Những nguyên nhân thường gặp khi động cơ yếu
Nhấn mạnh chân ga, động cơ phản ứng chậm và tiếng máy hụt hơi là dấu hiệu cho thấy động cơ mất công suất.
Tắc lòng xăng làm động cơ mất công suất hoặc chết máy giữa đường. (Nguồn: Đẹp/Vietnam )
Bướm ga mở tỷ lệ với mức đạp chân ga và khí hút tương ứng, xăng cũng được cung cấp vào theo tỷ lệ phù hợp với từng trạng thái làm việc. Vì thế điều kiện cần để động cơ làm việc bình thường, sản sinh đủ công suất là có đủ xăng và gió. Thiếu một trong hai thứ máy sẽ yếu.
Hãy nghĩ tới nguyên nhân này nếu thường xuyên chạy xe trong môi trường nhiều bụi bẩn. Bụi bẩn cản trở không khí nạp vào buồng đốt. Vì thế cần vệ sinh lọc gió định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần.
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khi máy yếu, thậm chí động cơ có thể chết giữa chừng, nhưng nếu dừng xe một thời gian có thể khởi động lại được.
Bơm xăng mòn hoặc bộ điều chỉnh áp suất rò rỉ
ECU kiểm soát lượng xăng theo thời gian đóng mở kim phun. Áp suất nhiên liệu trong hệ thống được duy trì ổn định trong khoảng 2,0-5,8atm nhờ bơm xăng làm việc liên tục và bộ điều chỉnh. Áp suất thấp làm giảm lượng xăng cấp vào buồng đốt.
Video đang HOT
Bơm nhiên liệu rất khó hỏng, tuổi thọ trung bình lên tới 6 năm và thường bị thay oan. Khi thay lọc xăng, áp suất phun vẫn thấp, một số gara thường quy cho bơm bị lỗi và đưa ra quyết định thay mới. Thực tế nhiều trường hợp lại do bộ điều áp rò rỉ hoặc bị két, xăng hồi về bình chứa không tạo ra áp suất.
Áp suất phun đảm bảo nhưng lượng xăng vào buồng đốt vẫn có thể thấp hơn yêu cầu. Nguyên nhân là do cảm biến lưu lượng không khí (MAF) hoặc cảm biến áp suất không khí tuyệt đối (MAP) phản ứng chậm, truyền tín hiệu sai, ECU điều khiển thời gian mở kim phun ngắn.
Điện cực bu-gi mòn
Để quá trình cháy diễn ra hoàn hảo, bu-gi phải tạo ra tia lửa khỏe và đúng thời điểm đảm bảo áp suất cháy là lớn nhất khi pít-tông ở điểm chết trên. Bu-gi mòn, khe hở giữa 2 điện cực lớn, hỗn hợp hòa khí cháy không hiệu quả làm giảm công suất. Việc điều chỉnh khe hở cần phải được thực hiện theo khuyến cáo riêng của từng loại xe.
Vấn đề này thường xuất hiện trên xe ít thay dầu hoặc sử dụng lâu năm. Trong kỳ cháy giãn nở, khí áp suất cao lọt qua khe hở giữa pít-tông và xi-lanh hoặc giữa xu-pap và đế làm triệt tiêu áp suất nén vào pít-tông.
Trường hợp nặng dầu có thể vào buồng đốt làm bẩn bu-gi. Dầu máy cũng nhanh bẩn hơn. Đây là hư hỏng nặng cần phải đại tu, để xác định chính xác vấn đề này có thể kiểm tra bằng cách bơm khí nén vào buồng đốt qua cổng lắp bu-gi và đo mức sụt áp trong kỳ nén (tất các các van của hệ thống phân phối khí đều đóng).
Tắc đường ống xả
Bộ chuyển đổi xúc tác giúp giảm lượng khí độc thải ra môi trường. Nhưng sử dụng lâu ngày nó lại trở thành tác nhân tác đường ống xả. Khí thải ùn ứ trong đường ống, động cơ mất nhiều năng lượng hơn để đẩy chúng ra ngoài. Áp suất xả lớn còn làm giảm lượng khí nạp dẫn tới hiện tượng tổn hao công suất.
Theo Vietnamplus
Kinh nghiệm 'bắt bệnh' xe Minsk
Xe Minsk rất hay được các bạn trẻ dùng để đi phượt. Được cưỡi một chiếc xe Minsk vi vu trên những cung đường Tây Bắc thì không gì tuyệt bằng. Song, muốn làm bạn với Minsk, bạn phải "hiểu" nó.
Từ lâu, Minsk đã là một dòng xe đa dụng với đồng bào dân tộc vùng cao của Việt Nam, bởi những điểm ưu việt và phù hợp của nó. Xe được trang bị động cơ 2 kỳ, 1 xi lanh với thể tích 125cc, bền, khỏe, kết cấu khung sườn khá chắc chắn. Tuy nhiên, do những chiếc xe Minsk đều đã có tuổi thọ khá cao, nên khi sử dụng, bạn cần nắm một chút kĩ thuật để tự mình "bắt bệnh" và sửa xe khi đi đường dài.
1. Bảo dưỡng để tránh 'bệnh vặt'
Khung sườn của những chiếc xe Minsk cũ đã quá ọp ẹp, có thể do một số mối hàn trên kết cấu khung bị nứt, bi cổ phốt đã kém hoặc bạc trục càng sau mòn. Xe đi có cảm giác láng cần kiểm tra lại bi trục may-ơ bánh trước và sau hoặc vành bị ô-van. Nhông xích tải mòn dẫn tới hiện tượng trượt tải.
Xe Minsk hay được các bạn trẻ dùng để đi "phượt".
Ngoài ra, còn một số trường hợp xảy ra như má phanh mòn, khô dầu mỡ. Một số chi tiết chuyển động nhỏ như dây côn, dây phanh, dây ga cần phải bơm mỡ, bảo dưỡng thường xuyên. Lốp xe cũng là phần quan trọng, cần đảm bảo rằng lốp không quá mòn nhằm tránh trơn trượt khi vận hành.
2. Các hỏng hóc từ động cơ
Khi vận hành, xe có tiếng kêu lạ (đặc biệt khi cao ga), xe đi yếu không bốc có thể do các nguyên nhân: mòn xéc-măng, piston và xi lanh, biên lắc dẫn tới hơi yếu và xe không bốc, xích côn, lá côn và bi cơ mòn.
Một số nguyên nhân do các chi tiết máy đã xuống cấp dẫn tới động cơ phát ra tiếng kêu ngoài ý muốn. Số nặng, sang số khó có thể do côn không cắt dứt khoát hoặc đĩa chia số đặt chưa đúng vị trí.
3. Lọc gió và chế hòa khí
Thông thường, bình xăng sử dụng lâu ngày sinh ra lắng cặn, dẫn tới tắc khóa xăng, ống dẫn và chế hòa khí, cần phải xúc rửa vệ sinh lại toàn bộ hệ thống.
Lọc gió bám quá nhiều bụi bẩn khiến không đủ lượng gió cung cấp cho quá trình hòa trộn nhiên liệu trong chế hòa khí, gây tắc chế hòa khí dẫn tới xe có hiện tượng không thể tăng ga ở vận tốc cao.
Chế hòa khí của Minsk thường xuyên bị nước vào khi rửa xe hoặc băng qua chỗ có nước ngập sâu, do thiết kế cổ hút gió và dây ga không kín. Xe lúc này sẽ không khởi động được, hoặc nếu có khởi động được thì tiếng nổ cũng kêu lụp bụp, không đều. Cần phải tháo chế xúc rửa ngay.
4. Phần điện
Điện trên xe Minsk là phần rất đáng chú ý và cũng là bộ phận hay "dở chứng" nhất. Khi xe chạy đường dài ở tốc độ cao, máy nóng gây ra cháy cuộn điện nguồn cung cấp cho quá trình đánh lửa của bugi. Nếu chạy tốc độ thấp mà vẫn bị cháy có thể do vô lăng từ quay không đồng tâm, mâm lửa bị móp méo dẫn tới va quệt vào vô lăng làm cháy cuộn điện nổ.
Ở trường hợp khác, nếu cuộn điện vẫn làm việc bình thường mà bugi không đánh lửa thì cần kiểm tra lại TK (IC), dây nguồn ra mô-bin, mô-bin sườn hỏng, dây cao áp hoặc bugi hỏng. Nhiều trường hợp, bugi vẫn đánh lửa khi kiểm tra nhưng lắp vào chạy được một đoạn đường ngắn xe lại chết máy, đó là do bugi om, cần thay bugi mới.
Theo Zing
Nguyên nhân thường gặp khi động cơ yếu Nhấn mạnh chân ga, động cơ phản ứng chậm và tiếng máy hụt hơi là dấu hiệu cho thấy động cơ mất công suất. Bướm ga mở tỷ lệ với mức đạp chân ga và khí hút tương ứng, xăng cũng được cung cấp vào theo tỷ lệ phù hợp với từng trạng thái làm việc. Vì thế điều kiện cần để động...