Những nguyên nhân phổ biến gây suy giảm thị lực, chớ coi thường!
Đôi mắt là cửa sổ mở ra thế giới. Khi các cửa sổ này trở nên mờ và không còn rõ, người bệnh có thể cảm thấy bị cô lập.
Shutterstock.
Tuổi tác có thể đóng một vai trò lớn trong việc suy giảm thị lực.
Sau đây là 5 nguyên nhân phổ biến gây mất thị lực khi một người vượt qua mốc 40 tuổi, theo Reader’s Digest.
1. Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể ở người cao tuổi từ 65 tuổi là từ 50 – 70% và thường được mô tả là nhìn mờ.
Sự hình thành của đục thủy tinh thể là từ từ và nếu không được điều trị có thể gây mất thị lực hoàn toàn.
Ngoài tuổi cao, bệnh tiểu đường, tiền sử gia đình, hút thuốc, tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng cực tím và viêm mắt nặng cũng là nguyên nhân.
Đặc biệt cần chú ý: Dùng lâu dài các loại thuốc như corticoid (nhỏ hoặc uống), thuốc chống loạn nhịp tim Amilodarone, thuốc hạ mỡ máu Simvastatin, thuốc chống trầm cảm Phenothiazine làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, theo Reader’s Digest.
Video đang HOT
2. Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác
Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác liên quan đến sự suy giảm của phần trung tâm của võng mạc – là mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt, được gọi là hoàng điểm.
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở những người từ 60 tuổi trở lên. Các triệu chứng bao gồm giảm chất lượng thị lực, tầm nhìn trung tâm mờ và giảm phân biệt màu sắc, theo Reader’s Digest.
Có hai loại thoái hóa điểm vàng, loại ướt và loại khô. Trong khi không có cách chữa trị cho loại khô, loại ướt có thể được điều trị bằng tiêm, laser quang hóa võng mạc, dùng kính tiếp xúc có thể cấy ghép được hoặc thay thủy tinh thể.
Bệnh tăng nhãn áp hay còn gọi là bệnh thiên đầu thống, xảy ra khi áp lực thủy dịch bên trong nhãn cầu tăng cao, áp lực lên mắt.
Bệnh này thường gặp nhiều ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên và rất nguy hiểm vì khó phát hiện sớm và có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.
Các triệu chứng bao gồm: đau mắt dữ dội, buồn nôn, đau mắt đỏ, nhức đầu, nhạy cảm trong và xung quanh mắt, nhìn thấy các vòng màu xung quanh bóng đèn vào ban đêm và nhìn mờ, đau nhức trong mắt và xung quanh mắt, đau nhiều vào buổi tối, đôi khi đau dữ dội gây nôn mửa, theo Reader’s Digest.
Nếu thấy những biểu hiện này, nên đi khám ngay.
Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường, gây ra bởi lượng đường trong máu cao, gây tổn hại võng mạc mắt.
Các triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường bao gồm mờ mắt, gặp vấn đề khi nhìn vào ban đêm và các điểm tối trong tầm nhìn trung tâm. Có thể mất vài năm mới suy giảm thị lực nghiêm trọng, theo Reader’s Digest.
Các phương pháp điều trị chính cho bệnh võng mạc tiểu đường là điều trị bằng laser, tiêm mắt và phẫu thuật để loại bỏ mô sẹo.
5. Lão thị
Khi mắt già đi, thủy tinh thể dần cứng lại và mất tính đàn hồi. Quá trình này được gọi là viễn thị và thường bắt đầu phát triển sau tuổi 40.
Hãy tưởng tượng một quả bóng được thổi lên và xì hơi. Theo thời gian, quả bóng sẽ dần mất đi tuổi xuân. Điều tương tự cũng xảy ra với thủy tinh thể.
Những người sống với viễn thị sẽ gặp khó khăn khi nhìn các vật ở gần và có xu hướng đưa vật ra xa để nhìn.
Theo Reader’s Digest/Thanh niên
Phòng ngừa đục thủy tinh thể cách nào?
Điều khá nguy hiểm là bệnh đục thủy tinh thể không hề có triệu chứng rõ rệt, chỉ đến khi bệnh trở nặng, suy giảm thị lực nghiêm trọng thì người bệnh mới đi khám.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ Khoa Mắt - Bệnh viện huyện Củ Chi (TP.HCM), cách tốt nhất để phòng chống căn bệnh đục thủy tinh thể là cần thay đổi thói quen sinh hoạt một cách khoa học, kết hợp với những giải pháp hỗ trợ điều trị thông qua các cách sau:
- Cải thiện ánh sáng trong nhà với đèn nhiều hơn hoặc sáng hơn. Khi đi ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khói bụi... thì nên đeo kính râm hoặc một chiếc mũ rộng vành để giảm độ chói bảo vệ mắt.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, E, A, kẽm, lutein, zeaxanthin có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc, trứng sữa, cá... Hạn chế ăn mặn và thức ăn có nhiều đường, dầu mỡ...
- Khám mắt thường xuyên, định kỳ 6 tháng/lần.
Đối với những người bị đục thủy tinh thể, khi đến bệnh viện phẫu thuật đục thủy tinh thể, bệnh nhân cần lưu ý:
- Nhịn ăn sáng để bác sĩ cho làm các xét nghiệm và cận lâm sàng cần thiết.
- Mang theo toa thuốc và thuốc đang điều trị các bệnh khác (nếu có).
- Có người nhà đi cùng...
Theo vtv.vn
Tưởng mình bị tâm thần khi liên tục nhìn thấy những thứ bất thường, cô gái trẻ đi khám mới biết là do một căn bệnh ở mắt Sau nhiều năm, cô gái này mới đủ can đảm đi khám sau khi cố che giấu tình trạng bệnh của mình. Khi đi khám, bác sĩ thông báo nguyên nhân xuất phát từ một dạng bệnh của chứng thoái hóa điểm vàng. Kirsty James (29 tuổi) đang sống tại thị trấn Caerphilly ở Monmouthshire (phía nam xứ Wales). Cô chia sẻ rằng,...