Những nguyên nhân gây mất nước
Cơ thể chúng ta có khoảng 60% nước. Nếu mất chỉ 1,5% lượng nước ấy, tâm trạng, năng lượng và chức năng nhận thức sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, theo nghiên cứu của Trường đại học Connecticut (Mỹ).
Cần uống đủ nước để bảo vệ sức khỏe – Ảnh: Shutterstock
Những lý do khiến cơ thể mất nước là nắng nóng, tập thể dục, ít uống nước… Tuy nhiên, mới đây trang Msn đã liệt kê thêm một số yếu tố có thể khiến chúng ta bất ngờ về lý do mất nước.
Tiểu đường. Những người bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người chưa biết mình mắc chứng bệnh này có nguy cơ mất nước rất cao. Khi nồng độ đường trong máu quá cao, cơ thể cố gắng tống khứ lượng đường dư thừa ra ngoài thông việc tăng lượng nước tiểu. Nếu bạn cảm thấy dấu hiệu đi tiểu thường xuyên cộng thêm việc luôn cảm thấy khát, hãy đến bác sĩ để kiểm tra lượng đường trong máu.
Kinh nguyệt. Uống nhiều nước trong thời gian hành kinh là điều nên làm bởi việc mất máu trong giai đoạn này sẽ làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể. Với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, lượng máu mất nhiều sẽ làm cạn kiệt năng lượng, nên càng cần uống nhiều nước hơn.
Video đang HOT
Tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc lợi tiểu nâng lượng nước tiểu lên khiến cơ thể đối mặt với nguy cơ mất nước. Theo các chuyên gia, thuốc điều trị chứng huyết áp cao là một ví dụ điển hình, thêm vào đó các loại thuốc điều trị tiêu chảy hoặc nôn cũng gây ra tình trạng mất nước.
Chế độ ăn ít carb. Carbohydrates được lưu trữ trong cơ thể phải đồng hành cùng chất lỏng. Bột yến mạch, mì ống, gạo… tất cả đều hấp thụ nước trong quá trình nấu, ăn chúng có thể làm tăng mức độ hydrat hóa của cơ thể. Cắt giảm chế độ ăn uống với ít carb có thể vô tình làm giảm lượng nước tiêu thụ.
Căng thẳng. Khi bị căng thẳng, tuyến thượng thận bơm ra kích thích tố căng thẳng. Và nếu bạn liên tục chịu áp lực, tuyến thượng thận trở nên kiệt sức dẫn đến suy thượng thận. Vấn đề là, các tuyến thượng thận cũng sản xuất các hormone aldosterone, giúp điều chỉnh mức độ chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể. Vì vậy, khi mệt mỏi, việc sản xuất hormone aldosterone giảm, gây ra tình trạng mất nước và các chất điện giải.
Hội chứng ruột kích thích. Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bao gồm đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy mãn tính… cũng là nguyên nhân gây mất nước. Hơn nữa, rất nhiều người bị chứng bệnh này tự đặt mình vào chế độ ăn uống tránh xa các loại thực phẩm được cho là có tác dụng kích hoạt bệnh trầm trọng hơn (trái cây và rau quả nhiều nước) và điều đó vô tình làm giảm lượng nước trong cơ thể.
Mang thai. Trong khi mang thai, khối lượng máu tổng thể yêu cầu tăng cao để cung cấp cho tim hoạt động hiệu quả và điều này làm tăng nhu cầu chất lỏng. Hơn nữa, việc buồn nôn và ói mửa liên quan đến ốm nghén cũng có thể gây ra thiệt hại về mức độ hydrat hóa.
Lão hóa. Khi lớn tuổi, khả năng cơ thể tiết kiệm nước cũng như cảm giác khát cũng giảm xuống, và đó là lý do cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất nước. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ cần uống nước cả ngày, hãy giữ một chai nước bên cạnh mọi lúc, mọi nơi.
Rượu. Đây chính là thủ phạm khử nước khốc liệt nhất. Rượu ức chế một hormone có tác dụng gửi chất lỏng thay vì vào cơ thể, lại chạy thẳng đến bàng quang. Thêm vào đó, nhờ tác dụng lợi tiểu của rượu, các tế bào co lại, đẩy nước nhiều hơn vào bàng quang khiến mức độ hydrat hóa của cơ thể cũng giảm xuống.
Cho con bú. Không chỉ chất điện giải, protein, các thành phần dinh dưỡng khác mà nước cũng mất đi đáng kể trong giai đoạn cho con bú. Vì thế, để giảm mức độ hydrat hóa, hãy uống thật nhiều nước trong thời kỳ này.
Hạ Yên
Theo TNO
Chặn đà suy giảm trí nhớ
Không ngừng học hỏi, đó là cách giúp bạn ngăn chặn đà suy giảm trí nhớ khi lớn tuổi.
Ảnh: Shutterstock
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san JAMA Neurology cho thấy việc liên tục nạp những thông tin mới cho não bộ có thể trì hoãn sự khởi đầu của bệnh mất trí nhớ lên đến 9 năm, theo hãng tin UPI.
Để có kết luận trên, các nhà khoa học tại Trung tâm y khoa hàng đầu của Mỹ Mayo Clinic đánh giá khả năng nhận thức của gần 2.000 người từ 70 - 89 tuổi.
Kết quả là kích thích não bộ trong suốt cuộc đời có thể trì hoãn bệnh mất trí nhớ và Alzheimer khởi phát. "Thực hiện các hoạt động liên quan đến nhận thức ít nhất 3 lần/tuần có tác dụng bảo vệ cao", tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Prashanthi Vemuri cho biết. Học ngoại ngữ, chơi cờ, chơi ô chữ, đọc sách báo... có thể giúp trì hoãn suy giảm trí nhớ.
Mai Duyên
Theo TNO
6 mối nguy với trẻ sau sinh mổ Mổ lấy thai có thể làm giảm hệ thống miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Xu hướng với các mẹ hiện đại là chọn đẻ mổ thay vì vật vã với những cơn đau đẻ thường kéo dài cả ngày liền, thế nhưng họ không biết rằng đẻ mổ không hề tốt, đặc biệt là với trẻ...