa, đường trơn trượt, bùn lầy, tầm quan sát bị hạn chế, nếu gặp tình huống bất ngờ mà phanh xe không đúng cách sẽ dễ trượt.
- Phanh xe thường có 2 cách gồm phanh bằng động cơ và hệ thống phanh. Với phanh động cơ, phương pháp này giúp xe giảm tốc từ từ và dễ dàng kiểm soát xe. Kỹ thuật phanh động cơ khá đơn giản, người điều khiển chỉ cần nhả tay ga, khi đó vòng tua giảm giúp ghìm máy. Chú ý, với xe số thì về số tương ứng cùng tốc độ của xe.
- Phương pháp sử dụng hệ thống phanh, với xe số có cấu tạo dùng chân để phanh bánh sau và dùng tay để hãm bánh trước. Còn với xe ga, phanh sau đưa lên tay bên trái, ở một số loại xe có thêm tính năng phanh kết hợp (Combi Brake) và bên phải cho bánh trước.
- Nhiều người thường sử dụng phanh trước, đặc biệt với chị em phụ nữ, nếu sử dụng phanh đột ngột hoặc bóp phanh quá mạnh khiến bánh xe bị khóa, đầu xe trượt và mất khả năng điều khiển. Một số người cho rằng phanh sau an toàn hơn. Nếu ấn phanh (xe số) hoặc bóp phanh sau (xe ga) đột ngột và giữ chặt, lúc đó hiện tượng trượt bánh xảy ra, khiến xe bị trượt và văng đít xe.
- Với điều kiện đường trơn, ướt do mưa, nên phanh đồng thời kết hợp cả phanh trước và sau với lực bóp phanh tăng dần.
- Đặc biệt cần lưu ý nên phanh sớm hơn bình thường. Nếu gặp tình huống khẩn cấp, khi phanh thì phải cố gắng giữ tay lái thẳng, đánh lái chuyển hướng hoặc khúc cua thì phải nhả phanh. Nếu đi trên đường bùn lầy, nên giảm tốc độ, đi chậm, hạn chế phanh gấp và đi theo xe phía trước.
- Với một số kinh nghiệm về phanh (thắng) xe trên đường trơn trượt trong giai đoạn mùa mưa hiện nay ở trên, hy vọng sẽ giúp được các bạn hay lưu thông trên đường có được kỹ thuật phanh tốt nhất để đảm bảo an toàn cho mình và người khác khi tham gia giao thông.
Xe máy để lâu không chạy bị chậm, bị giật do đâu? Bốn nguyên nhân chính gây ra hiện tượng giật khi tăng ga là giảm giật ở bánh xe, nhông xích, côn (ly hợp), hệ thống đánh lửa. Nhiều người sử dụng xe máy nhưng thường không có thói quen bảo dưỡng xe, sau một thời gian sử dụng xe sẽ bị xuống cấp, đặc biệt có các hiện tượng bị giật khi tăng...