Những nguyên nhân khiến ắc quy ô tô mau hỏng & cách sử dụng hợp lý
Những nguyên nhân khiến ắc quy ô tô mau hỏng & cách sử dụng hợp lý: Những xe hơi đời mới có hệ thống điện còn nguyên bản và hoạt động bình thường thì việc tắt hẳn máy không có nghĩa là xe không còn tiêu thụ điện năng .
Khi xe không nổ máy, hộ nhận lệnh điều khiển và hệ thống chống trộm vẫn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động. Dó đó, khi để lâu ngày lượng điện trong bình ắc quy sẽ ở dưới ngưỡng để có thể khởi động xe.
Những nguyên nhân khiến ắc quy ô tô mau hỏng
Bình ắc quy ôtô có vai trò quan trọng trong việc khởi động xe, vì vậy tài xế phải biết cách sử dụng cho đúng cách để tránh hỏng hóc và gặp phải những rắc rối không mong muốn. Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến bình ắc quy nhanh hết điện và hỏng.
Sử dụng điện trong ôtô quá nhiều: Bật đèn và các thiết bị trong xe khi không nổ máy như hệ thống đèn pha, đèn xi-nhan, đèn nội thất, hệ thống điều hòa, hệ thống âm thanh giải trí sẽ khiến ắc quy sụt giảm điện nhanh chóng. Đặc biệt khi để ắc quy hết sạch điện, sau đó dùng dây câu nổ máy để sạc lại điện thì sẽ càng khiến cho bình ắc quy của bạn nhanh hỏng hơn. Ngoài ra, việc quên tắt các thiết bị điện sau một đêm cũng khiến ắc quy xe nhanh hết điện.
Nhiệt độ môi trường thấp: Khi thời tiết lạnh sẽ khiến cho ắc quy xe hoạt động nặng hơn do dung dịch động cơ bị đông cứng, vì vậy, khi khởi động nó cần phải có đủ năng lượng để vận hành hệ thống. Nếu nhiệt độ môi trường quá cao, các dung dịch sẽ dễ bị bay hơi, nồng độ dung dịch trong bình thay đổi, phản ứng diễn ra nhanh và gây tổn hại cho cấu trúc bên trong của ắc quy. Vì vậy phải thường xuyên theo dõi độ hao hụt của dung dịch trong bình và tiếp thêm tới mức quy định.
Động cơ không được khởi động trong một thời gian dài: Những xe hơi đời mới có hệ thống điện còn nguyên bản và hoạt động bình thường thì việc tắt hẳn máy không có nghĩa là xe không còn tiêu thụ điện năng . Khi xe không nổ máy, hộ nhận lệnh điều khiển và hệ thống chống trộm vẫn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động. Dó đó, khi để lâu ngày lượng điện trong bình ắc quy sẽ ở dưới ngưỡng để có thể khởi động xe.
Điều kiện thời tiết: Ăc quy ô tô bị rút ngắn tuổi thọ rất nhanh nếu thường xuyên bị sấy dưới nắng nóng. Hầu hết ắc quy đều làm việc dựa trên nguyên lý phản ứng hóa học để giải phóng năng lượng nên nhiệt độ cao sẽ tác động tiêu cực đến quá trình này. Chính vì vậy, nếu phải đỗ xe dưới nắng nóng, cần có bạt cách nhiệt che phủ, không chỉ bảo vệ ắc quy mà còn chống bạc màu ở nhiều chi tiết khác của xe.
Xe bị ngập nước: Khi khởi động hay tắt máy liên tục sẽ tiết kiệm được một lượng xăng nhất định nhưng điều đó lại gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của ắc quy. Và khi các đường dây hay rắc cắm bị ngập nước sẽ làm cho nguồn điện bị cạn kiệt và có thể làm tê liệt nhiều bộ phận của xe. Bên cạnh đó, sau khi xe bị ngập nước để lâu ngày không đi kiểm tra bảo dưỡng sẽ khiến có các cực của ắc quy nhanh rỉ, dẫn đến khả năng tiếp xúc với các dây điện không được tốt sẽ làm cho qua trình khởi động gặp khó khăn.
Không bảo dưỡng thường xuyên: Việc không đi bảo dưỡng thường xuyên sẽ không thể biết được mức dung dịch trong bình còn nhiều không, bề mặt và các cực của bình có còn trắng và sạch không. Điều đó sẽ khiến cho việc hoạt động của bình xe kém hiệu quả hơn, tuổi thọ giảm đáng kể. Chính vì vậy, cần phải thường xuyên kiểm tra bình ắc quy, lau sạch bề mặt của bình, sử dụng các thiết bị kiểm tra bình để tránh các sự cố không đáng có.
thị trường xe ô tô
Video đang HOT
Thói quen lái xe: Ắc quy ô tô sẽ có tuổi thọ lâu nhất nếu chúng ở trạng thái sạc đầy trước khi sử dụng. Để sạc đầy ắc quy, ô tô cần được vận hành bình thường và liên tục trong thời gian khoảng trên 20 phút (với điều kiện hệ thống sạc không có sự cố). Chính vì vậy, nếu hay di chuyển trên những lộ trình ngắn, thường xuyên phải tắt máy rồi khởi động lại thì ắc quy cũng sẽ bị giảm tuổi thọ. Thật đáng tiếc, tiết kiệm chút xăng khi dừng đèn đỏ lại là thủ phạm rút ngắn cuộc đời của ắc quy.
Cách bảo dưỡng, chăm sóc ắc quy đúng cách.
2 loại ắc quy phổ biến được sử dụng cho ô tô là, ắc quy hở (ắc quy nước) và ắc quy kín (ắc quy khô). Ắc quy nước có thể bảo dưỡng bằng cách đổ thêm nước; ắc quy khô không cần bảo dưỡng, dùng một lần cho đến khi hết điện. Mùa nắng nóng, nhiệt độ môi trường và sức nóng trong khoang động cơ sẽ dẫn đến hiện tượng bốc hơi nước của bình ắc quy (đối với xe sử dụng ắc quy nước). Dung dịch trong ắc quy bị cạn kiệt sẽ làm giảm khả năng phóng điện cũng như tuổi thọ ắc-quy, khiến xe khó khởi động hoặc không thể khởi động được.
Nhiệt độ tăng cao còn ảnh hưởng đến nồng độ dung dịch trong bình ắc quy, khiến các phản ứng diễn ra nhanh, gây tổn hại cấu trúc bên trong ắc quy. Vì vậy, cần lưu ý chỉ châm thêm nước cho ắc quy khi dung dịch trong ắc quy thấp hơn mức quy định; khi bổ sung nước cất phải đảm bảo dung dịch cao hơn mức MIN và không vượt quá mức MAX.
Để đảm bảo nồng độ dung dịch trong bình ắc-quy, không được châm thêm dung dịch khác ngoài nước cất. Trong trường hợp tự châm thêm nước cất cho ắc quy, phải đảm bảo nồng độ ắc-quy, cũng như điện áp ắc quy. Trường hợp không sử dụng ô tô thường xuyên trong mùa nắng nóng, cần phải khởi động xe 2 lần/tuần, mỗi lần ít nhất 15 phút, để đảm bảo tình trạng hoạt động cho ắc quy.
Nên thường xuyên kiểm tra tình trạng của các dây điện nối vào bình, nếu phát hiện dây nối bị lỏngcần siết chặt. Trường hợp dây nối bị dơ, rỉ sét, thì cần vệ sinh thay thế. Nếu được bảo dưỡng đúng cách, ắc quy thường có tuổi thọ 2,5 – 3,5 năm.
Những biểu hiện cho thấy ắc quy xe đang bị yếu điện
Trong quá trình lái xe, để đảm bảo chất lượng xe cũng như hiệu quả sử dụng thì việc chú ý để tâm quan sát chiếc xe của bạn là hết sức quan trọng. Đối với ắc quy xe khi mới bị yếu đi thì dấu hiệu thường không rõ ràng và khó nhận biết. Có một vài biểu hiện cho bạn thấy rằng ắc quy xe bạn đang yếu hoặc trong tình trạng sắp hết điện:
Mỗi khi bạn khởi động xe không nhạy, thường xuyên phải bấm liên tục và có cảm giác xe yếu hẳn đi, không còn mạnh mẽ như trước nữa.Ắc quy xe yếu đi có thể sẽ khiến còi xe yếu và âm thanh không còn được như bình thường. Một chiếc xe có ắc quy đầy điện giúp còi xe phát ra âm thanh vang và trong vô cùng. Chú tâm để ý bạn sẽ dễ dàng nhận ra những thay đổi đó.Biểu hiện nhỏ khác bạn có thể để ý đó là việc xi-nhan xe yếu đi, không sáng rõ cũng xảy ra khi ắc quy yếu điện.Bạn có thể quan sát đèn pha khi lái xe buổi tối để đánh giá về chất lượng ắc quy. Khi đèn ha tối đi rõ rệt mỗi khi bật vào buổi tối chứng tỏ ắc quy xe của bạn đang gặp vấn đề về điện.
Khi chiếc xe của bạn có những biểu hiện cho thấy ắc quy đang gặp vấn đề thì việc kiểm tra để đưa ra nhận định, đánh giá chính xác nhất là cần thiết để có hướng xử lý kị thời. Có nhiều cách để kiểm tra ắc quy xe song cách tốt nhất nên lựa chọn chính là mang tới các xưởng sửa chữa để tiến hành kiểm tra. Tại đây sẽ có những thợ chuyên nghiệp với những thiết bị máy móc chuyên dụng được sử dụng để kiểm tra kỹ lưỡng bộ phận ắc quy xe của bạn. Quá trình kiểm tra tại những xưởng sửa chữa xe sẽ cho bạn câu trả lời cụ thể và chính xác nhất về tình trạng bộ phận ắc quy.
Theo Muasamxe
Lúc nào thì nên thay ắc-quy ô tô? các dấu hiệu ắc quy bị yếu có nguy cơ hỏng?
Lúc nào thì nên thay ắc-quy ô tô? các dấu hiệu ắc quy bị yếu có nguy cơ hỏng? Nhiệm vụ chính của ắc quy là cấp điện cho starter và hệ thống phun nhiên liệu để khởi động.
Sau khi máy nổ, máy phát điện sẽ được vận hành để cung cấp điện nạp ắc quy và các thiết bị điện khác. Ta có thể sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để biết khi nào đã đến thời điểm cần thay ắc quy bằng cách đo điện áp mạch hở và điện áp khởi động của ắc quy.
Lúc nào thì nên thay ắc-quy ô tô? các dấu hiệu ắc quy bị yếu có nguy cơ hỏng?
Ắc quy là nguồn cung cấp điện chính cho xe ô tô để có thể khởi động, chiếu sáng, phát âm thanh trên suốt hành trình. Do vậy, việc bảo dưỡng kiểm tra thường xuyên hay thay thế là điều hết sức cần thiết. Khi nào nên kiểm tra hoặc thay thế? Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết ắc quy có nguy cơ hỏng
1. Động cơ khởi động chậm: Khi bạn cố gắng khởi động xe, động cơ có dấu hiệu quay chậm và kéo dài thời gian nổ máy hơn bình thường.
2. Khởi động nguội khó: Khởi động nguội là lần khởi động đầu tiên trong ngày, nếu như hiện tượng này xảy ra thường xuyên, hãy nên kiểm tra bình ắc quy và sạc đầy.
3. Ánh sáng đèn, còi yếu hơn bình thường: Kiểm tra đèn pha trước, đèn xy - nhan, đèn sương mù, ... thêm vào đó là còi xe, nếu có dấu hiệu khác thường, hãy kiểm tra ắc quy ngay lập tức.
4.Mức chất lỏng của acquy thấp: Ắc quy xe thường có cấu tạo trong suốt nên có thể luôn theo dõi mức chất lỏng của ắc quy. Nếu mức chất lỏng dưới mức quy định, hãy kiểm tra ắc quy và hệ thống máy phát điện.
5.Ắc quy bị phù, sưng nở: Do nhiệt độ quá cao trong khoang động cơ gây ra khiến vỏ ắc quy có hiện tượng mau bị phù, sưng nở, làm giảm tuổi thọ của ắc quy, hãy nên thay thế ắc quy ngap lập tức.
6.Ắc quy bị rò rỉ: Hiện tượng này xảy ra khi các cọc (nơi kết nối cáp và cáp -) bị lỏng, ăn mòn, và bị oxy hóa, điện áp trong bình có thể dễ dàng bị rò rĩ ra bên ngoài thông qua các lớp oxy hóa trên.
7. Đèn cảnh báo taplo: Đèn cảnh báo trên đồng hồ taplo sẽ hiển thị cảnh báo khi ắc quy đang gặp vấn đề.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ ắc quy
Tuổi thọ ắc quy có thể kéo dài đến 3 năm nhưng hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động hay các tác nhân bên ngoài có bị ảnh hưởng. Tuổi thọ của ắc quy phụ thuộc rất lớn vào thói quen lái xe, cộng với khí hậu khu vực sinh sống, các tác nhân bên ngoài, tình trạng quá nhiệt độ sẽ dễ dàng gây ra khả năng mau làm giảm tuổi thọ của ắc quy:
1.Chuyến đi ngắn: Tuổi thọ của ắc quy sẽ giảm nếu như trong cùng một ngày có quá nhiều chuyến đi ngắn (dưới 20 phút), điều này khiến ắc quy phải hoạt động liên tục mà không có đủ thời gian được nạp đầy.
2.Nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao trong khoang động cơ là điều thường xuyên xảy ra, cộng với nhiệt độ bên ngoài vào những màu hè rất dễ ảnh hưởng đến tuổi thọ của ắc quy, thậm chí cả khi thời tiết lạnh, cũng có thể rút ngắn thời gian tuổi thọ ắc quy.
Những yếu tố dưới đây ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của bình ắc quy:
Điều kiện thời tiết: Cũng như ắc quy hay pin trên nhiều thiết bị điện tử hay dân dụng khác, ắc quy ô tô bị rút ngắn tuổi thọ rất nhanh nếu thường xuyên bị sấy dưới nắng nóng. Hầu hết ắc quy đều làm việc dựa trên nguyên lý phản ứng hóa học để giải phóng năng lượng nên nhiệt độ cao sẽ tác động tiêu cực đến quá trình này. Chính vì vậy, nếu phải đỗ xe dưới nắng nóng, bạn cần có bạt cách nhiệt che phủ, không chỉ bảo vệ ắc quy mà còn chống bạc màu ở nhiều chi tiết khác của xe.
Thói quen lái xe: Ắc quy ô tô sẽ có tuổi thọ lâu nhất nếu chúng ở trạng thái sạc đầy trước khi sử dụng. Để sạc đầy ắc quy, ô tô cần được vận hành bình thường và liên tục trong thời gian khoảng trên 20 phút (với điều kiện hệ thống sạc không có sự cố). Chính vì vậy, nếu bạn hay di chuyển trên những lộ trình ngắn, thường xuyên phải tắt máy rồi khởi động lại thì ắc quy cũng sẽ bị giảm tuổi thọ. Thật đáng tiếc, tiết kiệm chút xăng khi dừng đèn đỏ lại là thủ phạm rút ngắn cuộc đời của ắc quy.
Điều kiện bảo dưỡng: Bảo dưỡng định kỳ và đúng cách sẽ không chỉ giúp ắc quy hoạt động bình thường mà còn làm tăng tuổi thọ của nó. Đặc biệt với ắc quy cần bổ sung nước, nếu nước trong bình cạn thì các lá cực sẽ tan ra, làm cho ắc quy chết sau vài ngày, thậm chí cả khi được đổ nước trở lại cũng không thể phục hồi. Việc kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên còn giúp phát hiện nguy cơ dẫn điện kém do lỏng đầu tiếp xúc, hay sùi đầu cực của bình, khiến bình không được sạc thường xuyên và nguồn điện cung cấp cho các hệ thống trên xe cũng không đảm bảo. Sau khi kiểm tra và bảo dưỡng, bạn cần sử dụng mỡ để bảo vệ các đầu cực, tránh ăn mòn về sau.
Mỗi lái xe cần trang bị cho mình một bộ dây câu bình ắc quy để phòng trường hợp ắc quy yếu và không khởi động được xe (có thể do quên tắt đèn khi đỗ xe trong gara, mải mê giải trí nghe nhạc quá lâu...). Gặp trường hợp này, hãy nhờ một xe có hệ thống điện hoạt động tốt hoặc sử dụng bình ắc quy dự phòng (nếu có). Dùng dây câu đấu các đầu cực của 2 ắc quy trên 2 xe hoặc giữa xe bạn với ắc quy dự phòng (lưu ý là phải đấu âm âm và dương dương). Khởi động và khẩn trương mang xe đến gara gần nhất để kiểm tra và xử lý.
Theo Muasamxe
Bí kíp lái xe cho phụ nữ đang mang bầu Hành trình đến với thiên chức làm cha mẹ là một khoảng thời gian thú vị nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, trong đó có cả việc giữ an toàn khi tham gia giao thông. Những kinh nghiệm "nằm lòng" bảo dưỡng ô tô dịp TếtKinh nghiệm giữ mạng sống khi lái xe băng qua đường sắtKinh nghiệm xử lý tình...