Những người vợ không muốn sinh con
Thiên chức cao quý nhất của mỗi người vợ là làm mẹ. Trong xã hội công nghiệp hoá chóng mặt như hiện nay, vì lí do này hay lí do khác không phải ai cũng có được cái quyền đó.
Đấy là những người phụ nữ bất hạnh. Song trên thực tế, hiện nay đang tồn tại một tuýp phụ nữ từ chối quyền làm mẹ: Không muốn
Ảnh minh họa
I/ Sợ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp
Để khẳng định vai trò vị trí của mình, ngày nay nhiều người phụ nữ thường lấy con đường công danh sự nghiệp làm mục tiêu để phấn đấu. Linh là một ví dụ điển hình. Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân với tấm bằng ưu, ra trường cô được một công ty liên doanh có tiếng săn đón. Công bằng mà nói thì Linh là người rất có năng lực. Mới 30 tuổi đầu cô đã leo lên đến chức phó phòng kinh doanh của công ty. Lương tháng tính bằng đô.
Cuộc sống vật chất của Linh phải nói là niềm mơ ước của nhiều người. Song chẳng hiểu vì sao đã lấy chồng bốn năm mà Linh vẫn chưa chịu sinh con. Người ngoài nhìn cô nghi hoặc nhưng Linh hoàn toàn không lấy làm quan tâm. Khi ai đó vô tình hỏi cô về việc làm mẹ, Linh đều tươi cười trả lời là “đang kế hoạch”.
Mà quả thật Linh không có vẫn đề gì vì có người đã từng nhìn thấy Linh đến bệnh viện để “giải quyết hậu quả”. Thì ra, cô sợ sinh con sẽ ảnh hưởng đến con đường công danh của mình. Linh đang phấn đấu để lên chức trưởng phòng. Cô muốn dồn toàn bộ thời gian và sức lực cho sự nghiệp. Đã không ít lần người thân của cô phải chứng kiến cảnh cãi vã giữa hai vợ chông Linh về vấn đề sinh con.
II/ Sợ không còn thời gian “bay nhảy”
Yêu nhau khi còn học đại học, ra trường Hà vội vã làm đám cưới với mối tình đầu của mình. Trong khi chúng bạn đứa thì đang ngược xuôi xin việc, đứa thì chưa một mảnh tình vắt vai thì cuộc sống của Hà đã gần như yên ổn. Ai cũng mừng cho Hà và nghĩ chắc chắn cô sẽ nhanh chóng trở thành một bà mẹ trẻ. Lấy chồng nhưng Hà vẫn sống rất vô tư, không ra dáng là một người vợ. Sở thích hàng ngày của cô là đàn đúm với bạn bè, đi mua sắm hoặc đi du lịch đâu đó.
Video đang HOT
Nên khi biết mình có thai, Hà đã rất buồn. Mặc dầu biết chồng và hai gia đình luôn mong có tin vui đó nhưng Hà lại im lặng không cho ai biết. Cứ nghĩ đến mình sẽ làm mẹ, sẽ phải bận bịu suốt ngày đã khiến Hà không thấy vui một chút nào. Cô đã quyết định “tiền trảm hậu tấu”, giấu chuyện một mình đến bệnh viện “giải quyết” sau đấy về nói rõ cho chồng mình. Khi nghe Hà kể chuyện đó một cách vô cảm thì Hải thực sự bị sốc. Đứa con mà bao lâu anh mong đợi đã bị chính người vợ yêu quý của mình ruồng bỏ không chút xót thương.
III/ Sợ ảnh hưởng đến “phom” người
Dễ nảy sinh mâu mâu thuẫn khi người vợ lười sinh con. Ảnh: minh họa
Được trời phú cho một thân hình đẹp, từ nhỏ Thanh đã luôn mơ ước trở thành một siêu người mẫu được nhiều người ngưỡng mộ. Học xong cấp III, Thanh không thi vào các trường đại học như sự kỳ vọng của bố mẹ mà cô hăng hái tham gia trình diễn người mẫu trên các sàn diễn không chuyên. Không may mắn cho Thanh trong con đường sự nghiệp, cô chật vật mãi mà không thể thành danh trong làng người mẫu.
Buồn chán thất vọng cuối cùng cô cũng đành bỏ cuộc và nghe theo lời bố mẹ lên xe hoa với giám đốc của một doanh nghiệp đang ăn nên làm ra. Cuộc sống vật chất đầy đủ không thiếu thốn bất cứ thứ gì nên Thanh càng có điều kiện đầu tư cho sắc đẹp. Nay đến trung tâm mỹ viện này, mai đến trung tâm thẩm mỹ khác, rồi 1001 loại mỹ phẩm cho nhan sắc được cô đầu tư một cách có bài bản. Cũng phải thừa nhận càng ngày Thanh càng đẹp ra khiến Trung, chồng cô không khỏi tự hào.
Tuy vậy hễ mỗi lần chồng và gia đình đề cập với chuyện sinh con là Thanh đều gạt đi với một câu nói muôn thủa “Sinh con ư? Ngại lắm”. Thực chất , điều mà cô ngại là bởi Thanh sợ sinh con sẽ không còn giữ được “phom” người mà mình đã mất bao nhiêu công sức gìn giữ. Điều đó dần dần cũng khiến Trung nổi cáu vì anh luôn khao khát được làm bố và là con một trong gia đình.
Sau nhiều cuộc cãi vã thì Trung cũng cay đắng nhận ra Thanh không muốn làm mẹ đơn giản vì cô quá yêu bản thân mình. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ vợ chồng của họ. Từ chỗ cãi vã rồi chán nản và cuối cùng Trung đã phải tự tay viết đơn ly hôn.
Lời kết
Những Linh, Hà, Thanh… là đại biểu cho một bộ phận không lớn những người phụ nữ sợ sinh con. Họ đều có chung một suy nghĩ: Đứa con sẽ gây phiền toái cho mình. Họ hoàn toàn không ý thức được sinh con ngoài thiên chức còn là niềm vui, niềm hạnh phúc của bất cứ người vợ nào trên trái đất này. Họ đã tự để cho tuổi xuân của mình trôi đi trong những toan tính ích kỷ của cá nhân mình.
Linh vì mãi đuổi theo sự nghiệp mà sẵn sàng từ bỏ quyền làm mẹ. Đã ở tuổi 30 nhưng cô vẫn chưa muốn sinh con, điều đó chẳng những không khoa học mà còn chứng tỏ cô quý trọng sự nghiệp hơn cả hạnh phúc gia đình. Nhưng liệu rồi khi đã đạt mục tiêu Linh mới quay trở lại cái nghĩa vụ làm vợ làm mẹ liệu rằng có quá muộn? Cũng vậy, Hà vì một lí do vô lý và nực cười mà từ chối quyền làm mẹ trong khi chồng lại đang trong tư thế trông chờ cái quyền được làm bố.
Nếu sợ mất đi thời gian “bay nhảy” thì có lẽ Hà không nên kết hôn vội. ở đây chắc nhiều người sẽ đồng tình với chúng tôi về cách nghĩ: Hà còn quá trẻ con. Song vì sự thiếu chín chắn trong cách suy nghĩ của Hà nhiều khi lại làm cô phải ân hận suốt cả cuộc đời vì mình đã tự đánh mất đi quyền làm mẹ và phá vỡ hạnh phúc của chính mình.
Còn Thanh thì sao? Cô thuộc tuýp phụ nữ không hiếm trong xã hội hiện nay. Cô yêu bản thân mình thái quá đến nỗi quên luôn trách nhiệm của một người vợ. Khi cầm tờ đơn ly hôn do chính tay chồng mình viết, liệu Thanh có kịp nghĩ rằng người phụ nữ đẹp nhất là lúc họ làm tròn nghĩa vụ làm vợ và làm mẹ.
Thiết nghĩ, sinh con là vấn đề vô cùng hệ trọng đối với phụ nữ. Vì vậy, khi đã làm vợ thì mỗi phụ nữ nên biết lập kế hoạch cho vấn đề hệ trọng đó. Đành rằng biết “kế hoạch” vì những điều hợp lý thì rất đáng hoan nghênh nhưng đừng thái quá kẻo ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình cũng như đánh mất giá trị tốt đẹp của chính bản thân mình.
Theo Gia đình
Tuyệt chiêu trị mẹ chồng siêu tiết kiệm và kết quả đáng ngờ...
Nghĩ lại ngày mới về làm dâu, bà nói cất cái gì là tôi nem nép cất theo, rửa bát có tí mắm thừa chấm cá tanh òm tôi cũng chẳng dám đổ.
Sau 2 năm sống chung với "lũ" nay tôi đã dần thoát ra được để sống cuộc sống của mình. Sau một thời gian đấu tranh với thói siêu tiết kiệm của mẹ chồng thì cuộc sống của tôi bớt phần ngột ngạt hơn. Thật ra là ban đầu, tôi cũng đã định ngoan ngoãn mà chiều theo ý của mẹ chồng và sống theo lối sống của bà nhưng vì càng ngày mẹ chồng tôi càng "đặc biệt" quá nên tôi đành liều thử phản ứng và thật may mắn là tôi đang được nhận kết quả ngoài sự mong đợi.
Khi mới về, tôi không ở cùng mẹ chồng mà 2 vợ chồng thuê nhà ở Hà Nội cho tiện công tác. 2 năm sau, tôi sinh con đầu lòng, bà từ quê lên ở cùng vợ chồng tôi. Đây cũng là thời gian tôi bắt đầu phải ở cùng mẹ chồng và dần thấm nhuần tư tưởng, lối sống siêu tiết kiệm của bà. Nhiều khi tôi định góp ý nhưng lại sợ bà tự ái mà bỏ về quê nên đành lựa mà chiều theo ý bà.
Cứ như thế trong 2 năm bà ở cùng giúp vợ chồng tôi chăm cháu, tôi phải sống cảnh thiếu thốn trăm ngả từ những cái nhỏ nhất. Ai đời bà tiết kiệm đến mức cơm gạo nấu chẳng đủ ăn, có chuẩn bị thức ăn ra nhờ bà nấu giúp thì kiểu gì bà cũng bớt lại già nửa... Tôi có nhẹ nhàng góp ý thì bà bảo ăn ít thế thôi không thừa chất và bệnh tật. Nào đã đủ dinh dưỡng tối thiểu mà bà lo thừa chất.
Ảnh minh họa.
Lúc đó, tôi cũng đành cắn răng chịu đựng. Nhưng giờ thì tôi đã có giải pháp riêng cho mình. Nếu mẹ chồng cứ nấu ít cơm, mỗi người chẳng nổi lưng cơm với vài cọng rau luộc và chút xíu thức ăn thì tôi và chồng lập tức đi mua thêm mỗi người suất bún chả hoặc bánh trái về ăn cùng trong bữa cơm ấy. Với cái tính tiếc tiền của bà thì chỉ vài lần như vậy, bà lập tức tính toán thêm chút gạo và không bớt lại đồ ăn nữa, vì như vậy chắc chắn sẽ rẻ hơn mấy suất bún chả kia. Thế là vợ chồng tôi yên tâm có cơm ngon canh ngọt sau một ngày làm việc.
Chưa hết, mỗi bữa cơm, bà chuyên là người dồn đủ loại thức ăn, nước canh thậm chí một tẹo nước mắm ăn thừa. Có bảo bà thì bà cũng chỉ chẹp miệng cho qua chuyện chứ chẳng hề tiếp thu. Bà chẳng nghe theo mình thì mình lại phải có cách của mình thôi. Nghĩ lại ngày mới về làm dâu, bà nói cất cái gì là tôi nem nép cất theo, rửa bát có tí mắm thừa chấm cá tanh òm tôi cũng chẳng dám đổ. Giờ thì tôi không như vậy nữa. Biết tính bà tiết kiệm thế nhưng được cái rất biết bảo vệ sức khỏe, thế nên việc này được tôi giải quyết gọn nhẹ. Tôi lập tức in mấy bài sức khỏe nói về việc để đồ ăn qua đêm gây ảnh hưởng sức khỏe như nào... rồi giả như vô tình quên ở bàn nước cùng mấy tờ tài liệu cơ quan cho bà đọc được. Và thế là, thói tiết kiệm kia của bà cũng dần dần cải thiện hơn.
Ảnh minh họa.
Đúng là đã có tính tiết kiệm thì cái gì cũng tiết kiệm, cái gì cũng bị coi là lãng phí. Tôi đi chợ, mua bất cứ thứ gì về, không cần biết chất lượng và giá cả thị trường ra sao, mẹ chồng tôi đều bĩu môi chê mua đắt. Để bà đi mua thì đúng là giá có rẻ hơn thật nhưng những thứ mua về chỉ là hàng vét chợ. Rồi cả việc sinh hoạt cá nhân của tôi cũng bị mẹ chồng góp ý vì với bà là lãng phí. Tắm bà cũng ý kiến tôi xả nước lâu thế, rồi giặt quần áo bằng máy bà cũng lo tốn nước, tốn điện. Nhưng tất cả được ngụy biện bằng việc: giặt máy không sạch bằng giặt tay. Giải pháp của bà là dậy thật sớm ngồi vò hết chậu quần áo của cả nhà để tôi đỡ phải dùng máy giặt. Xong lại kêu đau tay, kêu ở với vợ chồng nhà tôi việc gì cũng đến lượt. Nào tôi có muốn bà làm như thế.
Thấy vậy tôi lập tức chuyển giặt đồ vào buổi tối và tất nhiên là vẫn dùng máy. Bà có không hài lòng thì cũng phải chịu. "Nếu bà sợ giặt máy không sạch thì bà cứ giặt tay còn quần áo nhà con sẽ giặt máy, bẩn thì mặc bẩn". Tôi đành phải cứng như thế để giải phóng sức lao động của mình. Và giờ thì bà cũng đã chịu giặt máy cùng cả nhà vì hết tháng đó, tiền nước phải đóng nhiều hơn, bà mới tự bảo, sẽ giặt máy cùng mẻ với vợ chồng tôi để tiết kiệm nước. Vậy là mọi việc êm xuôi.
Đó là một vài chiêu tôi đã từng áp dụng với mẹ chồng tôi và thấy cũng hiệu quả. Chị em nào có mẹ chồng như tôi thử vào tham khảo để chữa trị bệnh tiết kiệm cho mẹ chồng. Chữa được bệnh này của bà, cuộc sống làm dâu của tôi thoải mái hơn hẳn đấy!
Theo Emdep
Ê chề thân gái mang tiếng "ăn bám đàn ông" để nuôi con Suốt 5 năm qua, dù thất nghiệp nhưng Hương vẫn có thể nuôi con trai học hành tử tế, cơm ăn áo mặc không thua kém bạn bè. Thế nhưng, những lúc nghe người ta dè bỉu cô là hạng gái ăn bám đàn ông, Hương lại xót xa thương cho phận mình. Hương sinh năm 1983, quê Thanh Hóa, đã có một...