Những nguyên nhân hàng đầu khiến xe ô tô bị lật
Dù xe ô tô có được trang bị hệ thống an toàn hiện đại cỡ nào. Nhưng xe ô tô vẫn có thể bị lật nếu người lái mắc phải những sai lầm dưới đây.
Nguyên nhân xe ô tô bị lật về mặt động học
Trường hợp xe lật ngang
Xe lật ngang thông thường sẽ là do người điều khiển đi vào cua với tốc độ cao. Lúc này, xe phải chịu tác động của 3 lực khác nhau bao gồm: lực từ mặt đường tác động lên lốp, lực quán tính (ly tâm) và trọng lực (theo trọng tải xe). Từ lốp xe sẽ chịu tác động của lực từ mặt đường hướng vào tâm vòng xe, lực quán tính ly tâm (phụ thuộc vào các yếu tố tốc độ xe, tác động lên trọng tâm xe) hướng ra phía ngoài tâm quay.
Khi đó, 2 lực này khiến xe bị lật ra phía ngoài vòng quay của bánh xe. Khi cả hai lực trên mạnh hơn trọng lực của xe thì xe bị lật ngang. Xe có trọng tâm càng cao thì càng dễ dàng bị lật hơn, chính vì thế mà các xe gầm cao như xe thể thao đa dụng SUV, van, bus thường dễ lật hơn dòng xe ô tô sedan hay xe hatchback.
Xe lật ngang thông thường sẽ là do người điều khiển đi vào cua với tốc độ cao
Trường hợp xe lật dọc
Nếu xe đang chạy với tốc độ cao mà đâm phải xe khác hay chướng ngại vật nào đó thì rất dễ xảy ra tình huống lật dọc. Khi va chạm, quán tính của xe sẽ khiến xe quay quanh tâm của chướng ngại vật. Tốc độ càng lớn thì rủi ro bị lật ngửa xe càng cao.
Các nguyên nhân khác khiến xe ô tô dễ bị lật
Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân khác dẫn đến lật xe. Chẳng hạn như hành vi lái xe, loại xe, các yếu tố tự nhiên khác… Theo cục quản lý an toàn giao thông đường bộ Mỹ (NHTSA), các tác nhân thường xuyên có mặt trong các vụ lật xe ô tô là:
Video đang HOT
Tốc độ
Một nghiên cứu của Cục an toàn giao thông đường bộ Mỹ chỉ ra rằng có hơn 40% vụ lật xe liên quan tới việc chạy xe ở tốc độ cao. Đồng thời cũng có hơn 70% vụ lật xe xảy ra nếu tốc độ lưu thông hơn 80 km/h.
Điều kiện đường đi
Điều kiện đường sá ở Việt Nam vẫn chưa được phát triển đồng bộ, điều này khiến cho nguy cơ bị lật xe tăng lên. Chẳng hạn khi đi vào ban đêm ở những nơi đường xấu nhưng lại vắng vẻ, người điều khiển ô tô thường có xu hướng tăng tốc (hơn 80 km/h), điều này rất dễ dẫn đến các vụ tai nạn.
Điều kiện đường sá ở Việt Nam vẫn chưa được phát triển đồng bộ, điều này khiến cho nguy cơ bị lật xe tăng lên
Sử dụng chất kích thích
Có 50% các vụ tai nạn lật xe là do việc người điều khiển xe ô tô sử dụng chất kích thích như rượu, bia… Các chất kích thích này khiến cho người lái mất tập trung, khả năng quan sát giảm, cũng như ảnh hưởng đến cơ bắp. Điều này khiến họ giảm hoặc mất khả năng phản ứng trước những tình huống nhanh, dẫn tới những vụ tai nạn.
Tính chất dòng xe
Loại xe nào cũng có thể gặp phải rủi ro bị lật. Tuy nhiên ở những chiếc xe có trọng tâm cao thì nguy cơ này sẽ cao hơn, chẳng hạn như SUV, xe bán tải, xe tải.
Thói quen điều khiển xe
Cơ quan quản lý an toàn giao thông đường bộ Mỹ đã chỉ ra rằng có hơn 70% tai nạn lật xe do thói quen người lái tại thời điểm tai nạn. Chẳng hạn như thói quen nghe nhạc hoặc nghe điện thoại và mất tập trung khi lái xe.
Những cách hiểu sai lầm về túi khí mà nhiều tài xế Việt đang mắc phải
Nhiều tài xế Việt hiện nay vẫn có những suy nghĩ sai lầm về túi khí khiến cho tính mạng của chính họ và những người ngồi trên xe bị đe dọa.
Túi khí là bộ phận nằm trong hệ thống an toàn thụ động của xe, tức giảm thiểu rủi ro cho người trên xe khi xảy ra tai nạn. Bên cạnh túi khí còn có cấu trúc hấp thụ lực của thân xe, dây đai an toàn và bộ căng đai khẩn cấp.
Để tăng tối đa khả năng bảo vệ người ngồi, túi khí thường hoạt động độc lập với những bộ phận còn lại nhưng cũng có khi hoạt động phụ thuộc, tùy theo thiết kế của mỗi hãng xe.
Thông thường, người sử dụng chỉ hiểu rõ về túi khí trên mẫu xe của mình, nhưng lại sử dụng kiến thức này áp dụng chung khi nói về xe của hãng khác. Do đó, đã không ít những tranh cãi, thậm chí là ngộ nhận sai lầm về túi khí trong cộng đồng tài xế.
Cứ đâm xe là túi khí bung?
Nhiều tài xế vẫn nghĩ rằng xe cứ bị đâm là túi khí bung. Nhưng đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi có những trường hợp xe bị va chạm dẫn tới nát đầu trước, nhưng túi khí vẫn không bung, bởi lẽ lúc này những tính toán điện tử của xe cho thấy, chỉ cần dây đai an toàn là đủ bảo vệ người trên xe, mà không cần thiết đến túi khí.
Theo thứ tự phản ứng, khi xe đâm vào vật thể khác, hệ thống khung gầm, thân xe sẽ hấp thụ một phần lực (có thể làm biến dạng), giảm lực tác dụng vào cabin. Sau đó, dây đai an toàn giữ hành khách không lao về phía trước do quán tính. Quá trình phản ứng an toàn sẽ dừng lại tại đây, nếu vụ va chạm không đủ nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người trong xe.
Phải thắt dây an toàn thì khi va chạm, túi khí mới bung
Đây là một trong những quan niệm sai lầm tiếp theo của nhiều người sử dụng xe hơi. Dù tài xế có thắt dây đai an toàn hay không thì khi va chạm xảy ra, túi khí (đạt tiêu chuẩn) vẫn bung. Cảm biến ở túi khí sẽ căn cứ vào những ghi nhận về tốc độ và mức va chạm đột ngột để đưa ra quyết định kích hoạt túi khí nổ.
Để kiểm tra tình trạng hoạt động của túi khí, có thể quan sát đèn túi khí trên bảng tablo. Các xe được trang bị cảm biến túi khí có chức năng giám sát hệ thống túi khí trong xe di chuyển. Trong trường hợp thấy đèn túi khí không hoạt động chút nào hoặc đèn túi khí vẫn liên tục sáng sau khi xe khởi động thì cần nhanh chóng đưa xe đến các trạm sửa chữa, bảo dưỡng uy tín để kiểm tra.
Không cần thắt đai an toàn khi đã có túi khí trên xe
Túi khí có vai trò riêng của túi khí và đai an toàn có vai trò riêng của nó. Hai bộ phận này không thể thay thế cho nhau được. Đai an toàn giữ cho người ngồi trên xe luôn ở đúng vị trí, tư thế. Các chuyên gia thiết kế căn cứ vào vị trí ngồi đúng đó để định vị khi túi khí bung sẽ che chắn được cho người ngồi (đúng vị trí) tránh được những thương tổn không đáng có. Nếu không thắt dây đai an toàn, khi va chạm xảy ra, vị trí ngồi của tài xế đã lệch chuẩn, túi khí bung ra cũng không đỡ được những va chạm cho lái xe.
Đâm trực diện đầu xe là túi khí trước sẽ nổ
Có nhiều vụ va chạm trực diện nhưng túi khí vẫn không nổ và người dùng thường cho rằng chiếc xe đó không đảm bảo an toàn. Tuy vậy, thực tế cho thấy, không phải bất kỳ trường hợp va chạm trực diện nào thì túi khí trước cũng nổ.
Thông thường, nếu cảm biến của xe nhận thấy gia tốc dừng của xe đủ lớn (2G trở lên) thì túi khí sẽ bung. Trong khi đó, nếu gia tốc của xe nhỏ hơn 2G thì tức là xe dừng lại không quá đột ngột và túi khí sẽ không bung. Lúc này, dây đai an toàn cũng đủ bảo vệ người ngồi trong xe. Chính vì vậy, có trường hợp một xe đang chạy ở tốc độ 70 km/h, đâm vào xe chạy phía trước với tốc độ khoảng 50 km/h, đầu xe hỏng nặng nhưng túi khí vẫn không bung.
Ô tô nào cũng được trang bị túi khí
Mặc dù túi khí là một trong những trang bị rất phổ biến trên những xe ô tô hiện nay nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các xe ô tô đều có túi khí. Ở rất nhiều nước, túi khí là trang bị bắt buộc phải có trên xe ô tô khi tham gia giao thông nhưng ở một số nước trong đó có Việt Nam không hề có quy định này. Chính vì vậy, theo những người có kinh nghiệm mua, bán xe ô tô, khi có ý định mua xe, hãy kiểm tra và chắc chắn rằng chiếc xe mình quan tâm có trang bị túi khí. Điều này giúp đảm bảo an toàn hơn cho bạn và người thân khi tham gia giao thông.
Khi nổ, túi khí có khói bụi là túi khí lỗi và độc hại
Khi túi khí nổ, sẽ nghe thấy tiếng nổ lớn và khói bụi trong cabin xe. Đây là điều hết sức bình thường. Khói bụi phát ra khi túi khí nổ là hỗn hợp của bụi mịn và khí nitơ vô hại được dùng để làm túi khí bung nhanh hơn.
Bảng giá xe ô tô Toyota tháng 3/2022: Vios tiếp tục giảm giá kèm khuyến mãi Toyota Việt Nam tiếp tục triển khai "Chương trình khuyến mãi tháng 3" với nhiều quà tặng hấp dẫn và giảm giá đặc biệt khi mua xe từ 01/03/2022 đến 31/03/2022. Xe ô tô Toyota Vios đang có nhiều chương trình khuyến mãi tháng 3/2022. Tháng 3/2022, Toyota Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều chương trình khuyến mãi tại các đại lý...