Những nguy hại không ngờ khi dùng nồi nhôm rẻ tiền đun nấu
Nhiều người đã chọn nồi nhôm “siêu rẻ” là vật dụng để nấu nướng mà không hề biết rằng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Nhiều người mua vì rẻ
Với tâm lý thích đồ rẻ, nồi nhôm “siêu rẻ” bán tại các chợ trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác hiện được nhiều người, nhất là đối tượng sinh viên và người có thu nhập thấp chọn là vật dụng để nấu nướng. Không chỉ được bày bán tại các chợ, những vật dụng bằng nhôm không nguồn gốc còn theo những gánh hàng rong len lỏi vào tận những làng, thôn ngoại thành. Vật dụng bằng nhôm được bán trôi nổi trên thị trường có giá chỉ bằng 1/5, thậm chí thấp hơn hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Nhìn bằng mắt thường, nồi nhôm “siêu rẻ” có hình thức khá đẹp, nhìn bên ngoài rất sáng và sạch song đều có nguồn gốc từ nhôm tái chế. Những mặt hàng này chủ yếu được sản xuất từ những làng nghề thủ công mà nguồn nguyên liệu từ phế thải được thu gom ở khắp nơi. Do vậy, chỉ sau vài lần sử dụng, những đồ dùng này có thể bị xám đen lại và nổ lỗ chỗ. Nếu cọ rửa mạnh, nước thôi ra có màu đen. Tuy vậy, hiện vẫn có không ít người mua các dụng cụ đun nấu như nồi, xoong, ấm… bằng vật liệu nhôm, với giá rất rẻ tại các chợ cóc, thậm chí còn mua bát, đĩa, thìa… làm từ nhôm tái chế cho trẻ em sử dụng.
Nồi nhôm tái chế có thể gây ngộ độc, suy thoái não. Ảnh: TL
Sản phẩm từ nhôm tái chế gây nguy hiểm
Video đang HOT
Theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg, nếu hàm lượng chì vượt quá sẽ là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, hủy hoại hồng cầu. Ở mức độ nhiều hơn chúng sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính…
Trong quá trình tái chế, do nhôm bẩn còn được độn thêm nhiều loại hóa chất, phụ gia nên các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa, chà xát mạnh, để lại các vết rỗ trên thành xoong, nồi, ấm đun nước… thôi ra làm nước cọ rửa có màu đen bẩn. Việc lưu trữ thức ăn trong nồi nhôm kém chất lượng sẽ rất độc hại vì các hóa chất, tạp chất bẩn sẽ hòa tan vào thức ăn. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong các mô cơ thể có thể gây nhiễm độc nặng như suy thoái não, hay dị hình xương.
Đặc biệt, có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như: mất ngủ, căng thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của con người, ngăn cản sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương, gây thiếu máu, giảm chức năng gan… Các thức ăn mặn, chua sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kim loại càng xảy ra nhanh hơn, khiến cho bề mặt nhôm dễ chuyển màu và bị rỗ nhanh chóng.
Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, người tiêu dùng không nên sử dụng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm hay để muối dưa, nấu canh chua, nấu đồ ăn mặn, nóng; Không dùng đồ nhôm gia công không đảm bảo chất lượng, hạn chế dùng đồ nhôm để chế biến, chứa đựng thực phẩm. Bên cạnh đó, để tránh mua phải đồ nhôm kém chất lượng, người tiêu dùng cần lưu ý chọn lựa đồ có lớp phủ của ôxit nhôm đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt, nên chọn những sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…
Theo VNE
Điểm mặt những tai nạn "khó đỡ" khi dùng tampon
Rất nhiều sự cố xảy ra khi sử dụng tampon. Các bạn hãy hết sức chú ý đề phòng những tai nạn này nhé!
Tìm hiểu về tampon
Tampon là một loại "băng vệ sinh hiện đại", có hình dạng ống tròn và có kích thước phù hợp để đưa vào bên trong "cô bé". Khác với các loại băng vệ sinh khác, tampon có khả năng thấm hút rất mạnh, không rò rỉ, giúp "cô bé" luôn sạch sẽ và khô thoáng. Các bạn có thể thoải mái với mọi hoạt động trong ngày "đèn đỏ", kể cả khi đi bơi.
Tuy nhiên, việc dùng tampon cũng có thể dẫn đến nhiều tai nạn nếu chúng ta sử dụng không đúng cách. Vì thế, các bạn cần hết sức lưu ý để tránh những rủi ro đáng tiếc nhé!
Tai nạn khi dùng tampon
Rách màng trinh
Rách màng trinh là một trong những tai nạn rất dễ xảy ra khi sử dụng tampon. Do đặc trưng kích thước của tampon rất nhỏ, nếu không biết sử dụng đúng cách, chúng mình hoàn toàn có thể dẫn đến tai nạn không mong muốn này. Ngoài ra, một số bạn nữ có lỗ màng trinh rất nhỏ, vì thế việc đặt tampon cũng có thể gây đau và làm rách lớp màng mỏng manh.
Vì vậy, khi sử dụng tampon, các bạn cần hiểu thật rõ về cơ thể của mình để lựa chọn được loại tampon phù hợp nhất. Đồng thời, chúng mình cũng cần lưu ý, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thật nhẹ nhàng khi đưa tampon vào bên trong cơ thể.
Viêm nhiễm
Khả năng gây viêm nhiễm của tampon cao hơn cả băng vệ sinh thông thường. Nguyên nhân là do tampon được đưa trực tiếp vào bên trong "cô bé". Nếu tiếp xúc trong thời gian quá lâu, môi trường yếm khí, không thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và gây nên tình trạng viêm nhiễm. Điều này rất nguy hiểm bởi nó có thể dẫn đến rất nhiều căn bệnh phụ khoa nghiêm trọng.
Để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm khi sử dụng tampon, các bạn cần thay tampon sau 4 - 6 giờ, tùy theo cơ địa mỗi người, tuyệt đối không để tampon bên trong âm đạo quá 8 giờ. Ngoài ra, các bạn chỉ nên chọn những loại tampon có độ thấm hút vừa phải và nhớ vệ sinh "cô bé" sạch sẽ, đúng cách nhé!
Sốc độc tố
Đây được coi là tai nạn "đặc trưng" có thể xảy ra khi sử dụng tampon. Hội chứng này rất hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm tới cả tính mạng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do một số loại độc tố của chủng tụ cầu gây ra và hay gặp ở những bạn để tampon trong âm đạo quá lâu. Khi bị sốc độc tố, các bạn có thể gặp các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, sốt cao, đau cơ, đau họng...
Để đảm bảo an toàn, các bạn cần nhớ thời điểm thay tampon sau 4 - 6 giờ sử dụng, tránh dùng tampon khi đi ngủ. Nếu cảm thấy chóng mặt hoặc không khỏe khi sử dụng, chúng mình hãy lập tức ngừng sử dụng tampon. Đặc biệt, đối với những bạn có tiền sử sốc độc tố thì tuyệt đối không dùng loại "băng vệ sinh hiện đại" này. Nó có thể khiến cho hội chứng đó xuất hiện lại rất nhanh đấy!
Theo VNE
"Điểm mặt" các tác dụng phụ khi dùng quá nhiều nghệ Mặc dù nghệ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây ra tác một số tác dụng phụ nhất định. Mặc dù không có quy định cụ thể về việc nên dùng bao nhiêu nghệ mỗi ngày vì loại thực phẩm này không được coi là chứa nhiều chất dinh...