Những người vợ ngư dân giăng biểu ngữ phản đối Trung Quốc
Chiều ngày 22/5, hàng trăm phụ nữ ở xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã tập trung với băng rôn, khẩu hiệu phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép và có hành động tấn công ngư dân Quảng Ngãi trong vùng biển của Việt Nam.
Phụ nữ xã Bình Châu phản đối Trung Quốc
Tập trung trước đình làng xã Bình Châu, vợ của các ngư dân tham gia đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa lên tiếng phản đối Trung Quốc với các khẩu hiệu mang nội dung: Hoàng Sa là của Việt Nam, Trường Sa là của Việt Nam, cùng bản đồ Việt Nam ghi dòng chữ Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam…
Chị Trần Thị Thanh Nguyên (35 tuổi) nói: “Hoàng Sa là vùng biển mà hàng trăm năm qua, thế hệ cha ông nơi đây đã hành nghề trên biển để nuôi sống gia đình. Vậy mà vô cớ Trung Quốc lại cố tình đưa giàn khoan, tàu chiến và ngăn cản không cho tàu cá mình hành nghề. Ai mà không tức giận chứ! Tôi luôn động viên chồng cứ ra đó mà đánh bắt, không việc gì mà phải sợ!”.
Những người vợ tiễn chồng ra Hoàng Sa trước khi tập trung phản đối.
Trong tháng 5/2014, tàu Trung Quốc đã ngang nhiên tấn công, cướp tài sản 1 tàu cá ở xã Bình Châu (huyện Bình Sơn); đánh 2 ngư dân trên tàu QNg 90205-TS trọng thương khi tàu này đang đánh bắt hải sản ở vùng đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Video đang HOT
Trước hành động trấn áp, đe dọa của Trung Quốc, ngư dân xã Bình Châu không nản chí. Sau khi tiễn chồng, con lên đường tiếp tục bám biển, hàng trăm phụ nữ đã tập trung phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Trước đó vào sáng cùng ngày, Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa tổ chức mít tinh phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981; yêu cầu Trung Quốc sớm rút giàn khoan này ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tại buổi mít tinh, một đại diện của ngư dân Khánh Hòa là ông Nguyễn Văn Tính (phường Vĩnh Thọ, Nha Trang) đã phát biểu kiên quyết: “Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc sớm rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trả lại ngư trường đánh bắt truyền thống của chúng tôi”.
Ngư dân Khánh Hòa mít tinh phản đối Trung Quốc sáng 22/5. (Ảnh: Viết Hảo).
Hồng Long
Theo Dantri
Hậu phương vững chắc trên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa
Những chiếc tàu cá thẳng tiến ra Hoàng Sa, mang theo niềm tin và hi vọng vào chuyến biển "bội thu". Phía sau những ngư dân đang vươn khơi bám biển là những người phụ nữ đảm đang, hậu phương vững chắc tiếp sức ngư dân yên tâm ra biển Đông.
Đã từ rất lâu rồi, khi ngư dân bắt đầu vươn khơi xa, cũng là lúc người vợ kiêm luôn bổn phận thay chồng dạy con. Bởi lẽ, sự hiện diện ở Hoàng Sa và Trường Sa chiếm hơn 2/3 thời gian ở nhà trong suốt 1 năm.
"Mỗi lần chồng tôi ra Hoàng Sa, thời gian trung bình chiếm khoảng 1 tháng trời, lúc về ở nhà khoảng vài ngày là đi lại thì lấy thời gian đâu bên cạnh gia đình để dạy dỗ, chỉ bảo con cái học hành", chị Trần Thị Hoa (42 tuổi, ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) - vợ ngư dân Trần Thanh Nhân (chủ tàu cá QNg 94325-TS) tâm sự.
Vừa rời cảng Sa Kỳ ngày hôm 21/5, tàu cá của ngư dân Trần Thanh Nhân cùng 12 ngư dân lại lên đường ra Hoàng Sa. Chị Hoa ở nhà dạy dỗ 2 con đều chăm ngoan và học giỏi. Đó chính là niềm vui, tự hào giúp ngư dân vươn khơi xa.
Chị Lệ nắm bắt tình hình của chồng hàng giờ nhờ máy I-com ở nhà.
Không chỉ đảm nhiệm hậu phương gia đình, nhiều chị em thay phiên trực bộ đàm I-com kết nối với tàu cá của địa phương ở Hoàng Sa, Trường Sa. Khi tiếp nhận thông tin thời tiết phức tạp, các chị liền thông báo cho các tàu cá tìm nơi tránh bão.
Chị Võ Thị Hải (ngụ thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi) cho biết: "Mỗi buổi trưa, các chị em tập trung tại điểm máy I-com để nghe thông tin các tàu cá và nói chuyện với chồng, con. Còn buổi tối thì nghe thông tin thời sự trên truyền hình, rồi thông báo lại cho tàu cá đang hoạt động ở Hoàng Sa và Trường Sa. Thật lòng, chông con ra khơi, người phụ nữ ở nhà không khỏi lo lăng, bởi nghề biển luôn đối diện nhiều hiểm nguy, thiên tai, gió bão. Gần đây, tàu Trung Quốc lại gia tăng uy hiếp, tấn công tàu cá của ngư dân mình, chúng tôi lo lắm. Cho dù hiểm nguy như vậy, tôi luôn động viên chồng cùng anh em đi biển, quyết chí không bao giờ bỏ biển và giữ lấy biển của ta đến cùng".
Lo lắng cho chồng, chị Trần Thị Lệ (ngụ thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa) một mực đòi chồng - ngư dân Nguyễn Liên (chủ tàu QNg 22032-TS) mua thêm bộ I-com đặt ở nhà để hàng giờ, hai vợ chồng chị Lệ có thể nói chuyện và thông báo tình hình thường xuyên.
Chị Lệ tâm sự: "Từ khi lắp máy I-com ở nhà, nhiều ngư dân liên lạc qua đây nhờ gặp vợ để nói chuyện, hỏi thăm tình hình lẫn nhau. Cứ tối đến, nhà tôi lại đông vui khi chị em tập trung xem thời sự, nghe tình hình của chồng và cùng nói chuyện gia đình thật vui. Nhờ đó, tình đoàn kết làng xóm trở nên tốt đẹp hơn".
Từ chuyện dạy dỗ con cái, đến việc kết nối thông tin qua I-com, những người vợ của ngư dân còn làm công tác chuẩn bị trước tàu cá khởi hành, chẳng hạn như vá lưới, lấy nước uống, khiêng đá lạnh bỏ vào khoang, lo gạo ăn và nhu yếu phẩm. Khi tàu cá trở về, họ lại phân loại hải sản và bán cho thương lái.
Chị em khẩn trương vá lưới cho chuyến biển tiếp theo.
Vợ những ngư dân phân loại cá tại khoang tàu chứa cá để bán cho thương lái.
Chị em phụ nữ giúp chồng bán lộc biển từ Hoàng Sa, Trường Sa trở về.
Trên ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, mỗi ngư dân là "chiến binh" dũng cảm, gan dạ. Tại quê nhà, các chị, các mẹ là hậu phương vững chắc.
Hồng Long
Theo Dantri
Hai ngư dân bị kiểm ngư Trung Quốc đánh: Trở về tay không! Sáng ngày 19/5, ông Nguyễn Tấn Đức - Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi - cho biết: "Sở bố trí điều trị, chăm sóc 2 ngư dân vừa bị nạn ở Hoàng Sa. Toàn bộ chi phí đều hoàn toàn miễn phí cho đến khi 2 ngư dân bình phục hoàn toàn". Qua kiểm tra tổng quát, 2 ngư dân đều được...