Những nguồn thuốc kháng sinh bất ngờ
Có bao giờ bạn nghĩ tới việc những viên thuốc mình uống có thành phần được chiết xuất từ não côn trùng, trầm tích dưới đáy biển, da ếch, gấu trúc…? Dưới đây là danh sách những loại thuốc kháng sinh có nguồn gốc kỳ lạ nhất được các nhà khoa học phát hiện.
Não gián
Bạn có thể cho rằng những con gián là sinh vật nhỏ khó chịu, hôi hám nhưng chính chúng có thể giúp bảo vệ bạn chống lại một số bệnh hiếm gặp. Trong một nghiên cứu công bố năm 2010, các nhà nghiên cứu từ Đại học Nottingham, Vương quốc Anh báo cáo rằng họ đã chiết xuất thành công một loại thuốc kháng sinh lấy thành phần từ não gián, não châu chấu đã nghiền nhỏ.
Loại thuốc này có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn bao gồm cả vi khuẩn thuộc chủng Escherichia coli (E.coli) – nguyên nhân gây bệnh viêm màng não và vi khuẩn methicillin – resistant Staphylococcus (MRSA) – nguyên nhân gây nhiễm trùng “staph” không đáp ứng với điều trị kháng sinh thông thường.
TS. Naveed Khan, đồng tác giả chính của nghiên cứu và các cộng sự cho biết: Việc phát hiện thuốc kháng sinh chiết xuất từ não gián chống lại MRSA là bước tiến đặc biệt vì căn bệnh này kháng rất nhiều thuốc kháng sinh do đó chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Cũng theo TS. Khan, ý tưởng để nghiên cứu thuốc kháng sinh từ côn trùng xuất phát từ câu hỏi tại sao loài gián sống trong môi trường bẩn thỉu, chứa đầy vi khuẩn, ký sinh trùng lại có thể tồn tại mạnh khỏe.
Cá da trơn nhầy
Các loại cá da trơn như cá trê, cá nheo, cá bông lau, cá ba sa, cá tra sinh sống ở tầng nước dưới, gần bùn thường xuyên tiếp xúc với các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng điều đó dường như không làm tổn hại đến chúng. Điều này đã khiến các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu, họ thấy rằng cá da trơn nhầy tiết các kháng thể lên da của chúng giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học ứng dụng năm 2011, các nhà khoa học Ấn Độ đã thu thập chất nhầy biểu bì từ cá da trơn và phát hiện chất nhầy từ da cá rất hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người như: E.coli, Klebsiella pneumoniae.
Cá sấu
Video đang HOT
Các nhà khoa học tự hỏi tại sao vết thương của cá sấu luôn phục hồi nhanh chóng sau những cuộc tấn công con mồi. Hóa ra chúng có hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Các nhà khoa học nhìn thấy ở cá sấu nguồn giá trị tiềm năng cho một loại thuốc kháng sinh mạnh mẽ có thể được sử dụng để chống lại nhiễm khuẩn liên quan đến loét tiểu đường và bỏng nặng.
Năm 2008, một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học McNeese State và Đại học bang Louisiana, Mỹ cho thấy rằng, protein chiết xuất từ các tế bào bạch cầu cá sấu có thể tiêu diệt một loạt vi khuẩn đe dọa sức khỏe bao gồm cả vi khuẩn gây MRSA. Các nhà khoa học đang cố gắng cấy loại protein đặc biệt từ cá sấu vào bề mặt của vi khuẩn và sau đó loại protein này sẽ nhanh chóng xâm nhập, phá vỡ cấu trúc bên trong của vi khuẩn và tiêu diệt chúng.
Vi sinh vật từ trầm tích đại dương
Mặc dù bệnh than có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh hiện có như ciprofloxacin nhưng luôn luôn có khả năng vi khuẩn gây bệnh này trở nên kháng thuốc kháng sinh. Do đó, các nhà khoa học tại Trung tâm Scripps, Viện Công nghệ sinh học và sinh y học Marine, Mỹ nghiên cứu và phát hiện một hợp chất mới anthracimycin, thử nghiệm ban đầu cho thấy nó có khả năng tiêu diệt mạnh mẽ đối với cả bệnh than và MRSA. Anthracimycin được sản xuất từ vi sinh vật ẩn nấp trong trầm tích đại dương mà các nhà nghiên cứu phát hiện ra. Có thể vì đến từ trầm tích biển nên cấu trúc hóa học anthracimycin rất khác với thành phần của thuốc kháng sinh hiện có và điều này sẽ khiến vi khuẩn khó khăn hơn nhiều trong việc kháng thuốc anthracimycin.
Da ếch
Bạn có thể nghĩ da ếch là vật vô dụng nhưng trên thực tế các nhà khoa học đã xác định được hơn 100 chất tiêu diệt vi khuẩn tiềm năng từ 6.000 loài ếch trên thế giới. Trong năm 2010, các nhà nghiên cứu tại Đại học United Arab Emirates, Trung Đông báo cáo tại hội nghị của Hội Hóa học Mỹ rằng sau khi nghiên cứu 6.000 loài ếch khác nhau, họ đã xác định được hơn 100 thành phần có khả năng diệt vi khuẩn có tiềm năng phát triển thành các loại thuốc. Phát triển thuốc kháng sinh từ hóa chất trên da ếch là việc cực kỳ khó khăn bởi vì một số hóa chất có thể độc hại cho các tế bào của con người. Do vậy, các nhà khoa học đang cố gắng làm thay đổi cấu trúc phân tử của các hóa chất làm cho chúng ít nguy hiểm hơn cho sức khỏe con người mà vẫn giữ được đặc tính sát khuẩn của chúng.
Gấu trúc
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc phát hiện trong máu của gấu trúc chứa một hợp chất kháng sinh mạnh mẽ được gọi là cathelicidin – AM giúp chúng chống lại vi khuẩn và nấm. Hợp chất này có thể tiêu diệt vi khuẩn trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ. Các chuyên gia đang cố gắng nghiên cứu để chiết xuất thành phần này vào thuốc điều trị ở người.
Kiến cắt lá Nam Mỹ
Loài kiến này sử dụng cùng lúc nhiều loại kháng sinh để tiêu diệt các loại nấm có hại và vi khuẩn không mong muốn trong khu vực trồng nấm để làm thức ăn cho ấu trùng và kiến chúa. TS. Matt Hutchings, nhà sinh vật học thuộc Đại học East Anglia tại Anh cùng các cộng sự đã tiến hành tách thành công vi khuẩn actinomycte cộng sinh trên cơ thể kiến. Phát hiện này mở ra triển vọng về một loại kháng sinh giúp điều trị những bệnh nhiễm khuẩn do nấm gây nên ở người.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Những sự thật "động trời" về thuốc kháng sinh
Một nhà vi trùng học hàng đầu tuyên bố, lượng thuốc kháng sinh chúng ta hấp thu từ thịt và các sản phẩm bơ sữa có thể là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện bí ẩn của hàng loạt bệnh dịch thời hiện đại, chẳng hạn như bệnh tiểu đường thời thơ ấu, hen suyễn...
Ngoài đường uống trực tiếp, thuốc kháng sinh đang âm thầm xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua dư lượng tồn đọng trong các thực phẩm chế biến từ thịt, trứng, sữa của động vật chăn nuôi. Ảnh minh họa: Alamy
Cho tới hiện tại, quan ngại chính về thuốc kháng sinh là, việc lạm dụng chúng trong y học hiện đại đang tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2011, mỗi năm ở riêng châu Âu đã có 25.000 người chết vì các nhiễm trùng do những vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gây ra.
Tuy nhiên, đây không phải là lo lắng duy nhất về thuốc kháng sinh. Theo nhà vi trùng học hàng đầu người Mỹ, tiến sĩ Martin Blaser, ngày càng có nhiều bằng chứng về việc thuốc kháng sinh khiến con người phát phì.
Thuốc kháng sinh làm tăng hấp thu clo, "vỗ béo" người
Trong cuốn sách mới xuất bản của mình, ông Blaser cho biết, sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, các nhà nghiên cứu nông nghiệp đã tiến hành tìm hiểu xem liệu thuốc kháng sinh streptomycin có thể làm giảm tỉ lệ tử vọng ở những con gà nuôi nhốt hay không.
Khi cho những con gà con mới 1 ngày tuổi sử dụng liều cao loại thuốc kháng sinh mới này, họ kinh ngạc phát hiện, họ đã tạo ra một dòng "siêu gà" mới. Những con gà con này không chỉ thoát khỏi những căn bệnh thường tấn công chúng, mà trong 4 tuần còn lớn gấp đôi những cá thể cùng lứa không được dùng streptomycin.
Vào thời điểm đó, người ta vẫn chưa rõ tại sao thuốc kháng sinh mới, vốn được sản xuất để chống vi khuẩn, lại có ảnh hưởng như vậy, nhưng không ai dừng lại để nghiên cứu. Đột phá đã nhanh chóng được ngành công nghiệp chăn nuôi khắp thế giới ứng dụng để tăng năng suất.
Tuy nhiên, hiện nay, gần 70 năm sau, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, thuốc kháng sinh trong thịt mà chúng ta ăn đang "vỗ béo" chúng ta như trâu bò, lợn, gà và cừu bị ép dùng thuốc để tăng trọng, làm lợi cho các trang trại. Những loại biệt dược này thậm chí có thể là căn nguyên dẫn đến đại dịch béo đang càn quét các nước phát triển.
Một trong những thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào năm 1951 từng hé lộ, 10 đứa trẻ sinh non ở Italia, được cho dùng thuốc kháng sinh chlortetracycline hàng ngày đã nặng cân hơn 8% so với những đứa trẻ không dùng thuốc.
Trong cuộc nghiên kéo dài từ năm 1991 - 2006, tiến sĩ Blaser và các cộng sự đã theo dõi tình trạng sức khỏe của 14.500 phụ nữ và con cái của họ. Các chuyên gia nhận thấy, những đưa trẻ sử dụng thuốc kháng sinh trong 6 tháng đầu đời cũng béo hơn nhóm còn lại.
Ông Blaser lí giải, mỗi người chúng ta là nơi dung chứa một "quần xã vi sinh vật" quy tụ tới hơn 100 ngàn tỉ vi sinh vật "thân thiện" với trọng lượng tổng cộng có thể lên tới 2kg. Thuốc kháng sinh có thể thay đổi sự cân bằng phức tạp của môi trường bên trong cơ thể người này, dẫn đến sự biến đổi cách cơ thể xử lý đường và chất béo, khiến chúng ta hấp thu nhiều calo hơn.
Thuốc kháng sinh âm thầm xâm nhập cơ thể người từ thức ăn
Điều đáng lo ngại là, theo tiến sĩ Blaser, không chỉ do con người sử dụng trực tiếp, thuốc kháng sinh đang âm thầm xâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua thức ăn, đồ uống.
Một nghiên cứu công bố năm ngoái trên tạp chí Frontiers in Public Health khẳng định, sự gia tăng chứng béo phì nhanh chóng ở Mỹ trong 20 năm qua thực tế bắt nguồn một phần từ việc đông đảo người dân tiếp xúc lâu dài với một lượng nhỏ thuốc kháng sinh đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn của họ trong cùng thời gian.
Các chuyên gia nhận định, khi động vật được cho dùng thuốc kháng sinh, một số biệt dược này có thể vẫn tồn tại trong những sản phẩm chế biến từ cơ thể chúng, như thịt, trứng, sữa, ... và đi vào bữa ăn của mỗi hộ gia đình.
Chẳng hạn như, thịt và sữa ở Mỹ và châu Âu có thể được phép chứa tới 100 microgram tetracycline (một kháng sinh phổ rộng cũng dùng cho người) trong mỗi kg thực phẩm. "Điều này đồng nghĩa, một đứa trẻ uống 2 cốc sữa/ngày sẽ tiêu thụ khoảng 50 microgram mỗi ngày, hết ngày này sang ngày khác", ông Blaser lấy ví dụ.
Và sự tích lũy kháng sinh suốt thời gian dài được cho có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vi sinh vật bên trong cơ thể chúng ta, dẫn đến những thay đổi có khả năng làm phát sinh bệnh tật, cũng như làm trầm trọng hóa tình trạng trỗi dậy của các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Theo Vietnamnet
VN "chiếm huy chương vàng về lớn thuốc kháng sinh vì dùng thuốc vô tội vạ" Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới, nước mình chiếm huy chương vàng về lờn thuốc kháng sinh vì dùng thuốc vô tội vạ, nhất là ở trẻ con. Nếu nghĩ lạm dụng thuốc là chuyện chỉ có ở các nước thừa thuốc, thừa tiền thì lầm. Vào hai thập niên trước, lúc nền kinh tế không khủng hoảng, khi...