Những nguyên nhân không ngờ gây rụng tóc
Rụng tóc là một phản ứng bình thường của cơ thể trước những tác động, ví dụ như phẫu thuật, bị sốt hoặc mang thai… Hoặc đó cũng có thể là một dấu hiệu của sự thiếu chất hay mất cân bằng hoá học. Do đó bạn càng biết sớm càng tốt.
Ảnh minh hoạ: Internet
Trung bình hàng ngày tóc rụng khoảng 50 sợi, nhưng với một số người có thể lên tới 100 sợi/ngày. Tóc thường bị rụng mỗi khi tác động vào da đầu như gội, chải…
Số tóc bị rụng khi gội hoặc chải đầu là số tóc trong giai đoạn nghỉ ngơi, tức là chúng đã sẵn sàng để rụng. Số tóc này chiếm khoảng 15% trên da đầu, nếu bạn bị rụng quá 20% số tóc thì tức là bạn bị rụng tóc quá nhiều và cần tìm nguyên nhân cho sự bất thường đó.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc
Do nội tiết: Gần như tất cả đàn ông đều có dạng chân tóc chữ M và tóc thưa hơn ở phần đỉnh đầu. Hiện tượng tóc rụng được gây nên từ một sự chuyển hoá nội tiết tố nam testosterone thành một chất có tên DHT.
Các nang tóc dần trở nên nhỏ hơn, giai đoạn mọc tóc ngắn đi, giai đoạn thoái hoá của tóc dài ra. Kiểu rụng này chỉ xảy ra ở phần trước và trên của tóc vì đây là khu vực nhạy cảm với hormon. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh cũng thường bị rụng tóc.
Video đang HOT
Do hoá trị liệu: Đó là khi cơ thể có những phản ứng với những chất hoá học được truyền vào cơ thể. Hoá trị liệu làm ảnh hưởng lên sự phát triển của nang tóc ở giai đoạn thoái hoá. Các chân tóc không phát triển bình thường, dễ bị gãy rụng trên toàn bộ da đầu. Khi đã hết điều trị hoá chất thì nang tóc lại được tái sinh.
Stress, căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc. Ảnh minh hoạ: Internet
Rụng tóc từng mảng: Đôi khi hệ miễn dịch của cơ thể lại tấn công những chồi tóc đang phát triển, hiện tượng này dẫn đến rụng tóc từng mảng. Khi hiện tượng tự miễn này chỉ diễn ra ở phần củ tóc, các nang tóc sẽ lại được tái sinh khi hệ thống miễn dịch được kiểm soát. Trường hợp rụng tóc thành sẹo là do các tế bào cọng tóc ở chỗ phình của nang tóc bị tấn công, gây hậu quả mất tóc vĩnh viễn.
Các nguyên nhân khác: Có nhiều nguyên nhân khác gây rụng tóc như thường xuyên giựt tóc, chải tóc quá mạnh, cơ thể thiếu chất, hoặc quá căng thẳng.. Một số món ăn bổ dưỡng giúp tóc chắc khoẻ, ngăn ngừa rụng tóc
Bài 1: Cháo hà thủ ô: hà thủ ô đỏ 15 – 20g khô, rửa sạch, ngâm mềm, sắc lấy nước để nấu với gạo tẻ cùng đại táo thành cháo nhừ. Thêm ít đường phèn, đánh tan. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
Bài 2: Bắp bò hầm hà thủ ô: Nấu nửa lít nước trong nồi đất cho thật sôi, cho 200g bắp bò cùng hà thủ ô đỏ (15 – 20g khô) và 6 quả đại táo, 2 lát gừng sống cùng hầm cho chín nhừ. Cho mè đen (rang chín, giã mịn) vào, nấu thêm 15 – 20 phút, vớt bắp bò ra xắt lát mỏng, cho vào tô, múc nước hầm tưới lên bắp bò. Ăn nóng trong bữa cơm. Lưu ý người bị tiêu chảy không dùng món này.
Củ cà rốt 100g, gan lợn 200g, hà thủ ô 15g, hành, gừng, muối, đường, mì chính vừa đủ. Cho hà thủ ô vào đun 20 phút, chắt lấy nước. Cà rốt thái nhỏ cho vào xào. Gan lợn xào thơm, đổ nước hà thủ ô vào đun sôi lên rồi cho thêm gia vị vừa ăn. Món ăn này chữa rụng tóc rất tốt. Ảnh minh hoạ: Internet Bài 3: Trứng cút nấu long nhãn: trứng chim cút 6-8 cái, long nhãn nhục 15g tươi hoặc 8g khô. Cho 2 thứ vào nồi với 300ml nước, nấu sôi khoảng 10 phút, ăn vào lúc đói bụng.
Bài 4: quả dâu tằm 60g, ý dĩ nhân (sống) 30g, đậu xanh 30g. Ba thứ rửa sạch, để ráo, cho vào siêu đất nấu với 4 chén nước, sắc còn 2 chén. Thêm đường vừa đủ, bỏ bã, uống nước.
Bài 5: củ cà rốt 100g, gan lợn 200g, hà thủ ô 15g, hành, gừng, muối, đường, mì chính vừa đủ. Cho hà thủ ô vào đun 20 phút, chắt lấy nước. Cà rốt thái nhỏ cho vào xào. Gan lợn xào thơm, đổ nước hà thủ ô vào đun sôi lên rồi cho thêm gia vị vừa ăn.
THÁI HÀ
Theo tienphong.vn
Dùng kháng sinh có gây mất sữa?
Em bị sốt lúc nóng lúc lạnh, đi khám bị viêm amidan, em đã uống thuốc hạ sốt 2 ngày nhưng bệnh vẫn không giảm.
Em đang cho con bú (con em mới hơn 1 tháng tuổi) thì phải làm sao cho khỏi bệnh? Nếu dùng kháng sinh thì có ảnh hưởng đến sữa không thưa bác sĩ? Vì em thấy sữa ít hẳn nên sợ dùng kháng sinh sẽ mất sữa.
Trần Thị Thủy (thuytran@gmail.com)
Đối với phụ nữ đang cho con bú bị nhiễm khuẩn hô hấp nói chung và nhiễm khuẩn amidan nói riêng cần được điều trị triệt để. Nếu bạn bị viêm amidan mà chỉ dùng thuốc hạ sốt thì chưa đủ mà phải dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn thì mới hết sốt được.
Vì viêm amidan là quá trình sưng tấy và làm mủ tại amidan nên người bệnh thường sốt cao 39-40oC(có khi nóng, có khi lạnh). Nếu không dùng kháng sinh thì bệnh sẽ kéo dài đôi khi nguy hiểm nhất là nếu viêm do liên cầu.
Ảnh minh họa: Internet
Có thể bạn băn khoăn vì đang cho con bú nhưng không sao, một số kháng sinh vẫn được dùng cho bà mẹ đang nuôi con bú. Vậy bạn đã khám bác sĩ chẩn đoán viêm amidan thì bạn cần dùng thuốc chống viêm, hạ sốt và kháng sinh chống nhiễm khuẩn theo đúng chỉ định của bác sĩ đã kê đơn.
Kết hợp súc họng bằng nước muối loãng và vệ sinh răng miệng hằng ngày để bệnh nhanh khỏi. Thường khi bị bệnh mà dùng thuốc hạ sốt giảm đau thì lượng sữa cũng ít đi. Hơn nữa, do người mệt và ăn không ngon miệng nên bà mẹ ăn được ít hơn nên dễ bị thiếu sữa cho con bú.
Vì vậy, lúc này bạn cần uống ngay kháng sinh để nhanh khỏi bệnh chứ không phải là sợ mất sữa mà không uống. Sau khi khỏi bệnh trẻ bú nhiều sẽ kích thích xuống sữa trở lại. Muốn không bị mất sữa, bạn cần cố gắng ăn nhiều bữa và uống nhiều nước để giúp hạ sốt cũng như tăng tiết sữa để không bị thiếu sữa bạn nhé.
Theo phunusuckhoe
Thầy giáo vào nhà nghỉ cởi đồ để nữ đồng nghiệp ôm cho đỡ sốt, chồng cô giáo bức xúc: "Ông ấy nói như trẻ con, không thể nghe được" Anh L. cho rằng lời bao biện của người đàn ông bị bắt quả tang cùng vợ mình trong nhà nghỉ không thể chấp nhận được. Trưa 18/4, chia sẻ với PV, anh Khúc Văn L. (SN 1977, trú tại thôn Mỏ Đá, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) cho hay, sáng nay đọc được thông tin của ông Hoàng...