Những nguy hiểm luôn rình rập trên các cung đường cao tốc
Đi bộ ngang đường cao tốc, rải đinh, dừng xe đột ngột, khoảng cách không an toàn, hạ tầng… là những mối lo của rất nhiều người tham gia giao thông trên các cung đường cao tốc. Những hành vi này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nó lại chính là một trong những nguyên nhân gây ra hàng loạt các vụ tai nạn giao thông.
Khoảng 14h10 ngày 21-2, một xe bán tải đang lưu thông hướng Hà Nội – Lào Cai qua địa phận xã Quân Khê ( huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) bất ngờ bị nổ lốp. Chiếc xe mất lái đâm đổ hộ lan rồi lao xuống bên đường. Hai người trên xe bị thương được đưa đi cấp cứu.
Xe tải bị lật ngang đường trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai
Sau đó đúng một tiếng, lúc 15h10, xe tải lưu thông hướng Nội Bài – Lào Cai đến km155 360 qua địa bàn tỉnh Yên Bái cũng bất ngờ nổ lốp sau, lật ngang đường. Các tấm vật liệu xây dựng trên thùng xe đổ vương vãi trên đường. Rất may không có người bị thương vong.
Liên tiếp những vụ tai nạn, lật xe, nổ lốp xe trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai không những làm ảnh hưởng đến các phương tiện khác mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn trên các tuyến đường cao tốc. Và những nguy hiểm luôn rình rập các phương tiện trên đường cao tốc là gì?
Dừng xe đột ngột khi đang di chuyển
Theo thông tin trên Dân trí, trên đường cao tốc, ô tô di chuyển rất nhanh, nên nếu có một xe bất ngờ dừng lại giữa đường sẽ trở thành một chướng ngại vật cực kỳ nguy hiểm, các xe chạy phía sau khó có thể quan sát kịp để tránh, nếu không có tín hiệu cảnh báo từ xa.
Khi đang chạy tốc độ cao, việc tránh chướng ngại vật là rất khó và tai nạn là điều khó tránh.
Trên đường cao tốc, tuyệt đối không dừng xe ở giữa đường, mà cần di chuyển xe vào làn dừng khẩn cấp để tránh những tai nạn đáng tiếc cho bản thân và những người xung quanh. Khi dừng xe, hãy dựng biển cảnh báo để các xe khác có thể quan sát từ xa.
Theo KTĐT, là những tuyến đường huyết mạch nối TP Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai và QL2 luôn có rất đông người và phương tiện qua lại. Tuy nhiên, điểm giao cắt giữa hai lộ trình hết sức quan trọng này lại đang tồn tại một bất cập lớn.
Video đang HOT
Hạ tầng, biển báo trên các đường cao tốc còn nhiều bất cập
Có mặt tại điểm giao cắt lần thứ ba trong vòng ít ngày và ở 3 thời điểm khác nhau, chúng tôi quan sát thấy dù là vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, lượng người và phương tiện qua lại cũng rất đông.
Đến điểm giao cắt, hầu hết người điều khiển phương tiện giao thông đều tự động từ từ giảm tốc độ, nhìn trước ngó sau, rồi khi được nhường đường mới chậm rãi lăn bánh đi tiếp. Tuy nhiên, cách thức tham gia giao thông có phần thân thiện đó không phải lúc nào cũng hiện hữu.
Không ít trường hợp lái xe máy, ô tô, thậm chí là các phương tiện siêu trường, siêu trọng vô tư phóng qua khu vực giao cắt với tốc độ gần như không giảm. Điều này khiến rất nhiều người tham gia giao thông khác luôn cảm thấy vô cùng bất an.
Đi bộ ngang qua đường cao tốc
Theo ghi nhận của báo SGGP, đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây 55km, có 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120km/h. Công trình có vốn đầu tư 20.600 tỷ đồng được đưa vào khai thác từ đầu tháng 2-2015 đã giúp làm giảm cự ly và thời gian di chuyển, góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra ở 2 địa phương TPHCM và Đồng Nai. Tuy nhiên, đến nay trên tuyến đường cao tốc hiện đại này đã xảy ra nhiều vụ TNGT, trong đó sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính.
Nhiều người dân bất chấp nguy hiểm vẫn băng qua đường cao tốc
Ông Huỳnh Ngọc Phương, một tài xế xe khách thường xuyên chạy tuyến Vũng Tàu – TPHCM, cho biết không ít lần chứng kiến cảnh người dân lội bộ, leo cắt ngang tuyến đường cao tốc.
“Ban ngày còn đỡ, nhiều lúc trời nhá nhem tối, lần lượt 2-3 người trèo vào hành lang an toàn của tuyến cao tốc rồi băng ngang đường, cắt dòng xe đang lao vun vút. Lúc này không đủ sáng, với vận tốc cho phép 120km/h, chẳng may có chuyện thì cũng khó giải quyết vì rất tối”, ông Phương nhún vai nói.
Việc người dân băng ngang đường cao tốc ở các đoạn không có đèn chiếu sáng hai bên, dù không phổ biến, song tai nạn xảy ra khiến việc xử lý hiện trường khó khăn và hậu quả nặng nề. Vụ việc thường diễn ra ở một số khu vực nơi mà tuyến đường cao tốc chia cắt những mảnh vườn, thửa ruộng vốn dĩ liền mạch trước đây. Người dân không muốn đi đường vòng (do đường cao tốc chắn ngang phía trước) nên leo trèo, thậm thí mở lối để vượt qua.
Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (gọi tắt VECE) – đơn vị quản lý và khai thác tuyến đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây nhìn nhận sự việc hay xảy ra nhất là ở các xã Suối Trầu, Long An, Bình Sơn… (huyện Long Thành, Đồng Nai). “Khi đi tuần, chúng tôi phát hiện nên đã lập biên bản ghi nhận sự việc và sau đó đề nghị địa phương vận động, buộc họ cam kết không tái phạm. Bởi lẽ tốc độ xe lưu thông trên cao tốc cao và lưu lượng xe chạy trên cao tốc lớn, rất dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”, một cán bộ của đơn vị cho biết.
Ngoài những mối nguy hiểm trên, vi phạm khoảng cách an toàn, phá hàng rào cao tốc, biển báo không đúng vị trí cũng là một trong những nguyên nhân gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông trên cao tốc. Để hạn chế tình trạng tai nạn giao thông các cơ quan chức năng cần có chế tài xử phạt nghiêm đối với những hành vi trên.
Theo ANTD
VEC E từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện là trái luật
Theo luật sư, việc VEC E từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện trên các tuyến đường đơn vị này khai thác do có hành vi cố tình gây rối tại trạm thu phí trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là trái luật.
Mới đây, dư luận lại bất ngờ trước việc Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) phát đi thông cáo báo chí do đích thân ông Nguyễn Viết Tân Giám đốc Công ty ký ngày 11/2, thông tin việc đơn vị này vừa quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 phương tiện có biển số 51A-55850 và 51G-77256 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác.
Lý do VEC E từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện được đưa ra là vì hai phương tiện này đã có hành vi cố tình gây rối tại trạm thu phí trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vào chiều tối 10/2.
Liên quan sự việc trên, trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật ( Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, việc VEC E từ chối phục vụ vĩnh viễn hai xe có biển số nêu trên là hoàn toàn không có cơ sở và trái luật, trái với Hiến pháp của Việt Nam.
Trạm thu phí Dầu Giây.
Luật sư Diệp Năng Bình phân tích, hiện nay trong các quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì không có bất cứ chế tài nào việc việc cấm xe lưu hành trên đường cao tốc với lý do trước đó xe đã từng vi phạm trên hệ thống đường này.
Cụ thể, theo Điều 53 Luật giao thông đường bộ thì khi có đủ các điều kiện xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây: Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ...
Luật sư Bình cho biết, về nguyên tắc công dân được làm những gì pháp luật không cấm. Hiện nay không có văn bản pháp luật nào cấm phương tiện lưu thông trên đường khi phương tiện và người điều khiển phương tiện đáp ứng các quy định của pháp luật. Đường cao tốc là đường công cộng không phải thuộc sở hữu của chủ đầu tư mà chủ đầu tư chỉ có quyền khai thác trên đó.
Tại các Điều 70,71,72,73 Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì thẩm quyền xử phạt thuộc về các cơ quan nhà nước như sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Công an nhân dân; Thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa mà không có bất cứ quy định nào cho phép VEC E được phép từ chối phục vụ vĩnh viễn.
Do đó, với vai trò của đơn vị vận hành, khi phát hiện các vi phạm nêu trên họ phải báo cho lực lượng CSGT để kịp thời xử lý. Trường hợp có dấu hiệu của tội gây rối trật tự công công hoặc hủy họa tài sản thì các cơ quan chức năng sẽ xử lý theo luật định.
Hiện nay, việc cấm vận chuyển chỉ áp dụng đối với ngành vận tải hàng không. Sở dĩ họ cấm bay, cấm vận tải được là vì có Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không. Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV ngày 10/01/2019 về việc ban hành Quy định từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia trên các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý, khai thác không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên không thể cấm phương tiện lưu thông.
Trước đó, theo thông cáo báo chí của VEC E (đơn vị quản lý tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây), vào lúc 18h20 phút ngày 10/02/2019, phương tiện mang biển kiểm soát 51A-55850 di chuyển vào làn thu phí số 7, hướng từ Long Thành về TP HCM.
Đến cabin thu phí, mặc dù đã nhận được tín hiệu từ nhân viên thu phí, người điều khiển phương tiện đã không trả Thẻ thu phí và trả tiền phí mà cố tình dừng tại làn thu phí, nhiều người già, phụ nữ và trẻ em đã xuống xe, cố tình gây rối tại làn thu phí, lôi kéo các phương tiện ở các làn khác, gây ách tách giao thông.
Các xe tiếp theo sau đây đã thực hiện hành vi tương tự: 51C-78196 tại làn 10, 51G-77256 tại làn 8.
Mặc dù nhân viên trạm thu phí đã giải thích nhưng người điều khiển phương tiện 51A-55850 và 51G-77256 và những người đi cùng đã không tuân thủ hiệu lệnh của nhân viên điều khiển giao thông, có hành động phá hoại tài sản, có hành vi đe dọa đánh đuổi nhân viên điều khiển giao thông, gây ùn tắc tại trạm, gây hoang mang cho nhân viên phục vụ tại trạm thu phí, làm mất trật tự an ninh tại khu vực.
Đại diện VEC E khẳng định, việc ùn ứ từ Km18 đến cầu Long Thành tại Km12 hướng Long Thành về TP.HCM trong ngày 10/2 hoàn toàn từ các sự cố khách quan trên đây, không phải do việc chậm trễ trong hoạt động thu phí gây ùn tắc tại trạm thu phí, nên các yêu cầu liên quan đến việc xả trạm là không hợp lý và không đúng quy định hiện hành.
Đồng thời, VEC E thay mặt Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC, chủ đầu tư Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 phương tiện biển kiểm soát 51A-55850 và 51G-77256 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác do các hành vi nêu trên, theo Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV ngày 10/1/2019 về việc ban hành Quy định từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia trên các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý khai thác.
Thông tin VEC E thay mặt Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 phương tiện biển kiểm soát 51A-55850 và 51G-77256 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác ngay khi công bố đã gặp phải sự phản ứng từ dư luận.
Hải Ninh
Theo Kiến Thức
VEC nói gì về thông tin thu phí đường cao tốc thất thoát? VEC lên tiếng về công tác tổ chức thu phí và giám sát thu phí trên các tuyến cao tốc sau vụ cướp tại trạm thu phí Dầu Giây. Một trạm thu phí trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai do VEC quản lý Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa phát đi thông tin...