Những nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ chủ yếu nằm ở ba tác nhân chính là vi khuẩn, virus và dị ứng. Trong số đó có tới 80% ca mắc bệnh là do virus, xuất phát từ Adenovirus.
Đau mắt đỏ là một loại bệnh về mắt do viêm kết mạc. Các nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ bao gồm virus, vi khuẩn, dị ứng hoặc các phản ứng độc hại do hóa chất, ký sinh trùng, nấm, môi trường ô nhiễm, nước bẩn,…
Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân gây đau mắt đỏ như người bị viêm khớp, COPD, hội chứng Sjogren hoặc các rối loạn chuyển hóa khác. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích cụ thể các nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ.
Các nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ theo phân loại
Đau mắt đỏ thường xảy ra vào mùa xuân, hè có nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh. Đau mắt đỏ có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp và các dịch tiết từ người bệnh. Việc tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ giúp chúng ta đưa ra phương pháp phòng tránh phù hợp.
1. Đau mắt đỏ do virus gây bệnh
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế có từ 65 – 90% nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ là do virus. Thời tiết lúc giao mùa từ khô, nóng chuyển qua mưa khiến độ ẩm trong không khí tăng cao, tạo điều kiện cho virus phát triển và tấn công cơ thể.
Bên cạnh đó điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm tạo môi trường cho mầm bệnh phát triển và bùng phát thành dịch. Bệnh đau mắt đỏ do virus rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bệnh nhân.
Bệnh đau mắt đỏ do virus rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bệnh nhân – Ảnh Internet
Mọi hành động như bắt tay, chạm vào nước mắt, gỉ mắt, sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc đứng gần khi người bệnh ho, hắt hơi,… đều có nguy cơ bị lây nhiễm.
Một số loại virus gây ra bệnh đau mắt đỏ thường gặp là herpes zoster, adenovirus, enterovius, Herpes simplex.
Dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ do Virus, đặc trưng bởi cương tụ và phù kết mạc. Chúng thường gây tổn thương ở cả hai mắt. Bệnh xảy ra ở một bên mắt trước sau đó lan sang mắt còn lại.
Video đang HOT
Người bệnh thường bị kết mạc mắt đỏ, phù mi, chảy nước mắt, cảm giác cộm xốn,… Có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như ho, hắt hơi, sốt, viêm họng, nổi hạch.
Đau mắt đỏ do virus có thể gây ra các biến chứng như giảm thị lực, thâm nhiễm giác mạc, đau rát, nhạy cảm với ánh sáng,…Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Tuy nhiên phải thường xuyên chườm mắt, rửa mắt bằng nước sạch, sử dụng thuốc nhỏ mắt kèm theo kháng sinh để tránh bội nhiễm.
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ 90% là do virus – Ảnh: Internet
2. Vi khuẩn là nguyên nhân gây đau mắt đỏ
Vi khuẩn là một trong các nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ phổ biến nhất. Một số loại vi khuẩn gây bệnh đau mắt đỏ như tụ cầu, Hemophilus influenza, Proteus, Enterobacteriaceae,… Đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể lây lan qua đường dịch tiết hoặc vật dụng dính dịch tiết của người bệnh.
Vi khuẩn cũng có thể bám theo bụi bặm, dụng cụ, bàn tay,… Khi bạn chạm vào mắt hoặc viêm nhiễm ở bộ phận khác lan đến kết mạc cũng có thể gây bệnh đau mắt đỏ.
Người bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn thường có tiết tố mủ nhiều, mắt đỏ. Buổi sáng khi thức dậy khó mở mắt do mủ dính lại. Bên cạnh đó còn có triệu chứng cộm xốn, chảy nước mắt, đau nhức.
Bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn lận cầu có thể lây qua đường sinh dục, từ mẹ sang con. Từ tay của bác sĩ đỡ đẻ sang mắt trẻ sơ sinh.
Bệnh cũng thường xuất hiện ở người lớn. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là khởi phát đột ngột, mắt chảy nhiều mủ, phát triển nhanh. Kết mạc có màu đỏ tươi, phù nhiều, lượng tiết thừa nhanh chóng tích tụ trở lại sau khi rửa mắt. Thường có hạch trước tai, mí mắt sưng đau. Dễ dẫn đến biến chứng loét giác mạc vô cùng nguy hiểm.
Vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ – Ảnh: Internet
3. Dị ứng gây đau mắt đỏ
Một số tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, lông vật nuôi, mỹ phẩm, thuốc,… cũng là nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng. Bệnh có khả năng tái phát nhiều lần theo mùa hoặc khi gặp điều kiện thích hợp.
Biểu hiện của đau mắt đỏ do dị ứng thường có ghèn lỏng, bị cộm xốn, ngứa nhiều, dễ chảy nước mắt, phù mi mắt, phù tròng trắng mắt đỏ. Bệnh thường xuất hiện theo mùa, dễ tái phát và không lây nhiễm. Người bệnh muốn điều trị dứt điểm cần tìm được chính xác tác nhân gây dị ứng.
Bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ được kể trên, bạn cũng có thể mắc bệnh khi bị nhiễm độc hóa chất, kết mạc bị nhiễm nấm nấm Candida albicans, Aspergillus hoặc bị ký sinh trùng tấn công.
4. Những nguyên nhân gây đau mắt đỏ khác
Đau mắt đỏ còn có thể xuất hiện do một vài nguyên nhân khác như:
- Đau mắt đỏ xảy ra do nhiễm độc, các chất axit, kiềm hoặc chất độc hóa học, thuốc atropine đều là những tác nhân gây ra kích thích mạnh và gây bệnh viêm kết mạc thậm chí còn làm tổn thương cả giác mạc.
- Viêm kết mạc có thể xuất hiện do nấm. Tình trạng này xảy ra thường kèm theo viêm loét giác mach do nấm Candida albicans, Aspergillus gây ra.
- Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ còn có thể do ký sinh trùng, bệnh viêm kết mạc do ký sinh trùng như chấy, rận,…
Hi vọng với các nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ được tổng hợp sẽ giúp bạn có biện pháp phòng tránh cho bản thân và gia đình hiệu quả nhất khi mùa dịch sắp tới.
6 sai lầm điển hình khi ăn tôm mà 90% người thường mắc phải, không hay biết thì chỉ có hại cho sức khỏe
Tôm là loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng nhưng có những lầm tưởng khiến việc ăn tôm không mang lại kết quả tốt cho sức khỏe.
Tôm được biết đến như một trong những món khoái khẩu của nhiều người. Sử dụng tôm, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn theo nhiều phương pháp khác nhau như hấp, chiên, nướng, sốt....
Tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm đạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể... Ăn tôm thường xuyên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ cũng như củng cố hệ xương khớp...
Tuy nhiên, dù là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng khá nhiều người lại mắc những sai lầm khi ăn tôm, vô tình gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm khi ăn tôm bạn cần tránh.
1. Vỏ tôm chứa nhiều canxi
Nhiều người có thói quen ăn vỏ tôm vì nghĩ rằng chúng chứa nhiều canxi nhưng trên thực tế, phần thịt của tôm mới là nơi chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin, chất này khi ăn sẽ tương đối khó tiêu hóa mà sẽ được đào thải ra ngoài. Việc cố gắng ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm mà bạn phải bỏ ngay nếu muốn tốt cho hệ tiêu hóa của mình.
2. Ăn cùng rau, củ, quả giàu vitamin C
Không nên chế biến tôm cùng với các loại rau, củ, quả giàu vitamin C hoặc không ăn các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C ngay sau khi ăn tôm. Nguyên nhân là bởi tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5, chất này khi tác dụng với vitamin C sẽ chuyển thành asen hóa trị 3 có thể gây ngộ độc nghiêm trọng cho người sử dụng.
3. Ăn mắt tôm bổ mắt
Nhiều người thường nghĩ rằng ăn mắt tôm bổ mắt, nhưng điều này lại là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng bởi bộ phận này là nơi chứa túi chất thải của chúng. Không những thế, theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng đau mắt sẽ trầm trọng hơn nếu ăn tôm trong lúc bị bệnh đau mắt đỏ.
4. Ăn tôm khi bị ho
Khi bạn bị ho nếu ăn tôm sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng bệnh sẽ lâu khỏi.
5. Uống bia và ăn tôm cùng nhau
Khi ăn tôm và uống bia cùng lúc sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng. Nguyên nhân là bởi bia có nhiều vitamin B1, còn tôm lại chứa nhiều chất đạm. Khi kết hợp cùng nhau sẽ tạo ra kết tủa, nếu ăn thường xuyên sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến sỏi thận, gout.
6. Ăn nhiều tôm tốt cho sức khỏe
Tôm là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, chính vì vậy nhiều người thích ăn tôm và thậm chí là ăn hàng ngày vì nghĩ làm vậy sẽ tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, trong tôm có chứa nhiều chất như đạm, canxi, axit béo,.. nếu cơ thể phải hấp thụ quá nhiều chất này sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, trướng bụng và tiêu chảy.
Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ như thế nào mới đúng cách? Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ đúng cách sẽ giúp mau lành bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, thậm chí là sẹo giác mạc hay suy giảm thị lực. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, các triệu chứng gây khó chịu nên thường quấy khóc. Chính vì...