Những người ủng hộ Tổng thống Putin trong lòng nước Mỹ
Một ủy ban nhằm xoa dịu xung đột giữa Nga và Mỹ đã được thành lập, tuy nhiên nhiều tín hiệu cho thấy nó giống như một… fan club của Tổng thống Putin hơn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin là đối tượng chỉ trích của báo chí Mỹ, nhưng không phải tất cả người Mỹ đều ghét ông – Ảnh: AFP
Ý kiến này xuất hiện trong bài viết của trang tin Mỹ The Daily Beast hôm 11.10. Theo đó, một tổ chức phi chính trị có tên Ủy ban của Mỹ về sự hòa hợp Đông – Tây ( ACEWA) dự kiến sẽ ra mắt trong sự kiện tổ chức vào ngày 4.11 năm nay, được xem như quy tụ một nhóm ngầm ủng hộ Nga, thậm chí là một fan club (câu lạc bộ người hâm mộ) của Tổng thống Nga Putin.
Xét về mục đích hoạt động, ACEWA hướng tới việc thúc đẩy mối quan hệ Nga – Mỹ theo hướng “cởi mở, văn minh, tranh luận mang tính xây dựng”, từ đó mang lại “một kết thúc cho chiến tranh lạnh và những kết cục nguy hiểm”, theo The Daily Beast.
Trên lý thuyết, quan điểm của ACEWA gần giống như tổ chức tiền thân của nó, với tên gọi tương tự, tồn tại từ năm 1974 đến 1992, lấy mối quan hệ Mỹ – Liên Xô làm trọng tâm.
Trong thành phần “phiên bản cũ” có hai người đang tham gia đồng sáng lập ACEWA “mới” là nhà sử học Stephen F. Cohen và một người Mỹ bỏ quốc tịch, Gilbert Doctorow.
Trong ACEWA có tổng cộng 7 thành viên tính tới nay, với sự góp mặt của một số cựu chính trị gia như cựu Thượng nghị sĩ Bill Bradley, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Xô Jack Matlock và cựu CEO của công ty kinh doanh hàng hóa đa quốc gia Procter & Gamble, ông John Pepper.
Video đang HOT
“Càng nhiều tổ chức hướng tới các cuộc đối thoại song phương, trao đổi và hợp tác, sẽ càng cải thiện những suy nghĩ chống đối Mỹ hoặc chống đối Nga, The Daily Beast dẫn lời nhà văn Nina Khrushcheva, đồng thời là giáo sư nghiên cứu tại New School International.
Tuy nhiên, bà Khrushcheva nói rằng vai trò tích cực của ACEWA đang bị một số thành viên lấy mục đích sai lệnh xâm lấn, tạo ra khuynh hướng đổ lỗi cho phương Tây về tất cả những căng thẳng trong lúc vẫn cáo buộc các hoạt động của Nga và Tổng thống Vladimir Putin.
Trong những người sáng lập ACEWA, ông Stephen Cohen là người từng dính tai tiếng với dư luận Mỹ và phương Tây vì có luận điểm bảo vệ Nga trong vụ sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Theo đó, ông Cohen cho rằng việc Crimea sáp nhập vào Nga là cuộc bỏ phiếu đại diện cho “quyền tự chủ”. Điều này đi ngược với những gì truyền thông Mỹ và phương Tây đưa ra, cho rằng cuộc bỏ phiếu đó là một trò lừa trắng trợn và khảo sát cho thấy đa phần dân Crimea phản đối việc sáp nhập, theo The Daily Beast.
Trong các cuộc vận động tranh cử tại Mỹ thời gian qua, đa phần các ứng viên đều chỉ trích Tổng thống Nga Putin và Trung Quốc, muốn Mỹ tái khẳng định sức mạnh và tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên ít nhất có một luồng ý kiến ngược lại như Donald Trump, khi ứng viên của đảng Cộng hòa này nói rằng ông tự tin có thể hòa hợp với Tổng thống Nga.
Sẽ tốt hơn nếu Mỹ và Nga có thể hòa hợp như hình ảnh thân thiện giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov? – Ảnh: Reuters
Từ ông Donald Trump tới ACEWA, rõ ràng không phải người Mỹ nào cũng xem Nga là kẻ thù, hoặc chí ít họ không nghĩ việc tiếp tục cô lập và đả kích Nga là hướng đi tốt nhất để giải quyết vấn đề.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Các nghị sĩ đấu nhau bằng hơi cay tại Quốc hội Kosovo
Các nghị sĩ phe đối lập đã sử dụng hơi cay tại Quốc hội Kosovo, ngày 8.10, nhằm phản đối một thỏa thuận mà chính quyền Kosovo vừa đạt được với Serbia, khiến hai nghị sĩ ngất xỉu.
Hơi cay trong Quốc hội Kosovo - Ảnh: AFP
Quốc hội Kosovo chìm trong làn khói trắng sau khi các nghị sĩ phe đối lập phản đối chính phủ bằng cách sử dụng hơi cay, và nhiều nghị sĩ, trong đó có chủ tịch Albin Kurti của đảng đối lập Vetvendosje (hay còn gọi là đảng Tự quyết) đã hò hét cổ vũ, theo AFP.
Các nghị sĩ phải sơ tán khỏi tòa nhà Quốc hội Kosovo, và hai nữ nghị sĩ ngất xỉu do hít phải hơi cay được đưa đến bệnh viện cấp cứu. 4 xe cấp cứu được điều động đến Quốc hội Kosovo ngay lập tức để xử lý những tình huống khẩn cấp.
Chính quyền Kosovo, trong một thông cáo sau vụ hỗn loạn tại Quốc hội, lên tiếng phản đối "những hành động bạo lực" vượt quá giới hạn cho phép.
Các nghị sĩ phe đối lập dùng hơi cay để phản đối một thỏa thuận hồi tháng 8.2015 giữa chính quyền Kosovo và Serbia, do Liên minh châu Âu (EU) làm trung gian hòa giải. EU gọi đây là một thỏa thuận lịch sử trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Kosovo và Serbia.
Kosovo đã tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008, nhưng Serbia bác bỏ tuyên bố này, luôn tuyên bố Kosovo là một tỉnh của Serbia.
"Không ai có quyền mang Kosovo trở lại Serbia. Chúng tôi không cho phép điều này xảy ra", đảng Tự quyết đã tuyên bố như vậy trên website của mình.
Hồi tháng trước, các nghị sĩ đảng đối lập cũng ném đồ vật loạn xạ nhằm ngăn chặn Thủ tướng Kosovo, Isa Mustafa phát biểu trước Quốc hội về tình hình đối thoại với Sebia. Một quả trứng ném trúng người ông Mustafa khi ông rời khỏi bục phát biểu.
Kosovo và Serbia từng trong tình trạng chiến tranh trong giai đoạn 1998-1999. Chiến tranh kết thúc khi lực lượng vũ trang Serbia rút khỏi Kosovo sau cuộc không kích kéo dài 11 tuần của NATO, theo AFP.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Tòa Campuchia xét xử nghị sĩ vu khống chuyện biên giới với Việt Nam Tòa án Campuchia đã bác đơn xin tại ngoại và mở phiên tòa ngày 2.10 xét xử nghị sĩ đảng đối lập có bình luận sai trái trên Facebook về việc phân định biên giới giữa Campuchia và Việt Nam. Nghị sĩ Hong Sok Hour (áo cam) của đảng đối lập CNRP bị dẫn ra tòa ngày 2.10 - Ảnh: Reuters Nghị sĩ...