Những nguyên nhân khiến vùng da ngực bị nổi mụn
Mụn ở ngực gây mất thẩm mỹ và đem đến cảm giác khó chịu. Nguyên nhân gây nổi mụn ở ngực chủ yếu do những thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày.
Làm sạch cơ thể không đúng cách
Việc lười tắm hoặc không chú ý tẩy tế bào chết cho cơ thể, đặc biệt là vùng da ở phía ngực có thể gây tình trạng tích tụ bã nhờn, bít tắc lỗ chân lông và mọc mụn.
Ngoài ra, ở phụ nữ đang cho con bú, khi tia sữa bắn ra, nếu không được vệ sinh sạch sẽ cũng gây ra tình trạng mọc mụn trên da. Thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.
Mặc áo ngực quá chật
Mặc quần áo quá chật là nguyên nhân gây mụn ở ngực. Đồ họa: Hồng Nhật
Nhiều phụ nữ có thói quen mặc áo ngực chật để tạo đường cong cho ngực. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân để lại những nốt mụn nhọt trên da.
Video đang HOT
Đặc biệt là trong tiết trời nóng bức, việc mặc áo ngực quá chật sẽ khiến cho mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Điều này khiến vi khuẩn có cơ hội tích tụ và sản sinh ra mụn ở vùng da này.
Rối loạn hormone gây mụn ở ngực
Mụn có thể bắt đầu xuất hiện vào độ tuổi dậy thì của các bé trai và bé gái. Trong thời kỳ này hormone sinh dục tăng cao, là nguyên nhân khiến cho tuyến bã nhờn tăng hoạt động. Những vùng da có nhiều tuyến bã nhờn như vùng ngực sẽ tăng sản xuất dầu nhờn và hình thành nên mụn.
Bên cạnh đó, rối loạn nội tiết ở phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh có thể là nguyên nhân gây ra mụn.
Sử dụng nước xả vải
Nhiều loại nước xả vải tạo mùi hương nhưng lại dễ gây kích ứng da, đặc biệt là những làn da nhạy cảm. Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây nổi mụn ở vùng ngực và nổi mụn ở vùng lưng.
Cơ thể mất nước
Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để tránh tình trạng nổi mụn. Đồ họa: Hồng Nhật
Lượng nước cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt sẽ khiến cho làn da bị khô ráp. Da khô kéo dài sẽ buộc cơ chế tiết dầu hoạt động mạnh mẽ hơn để cân bằng lại độ ẩm. Như đã nói ở trên, dầu dễ làm bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng mụn thêm trầm trọng.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Quá nhiều đường trong khẩu phần ăn sẽ làm tăng khả năng tiết bã nhờn trong cơ thể gây ra mụn, ngoài ra đường còn thúc đẩy sự lão hóa của da, khiến da xấu đi trông thấy.
Ăn thực phẩm cay nóng sẽ khiến cơ thể dễ bị nóng trong, bộc phát ra bên ngoài gây ra mụn là điều không thể tránh khỏi.
Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có nguy hiểm?
Thông thường, khi mới sử dụng thuốc tránh thai, cơ thể sẽ cần thời gian để làm quen với những thay đổi do việc dùng thuốc mang lại.
Tôi 25 tuổi, đã kết hôn và chưa muốn có con nên đã dùng thuốc tránh thai. Tuy nhiên sau khi dùng thuốc thì kinh nguyệt của tôi không đều. Trong tháng đầu tiên dùng thuốc, mới 20 ngày tôi đã thấy kinh (chu kỳ bình thường của tôi là 28 ngày), những tháng sau đó là 35-40 ngày. Xin hỏi tình trạng này có nguy hiểm không?
Nguyễn Minh Nguyệt (Hà Nội)
Khi dùng biện pháp tránh thai bằng thuốc, nghĩa là đưa một lượng hormon sinh dục nữ vào cơ thể nhằm ngăn cản việc làm tổ của trứng, làm biến đổi lớp nội mạc tử cung và có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai. Tác dụng của thuốc cũng làm cho dịch nhầy ở cổ tử cung đặc lại và dày lên để ngăn tinh trùng xâm nhập tử cung...
Thông thường, khi mới sử dụng thuốc tránh thai, cơ thể sẽ cần thời gian để làm quen với những thay đổi do việc dùng thuốc mang lại.
Một tác dụng phụ của thuốc thường gặp là gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như bạn đang gặp phải. Tình trạng này là do khi uống thuốc, gây rối loạn nội tiết tố nên chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn hơn, số lượng và màu sắc máu kinh cũng có thể thay đổi.
Nếu sau vài tháng dùng thuốc, chu kỳ kinh trở lại bình thường thì đó là bình thường. Ngoài ra bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khác như: chóng mặt, đau đầu và đau bụng...
Nếu các tác dụng phụ xảy ra quá thường xuyên và trở nên nghiêm trọng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được điều chỉnh loại thuốc hoặc liều dùng phù hợp.
Đặc biệt là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt kéo dài kèm theo những hiện tượng bất thường: máu ra vón cục, có màu đen, mùi hôi khó chịu... thì nên đến bệnh viện chuyên khoa để được khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
Trong trường hợp của bạn nếu cảm thấy không yên tâm, bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa sản để được tư vấn về tình trạng của mình và có thể thay thế phương pháp tránh thai phù hợp hơn.
Cách ngăn ngừa rụng tóc sau sinh Tôi sinh con đầu lòng được 3 tuần thì bắt đầu thấy rụng tóc nhiều hơn bình thường. Đến nay đã 6 tháng nhưng tình trạng tóc rụng không giảm. Xin hỏi có biện pháp gì (hoặc thuốc nào) để ngăn ngừa tình trạng này không? Hoàng Thị Lý (Hà Nội) Sau quá trình thai ky 9 tháng và sinh em bé, một...