Những nguyên nhân có thể làm giảm xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ
Một báo cáo của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) hôm 23/8 cho biết, xuất khẩu hàng hóa trung gian của Hàn Quốc sang Mỹ bao gồm thép, hóa chất và sản phẩm dầu mỏ, sẽ giảm trong trường hợp tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới thấp hơn dự kiến, trong bối cảnh sự phụ thuộc ngày càng tăng của xuất khẩu Hàn Quốc vào tâm lý người tiêu dùng Mỹ trong 4 năm qua.
Cảng hàng hóa Busan, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo của BoK cho biết, tăng trưởng kinh tế Mỹ dự kiến sẽ chậm lại do bị hạn chế bởi chi tiêu tiêu dùng yếu kém và tình trạng lạm phát và chi phí đi vay liên tục ở mức cao. Tuy nhiên, nỗi lo suy thoái trong thời gian tới sẽ bị hạn chế nhờ các khoản đầu tư liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với vấn đề nhập cư.
Theo số liệu của BoK, các sản phẩm hóa chất chiếm 8,7% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ, tiếp theo là thép (6,8%) và các sản phẩm dầu mỏ (4,9%). Báo cáo cũng chỉ ra rằng, xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc sang Mỹ đã tăng lên, nhưng rủi ro cũng tăng theo. Tuy nhiên, sự chậm lại trong xuất khẩu thép, hóa chất và sản phẩm dầu mỏ của Hàn Quốc sang Mỹ có thể được bù đắp một phần bằng các lô hàng xuất khẩu mạnh mẽ của ô tô và máy móc, vốn là 2 động lực xuất khẩu mạnh mẽ của Hàn Quốc ngày càng được bảo vệ khỏi những bất ổn kinh tế.
Trước đó, ngày 21/8, Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết nước này đã tăng thêm 818.000 việc làm, ít hơn so với ước tính ban đầu từ tháng 3/2023 đến tháng 3/2024. Đây là dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng việc làm ở Mỹ đang chậm lại, báo hiệu khả năng suy thoái kinh tế.
Video đang HOT
Dữ liệu sản xuất và việc làm tháng 8 yếu hơn dự kiến đã làm gia tăng lo ngại về khả năng suy thoái ở Mỹ, làm tăng nguy cơ gây ra hiệu ứng lan tỏa đối với các nhà sản xuất Hàn Quốc hướng đến xuất khẩu.
Ngoài ra, trong số những rủi ro làm suy yếu triển vọng xuất khẩu của Hàn Quốc có thuế nhập khẩu cao mà Mỹ có thể áp dụng hậu bầu cử tổng thống. Cùng với đó, còn có rủi ro về “vực thẳm xe điện”, một nguồn lo ngại cho các nhà sản xuất xe trong một thời gian dài.
BoK khuyến nghị các nhà xuất khẩu Hàn Quốc nên chuẩn bị các biện pháp ứng phó. Theo BoK, những diễn biến chính trị xung quanh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tiếp tục ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh. Việc Hyundai và Kia đa dạng hóa sang xe điện tầm xa (EREV) là một chiến lược hiệu quả để vượt qua “vực thẳm xe điện” kéo dài.
Xuất khẩu chip phục hồi giúp đầu tàu châu Á lấy lại vị thế
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết nền kinh tế Hàn Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm nay nhờ xuất khẩu mạnh hơn dự kiến, nhờ các điều kiện bên ngoài thuận lợi.
Triển vọng này tăng so với dự báo hồi tháng Hai là 2,1%.
Cảng hàng hóa Busan, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Duy trì lãi suất cơ bản ở mức 3,5% trong phiên thứ 11 liên tiếp với lý do lạm phát cao kéo dài, BoK đã điều chỉnh ước tính tăng trưởng lên 2,5%, được củng cố bởi mức tăng trưởng hàng quý bất ngờ của Hàn Quốc là 1,3% trong quý I.
Trong cuộc họp báo tại trụ sở ngân hàng ở Seoul, Thống đốc BoK Rhee Chang-yong cho biết: "Nền kinh tế Hàn Quốc dự kiến sẽ cải thiện với tốc độ thuận lợi, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ trong bối cảnh lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông đi lên và sự phục hồi của các nền kinh tế lớn. Quỹ đạo tăng trưởng tiêu dùng có thể cho thấy xu hướng đi lên".
Ông Rhee cho biết mức tăng trưởng trong quý đầu tiên, vượt mức ước tính của thị trường là 0,6%, được hỗ trợ bởi xuất khẩu ròng mạnh mẽ, do các chuyến hàng xuất khẩu tăng nhanh hơn trong khi nhập khẩu năng lượng giảm mạnh do những tháng mùa đông ấm áp. Tuy nhiên, BoK cho biết tăng trưởng quý II có thể chậm lại do đầu tư xây dựng giảm, tiêu dùng chậm lại và đóng góp từ xuất khẩu ròng thấp hơn. Thống đốc BoK dự báo nền kinh tế Hàn Quốc sẽ phục hồi trở lại trong nửa cuối năm nay".
BoK cũng dự kiến lạm phát ở mức 2,6% trong năm 2024. Thống đốc Rhee nói: "Lạm phát vẫn tăng cao do tăng trưởng mạnh hơn và đồng won Hàn Quốc mất giá, nhưng áp lực tăng giá hơn nữa sẽ được giảm bớt nhờ việc gia hạn cắt giảm thuế nhiên liệu". Trong khi đó, hội đồng chính sách tiền tệ gồm 7 thành viên đã giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức 3,5% trong một quyết định nhất trí. Ngoại trừ ông Rhee, 5 thành viên hội đồng quản trị duy trì tỷ giá sẽ không thay đổi trong 3 tháng tới, trong khi một người kêu gọi chuyển hướng ôn hòa.
Ông Rhee cho biết lập trường ôn hòa của một thành viên phản ánh mối lo ngại về sự phục hồi chậm hơn mong đợi trong tiêu dùng tư nhân, dẫn đến việc xem xét cắt giảm lãi suất trước. Thống đốc Rhee nói: "Năm thành viên còn lại nhận thức được sự biến động kéo dài bất chấp áp lực giảm phát".
Các yếu tố biến động là đường lối chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), tốc độ tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin, truyền thông, giá dầu toàn cầu và biến động tiền tệ.
Ông Dave Chia, chuyên gia kinh tế tại Moody's Analytics cho biết đợt cắt giảm lãi suất được nhiều người mong đợi sẽ diễn ra không sớm hơn tháng Tám. Nếu lạm phát hoặc nợ hộ gia đình tăng lên, việc cắt giảm lãi suất có thể không xảy ra cho đến quý IV. Chuyên gia kinh tế này cho biết phần lớn sẽ phụ thuộc vào thời điểm Fed Mỹ cắt giảm lãi suất.
Ông Chia nói: "Dữ liệu kinh tế mạnh mẽ gần đây của Mỹ đã đẩy lùi kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất tại thị trường đó". Ông Chia cho biết thêm, việc BoK cắt giảm lãi suất sớm có thể làm gia tăng chênh lệch lãi suất với Mỹ, gây thêm áp lực lên đồng tiền của nước này. Ông đánh giá: "Đồng won đã mất giá khoảng 5% so với đồng USD trong năm nay. Với lạm phát vẫn tăng cao, BoK chưa sẵn sàng cắt giảm lãi suất."
Ông Park Chong-hoon, Giám đốc tại Ngân hàng Standard Chartered Hàn Quốc, cho biết BoK sẽ không cắt giảm lãi suất trước Fed, trong bối cảnh giá hàng hóa và dịch vụ liên tục tăng cao. Nhận định tăng trưởng trong quý đầu tiên chắc chắn là một nguồn gây bất ngờ, nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn cầu này nói: "Con đường lãi suất của Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Điều đó cùng với việc lạm phát không chậm lại đủ nhanh để dẫn đến việc cắt giảm lãi suất sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến động lực lãi suất của BoK".
Dự kiến việc cắt giảm lãi suất BoK sẽ diễn ra vào tháng 10, ông Park nói: "BoK sẽ ưu tiên ổn định giá trong thời điểm hiện tại và tiếp tục duy trì lập trường cứng rắn".
Lần đầu tiên trong hơn 30 năm Hàn Quốc thâm hụt thương mại với Trung Quốc Theo dữ liệu sơ bộ được Chính phủ Hàn Quốc công bố ngày 1/1, trong năm qua, cán cân thương mại của nước này với Trung Quốc thâm hụt 18 tỷ USD. Cảng hàng hóa Busan, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là lần đầu tiên trong 31 năm qua Hàn Quốc ghi nhận thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Trong năm 2023,...