Những nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước
Cơ thể của bạn được cấu tạo khoảng 60%-70% là nước. Đôi khi chỉ cần mất 2% lượng nước trong cơ thể, tâm trạng của bạn cũng bị thay đổi, mức năng lượng (phục vụ cho hoạt động của cơ thể) cũng giảm sút theo và khiến chức năng nhận thức của bạn chậm lại. Hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nước trong cơ thể và cách nào để phòng tránh điều này.
Tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người chưa biết mình bị mắc chứng bệnh này có nguy cơ mất nước cao. Vì khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể cố gắng thoát khỏi tình trạng dư thừa glucose bằng cách tăng lượng nước tiểu.
Nếu bạn bị tiểu đường, bạn thường cảm thấy khát hoặc bạn thường xuyên vào nhà vệ sinh, hãy hỏi bác sĩ để biết cách nào giúp bạn theo dõi lượng đường trong máu của mình.
Bạn đang trong thời kỳ kinh nguyệt ? Do vậy, đừng ngần ngại hãy uống nước nhiều hơn bình thường. Vì lượng estrogen (hoóc môn sinh dục nữ, sản sinh trong buồng trứng, giúp các mạch máu hoạt động hiệu quả, giúp da đàn hồi và mềm mại, giúp hệ thần kinh tránh xa mọi căng thẳng) và progesterone (hoóc môn biểu tượng cho sức mạnh và sự ham muốn.
Khi lượng hoóc môn testosterone trong cơ thể không đủ, đàn ông sẽ dễ nổi nóng, giảm trương lực trong cơ thể, giảm trí nhớ và khả năng làm việc) ảnh hưởng quá trình hydrat hóa của cơ thể. Và khi các hormone này bị xáo trộn, như trường hợp bạn đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi bạn đang có biểu hiện tiền kinh nguyệt, bạn nên uống nhiều nước. Đặc biệt việc mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt cũng làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể bạn.
Nếu kinh nguyệt của bạn ra quá nhiều thì bạn cần thay băng vệ sinh hai giờ một lần và hãy tìm đến bác sĩ phụ khoa.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Hội chứng ruột kích thích thường gây ra chuột rút, đau bụng, đầy hơi khí, tiêu chảy và táo bón. Nhưng nếu hội chứng này chưa quá tồi tệ thì nó lại gây ra mất nước! Điều này chủ yếu do các triệu chứng của bệnh tiêu chảy mãn tính. Nhưng cũng bởi vì trong chế độ ăn uống hàng ngày, chúng ta không bổ sung kịp thời trái cây tươi và rau quả giàu nước, điều này làm giảm (mà chúng ta không biết) lượng nước trong cơ thể mình.
Để tăng cường mức độ hydrat hóa của bạn, hãy lựa chọn bột lúa mì và gạo. Khi được nấu chín, chúng sẽ hấp thụ nước và đem lại cho bạn lượng nước nhiều hơn mì ống.
Video đang HOT
Nhiều loại thuốc, trong đó có thuốc điều trị chứng tăng huyết áp gây tác dụng lợi tiểu. Một cách âm thầm, chúng làm cơ thể bạn tăng sản sinh lượng nước tiểu và dẫn đến nguy cơ mất nước. Nếu bạn đang được điều trị bệnh cao huyết áp, hãy tăng lượng nước, đồ uống hàng ngày của bạn.
Căng thẳng
Nếu bạn gặp áp lực thường xuyên, các tuyến thượng thận của bạn trở nên kiệt sức, dẫn đến suy thượng thận. Vấn đề là các tuyến này sản xuất aldosterone, một hormone giúp điều chỉnh mức độ chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể.
Khi bạn đang rơi vào tình trạng căng thẳng, đừng ngần ngại uống thật nhiều hơn. Nhưng tìm kiếm cách để vượt qua căng thẳng vẫn là giải pháp tốt nhất giúp cho các tuyến thượng thận có “ sức khỏe tốt”.
Bổ sung chế độ ăn uống
Việc bổ sung chế độ ăn uống “tự nhiên” không phải không có tác dụng phụ. Một số loại cây trồng như rau mùi tây, cải xoong hoặc bồ công anh làm tăng viejc sản xuất nước tiểu, có thể dẫn đến mất nước. Nếu bạn đang xem xét thực hiện chế độ ăn uống bổ sung thêm chất, trước hết hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn, họ sẽ cho bạn biết các loại thực phẩm và những tác dụng phụ không mong muốn của chúng. Và đặc biệt hãy làm theo lời khuyên thông thường là hãy uống nước khi bạn cảm thấy khát. Khát là thông điệp mà cơ thể của bạn gửi đến bạn và báo cho bạn biết rằng bạn đang ở trong tình trạng thiếu nước.
Theo Vnmedia
6 nguyên nhân đặc biệt khiến cơ thể bị mất nước
Nhiều người cho rằng cơ thể bị mất nước là do uống không đủ nước hoặc vận động quá nhiều. Nhưng thực tế, có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra vấn để này.
Dưới đây là những nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước nhưng bạn lại không hề biết.
1. Bệnh tiểu đường
"Những người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người không biết mình bị bệnh sẽ có nguy cơ mất nước trong cơ thể cao hơn so với những người không bị bệnh. Đó là vì, nồng độ đường trong máu quá cao, cơ thể cố gắng đào thải lượng đường dư thừa thông qua nước tiểu. Điều này có thể dẫn tới tình trạng khử nước trong cơ thể", Robert Kominiarek, một bác sĩ gia đình ở Ohio cho biết.
Nếu bạn bị tiểu đường và bị khát nước hoặc đi tiểu thường xuyên, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu. Và nếu bạn thấy các triệu chứng khác kèm theo như nước tiểu có màu lạ, đi tiểu nhiều, giảm cân nhanh, luôn cảm thấy đói... thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Ảnh minh họa
2. Có "đèn đỏ"
"Trong những ngày này, sự thay đổi estrogen và progesterone ảnh hưởng đến mức độ hydrat hóa của cơ thể. Nó cũng giống như các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác. Một số phụ nữ có kinh nguyệt ra quá nhiều cũng làm cho cạn kiệt lượng chất lỏng trong cơ thể", Marielena Guerra, một bác sĩ sản phụ khoa ở Florida cho biết.
Vì vậy, trong thời gian này, bạn nên uống thêm nước để duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể.
Ảnh minh họa
3. Do tác dụng của một số loại thuốc
"Nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc tiêu chảy, thuốc chống buồn nôn... có tác dụng phụ là lợi tiểu, từ đó gây ra nguy cơ mất nước trong cơ thể", Tiến sĩ Kominiarek nói. Nếu bạn dùng các loại thuốc trên, nên tăng cường uống nước để tránh nguy cơ mất nước.
Ảnh minh họa
4. Căng thẳng
"Khi bạn bị căng thẳng, tuyến thượng thận của bạn bơm ra kích thích tố căng thẳng. Và nếu bạn đang liên tục chịu áp lực, cuối cùng tuyến thượng thận của bạn trở nên cạn kiệt, gây suy thượng thận", Tiến sĩ Kominiarek nói. Vấn đề là, các tuyến thượng thận cũng sản xuất các hormone aldosterone, giúp điều chỉnh nồng độ chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể.
Vì vậy, khi thượng thận phải làm việc mệt mỏi, khả năng sản xuất aldosterone của cơ thể giảm, gây ra tình trạng mất nước và các chất điện giải thấp. Tăng lượng nước uống có thể giúp đỡ tình trạng này một cách đơn giản nhất.
Ảnh minh họa
5. Tuổi tác
Khi bạn có tuổi, khả năng giữ nước của cơ thể giảm đi đáng kể. Điều đó có nghĩa là bạn dễ dàng bị mất nước hơn so với khi còn trẻ, vì lúc này, các cơ quan trong cơ thể không thực hiện tốt chức năng điều tiết và lưu trữ của chúng. Để khắc phục điều này, bạn nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Nó vừa giữ cho cơ thể bạn đủ nước để hoạt động tốt mà còn giảm nguy cơ lão hóa sớm.
Ảnh minh họa
6. Uống rượu, bia
Uống nhiều đồ uống có cồn có thể làm rối loạn quá trình hình thành vasopressin - một hormone điều khiển sự cân bằng chất lỏng. Thay vì "gửi" chất lỏng vào cơ thể, nó "gửi" thẳng tới bàng quang. Trong khi đó, nhờ vào tác dụng lợi tiểu của rượu , các tế bào co lại, đẩy nước nhiều hơn vào bàng quang. Tất cả điều này làm giảm nồng độ hydrat hóa của cơ thể và ,làm cho bạn phải thường xuyên đi vệ sinh và dẫn tới mất nước trong cơ thể.
Bên cạnh đó, uống nhiều rượu sẽ làm suy giảm khả năng cảm nhận của cơ thể nên bạn khó nhận ra mình đang khát nước hoặc mệt mỏi. Lúc đó bạn không cung cấp nước kịp thời cho cơ thể nên tình trạng thiếu nước càng tăng.
Theo Trí Thức Trẻ
8 bí quyết để luôn tràn đầy sức sống trong mùa hè Bạn hãy làm theo 8 lời khuyên dưới đây để luôn cảm thấy tràn đầy sức sống trong mùa hè nhé. Đối với nhiều người, thời tiết mùa hè khắc nghiệt không kém gì mùa đông. Sự nóng bức khiến không ít người cảm thấy ngột ngạt, khó thở và kiệt sức. Do đó, hiệu suất công việc cũng bị giảm theo. Tuy...