Những người vớt xác bên cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á
Đã hơn 4 năm kể từ ngày khánh thành cầu, có tới 28 người đã đến cầu Cần Thơ nhảy xuống sông Hậu tự vẫn. Đội cứu hộ chỉ cứu được 8, 20 người đã bỏ mạng dưới dòng sông…
Bế tắc, buồn chuyện tình cảm là nhảy cầu
Vụ tự tử đầu tiên ở cầu Cần Thơ chỉ cách 4 ngày sau khi cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á này được khánh thành. Hôm đó, trưa ngày 28/4/2010, một đôi trai gái lên cầu Cần Thơ định nhảy xuống sông tự vẫn vì bị gia đình ngăn cản chuyện tình cảm. Tuy nhiên, chỉ có người thanh niên tên S. nhảy xuống sông, còn người yêu của S. vì quá sợ hãi nên không dám nhảy mà chỉ đứng trên cầu khóc lóc kêu cứu. Mấy ngày sau, người ta vớt được xác người thanh niên tên S.
Kể từ đó lâu lâu lại xảy ra vụ nhảy cầu Cần Thơ tự tử, phía bên bờ Vĩnh Long, gần với địa điểm xảy ra vụ sập đường dẫn cầu khi đang xây dựng làm 55 người chết năm 2007.
Vớt thi thể nạn nhân trong vụ nhảy cầu Cần Thơ tự vẫn
Mới đây nhất, khoảng 14h ngày 28/8/2014, một cô gái chạy xe gắn máy đến gần giữa cầu (phía bờ tỉnh Vĩnh Long) rồi dựng xe bên lề gần lan can cầu, gieo mình xuống sông tự vẫn. Nạn nhân là chị Lê Thị Bích L. (SN 1988, ngụ thị xã Bình Minh), là học viên của trường trung cấp dược Cần Thơ. Nguyên nhân tự vẫn cũng được xác định là do buồn chuyện tình cảm. Hai ngày sau đội cứu hộ đã tìm thấy thi thể L. cách cầu Cần Thơ 10 km.
Mỗi vụ nhảy cầu tự tử có một nguyên nhân khác nhau nhưng đa phần đều là những người trẻ, buồn chuyện tình cảm sinh nghĩ quẩn. Như câu chuyện tình “tay 3″ khiến nạn nhân Trần Văn C. (SN 1985) nhảy cầu tự vẫn ngày 21/6/2013. Hôm đó C. dẫn người yêu tên D. đến cầu Cần Thơ rồi nhảy xuống sông tự vẫn. Sau đó chính cô người yêu tên D. đã gọi điện cho chị T. là vợ nạn nhân đến tìm xác anh C. Đến nơi, người vợ trẻ ngồi dưới dạ cầu nhìn ra sông Hậu khóc thảm thiết; cô người yêu ngồi trên cầu cũng khóc lóc, đau khổ không kém. Hỏi ra mới biết, anh C. cưới vợ hơn 1 tháng trước đó nhưng vẫn qua lại với người yêu tên D. và câu chuyện tình “tay 3″ này đã kết thúc bi thảm bằng việc anh C. nhảy xuống cầu Cần Thơ tự tử, giải thoát mọi bế tắc trong chuyện tình cảm.
Video đang HOT
Ông To ghi tỉ mỉ từng chi tiết, ngày tháng những nạn nhân nhảy cầu tự vẫn
Ông Nguyễn Văn Tâm, đội phó đội cứu hộ đường thủy xã Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh, Vĩnh Long) cho biết: “Đến nay đã có 26 vụ tự tử ở cầu Cần Thơ với 28 người, trong đó đội cứu hộ chỉ cứu được 8 người, 20 người đã ra đi mãi mãi được đội và người dân địa phương vớt được xác đưa lên bờ”.
Đội cứu hộ kiêm vớt xác người nhảy cầu tự vẫn
Tiền thân đội dân phòng đường thủy xã Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh, Vĩnh Long) được thành lập từ năm 1979 gồm 16 người chuyên đóng đáy trên sông Hậu (đoạn gần cầu Cần Thơ ngày nay) để nhằm tự cứu giúp nhau trong lúc sóng to, gió lớn ngoài sông. Sau đó nạn trộm cướp hoành hành trên sông nên những anh em ở làng chài kiêm luôn nhiệm vụ bắt cướp giao cho cơ quan công an.
Cầu Cần Thơ sau khi khánh thành có nhiều người đến tự vẫn để giải quyết bế tắt
Ông Dương Công To, Đội trưởng Đội Cứu hộ đường thủy xã Mỹ Hòa, cho biết: “Trước đây đội chỉ hoạt động tự phát nhằm giúp đỡ lẫn nhau nhưng đến tháng 5/2003 đội dân phòng đường thủy xã Mỹ Hòa chính thức được thành lập với 16 đội viên, 1 đội trưởng và 3 đội phó hoạt động bài bản. Nhiệm vụ chính là cứu hộ, cứu nạn cùng lực lượng công an bắt tội phạm trên sông. Từ năm 2010, khi cầu Cần Thơ khánh thành đội kiêm thêm nhiệm vụ cứu những người nhảy cầu Cần Thơ tự vẫn và tìm, vớt xác nạn nhân”. Trước đây, khi điện thoại di động chưa thịnh hành, ở nhà ông To dưới bến sông lúc nào cũng có chiếc sừng trâu khoét lỗ thành kèn thổi vang vọng cả xóm. Khi có sự cố, ông To sẽ thổi lên 3 hồi kèn những thành viên gần đó nghe lập tức tập hợp để làm nhiệm vụ cứu người hay vớt xác bất kể ngày đêm.
Khi chưa có điện thoại di động ông To phải dùng kèn bằng sừng trâu để tập hợp anh em trong đội
Thời gian gần đây rất nhiều người còn rất trẻ, đến cầu Cần Thơ nhảy xuống sông Hậu tự vẫn để giải quyết những bế tắc trong cuộc sống khiến nhiều thành viên trong đội cứu hộ không khỏi buồn lòng. Ông To cho biết: “Chuyện cứu hộ cũng có người khen, người chê vì nhiều người cho rằng họ đã không còn muốn sống nữa, muốn giải thoát khỏi những bế tắt, phiền muộn nên cứu họ chẳng khác nào hại họ. Tuy nhiên, nhiệm vụ những thành viên thấy sắp chết là lập tức cứu chứ không biết suy nghĩ gì hết”.
Chiếc ghe dưới bến sông luôn túc trực cứu người, vớt xác nạn nhân
Ở đoạn sông Hậu gần cầu Cần Thơ bất kể ngày hay đêm đều thường xuyên có mặt ngư dân chài lưới, giăng câu hay đóng đáy kiếm sống. Khi có bất cứ sự cố nào xảy ra, lập tức những ngư dân này báo ngay cho đội cứu hộ biết để tập trung cứu hộ hay tìm cách vớt xác nạn nhân.
Theo ông To, trong 8 người đội cứu hộ từng cứu sống sau vụ việc mới thấy họ tha thiết muốn được sống. Nhiều người thấy những thành viên trong đội kinh tế khó khăn sau khi được cứu muốn đền ơn, muốn mua ghe mới giúp cho đội nhưng sau đó họ về nhà rồi biến mất không trở lại nữa. Tuy nhiên những người làm nhiệm vụ cứu hộ, vớt xác cũng chẳng hề bận tâm hay oán thán vì đó là việc trượng nghĩa họ đã làm mấy chục năm qua mà chẳng cần được đền đáp.
Minh Giang
Theo Dantri
Nhà ga sân bay nghìn tỉ lại bị dột sau cơn mưa lớn
Cơn mưa lớn vào chiều 1/8 khiến nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng tiếp tục bị dột. Lúc này, có rất đông khách trong nước và quốc tế đang làm thủ tục tại nhà ga phải vội tìm chỗ không dột để khỏi bị trơn trượt.
Cơn mưa kéo dài khoảng 30 phút khiến nước từ trên mái chảy xuống ở khu D, tầng 2 khu nhà ga đi. Lúc này, nhiều nhân viên của sân bay đã chuẩn bị thau, xô nhựa để hứng và lau chùi nước mưa trên sàn nhà khiến nhiều hành khách tỏ ra ái ngại cho sân bay đẳng cấp quốc tế trị giá hàng nghìn tỉ lại bị dột khi trời mưa.
Theo các nhân viên ở đây, mỗi khi trời mưa to thì nhà ga lại bị dột nên lãnh đạo phải huy động nhân viên ra lau chùi tránh cho hành khách bị trượt ngã.
Trao đổi với các PV có mặt tại sân bay trong lúc các nhân viên đang lau chùi sàn, Phó GĐ Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng - ông Tô Ngọc Hải - cho biết, do mưa to nên mái lợp không chịu nổi. Trước đây, nhà ga đã có phương án chống dột nhưng không đảm bảo, sắp tới sẽ áp dụng công nghệ mới để xử lý dột trên toàn mái.
Nhân viên tiến hành lau chùi sàn nhà ga sân bay Đà Nẵng vì bị mưa dột
Được biết, công trình nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng có tổng mức đầu tư hơn 1.345 tỷ đồng được khởi công vào cuối tháng 12/2007. Trong chuyến kiểm tra vào đầu tháng 10/2011, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã quyết định thay tổng chỉ huy dự án ngay tại công trường vì tiến độ "ì ạch" của dự án, đồng thời Bộ trưởng ra "tối hậu thư" phải hoàn thành công trình vào cuối tháng 12/2011. Đến ngày 25/12/2011, nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng được khánh thành và đưa vào sử dụng.
Vào đầu tháng 1/2012, khi vừa khánh thành chưa được bao lâu, tại khu A và D nhà ga sân bay Đà Nẵng này đã bị dột nước khi trời mưa gây khó khăn đi lại cho hành khách.
Sau đó, cơn mưa lớn vào chiều ngày 9/7/2013, phía bắc nhà ga đi này cũng bị dột nặng khiến nước chảy lênh láng vào nền (Dân trí đã đưa tin "Sân bay dột nước mưa, hàng trăm hành khách chậm chuyến bay").
Lúc này, để đảm bảo an toàn hệ thống thiết bị điện tại nhà ga, Trung tâm khai thác ga Đà Nẵng (thuộc Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng) đã chủ động ngắt điện cục bộ một số vị trí ngập nước có hệ thống điện đi âm sàn, đồng thời huy động toàn bộ lực lượng vệ sinh kịp thời gạt nước mưa ra ngoài để đảm bảo công tác phục vụ hành khách.
Công Bính
Theo Dantri
Chìm sà lan 93 tấn gần hầm vượt sông Sài Gòn Trưa 25.7, một sà lan chở cát lưu thông trên sông Sài Gòn, khi đến gần hầm vượt sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, quận 2, TP.HCM) thì xảy ra tai nạn. Hiện trường vụ chìm sà lan Thông tin ban đầu, trưa 25.7, sà lan mang số hiệu SG-5251, trọng tải 93 tấn, chở cát lưu thông trên sông Sài Gòn, hướng...