Những người trẻ đam mê ngôn ngữ kí hiệu
(Zing) – Hương – thành viên từng tham gia ngay từ đầu khi CLB mới thành lập, cho đến thời điểm hiện nay bạn rất giỏi về NNKH tâm sự: “Lúc đầu vì thích, nhưng càng học càng đam mê”.
NNKH xuất phát từ cuộc sống và được chính những người câm điếc sáng tạo ra. Quốc gia đầu tiên phát triển NNKH một cách toàn diện và hoàn chỉnh là nước Pháp. Tuy nhiên hiện nay ASL (NNKH Mỹ) mới là NNKH có người sử dụng nhiều nhất.
Ảnh minh họa
NNKH: Không chỉ của người khuyết tật
Những người khuyết tật câm, điếc không may mắn vì mất đi một trong những giác quan cần thiết để cảm nhận cuộc sống. Họ chỉ còn đôi mắt để thay thế cho giác quan bị hỏng đó. Và họ tìm đến NNKH – một ngôn ngữ để họ có thể giao tiếp với xã hội, với cuộc sống và quan trọng hơn cả…là giao tiếp với nhau. NNKH trở thành ngôn ngữ của những người khuyết tật.
Những người bình thường học NNKH để có thể giao tiếp với những người khuyết tật, hay đơn giản là vì thích, vì đam mê. Họ hy vọng rằng ở một tương lai không xa người ta sẽ coi việc học NNKH là một việc bình thường, trở thành một thú vui thì lúc ấy xã hội sẽ mở rộng hơn với những người khuyết tật câm điếc. Họ sẽ có thể sống một cách có ích và chất lượng hơn.
Video đang HOT
Với mục đích là đưa NNKH phổ biến hơn với cộng đồng, giao lưu kết bạn CLB NNKH đã ra đời vào 10/2006 với những bước đi khó khăn đặc biệt là về kinh phí. Theo lời chia sẻ của chị Thảo – một trong những thành viên đầu tiên thành lập CLB, lúc mới đầu thành lập cái khó khăn nhất là kinh phí. Nhiều khi CLB muốn đi tình nguyện hoặc giúp đỡ các bạn khuyết tật có việc làm cũng vô cùng khó khăn.Tuy nhiên lúc mới đầu thành lập cũng được sự ủng hộ của báo chí nên đây là những thuận lợi đáng kể và là nguồn động viên lớn cho CLB”.
CLB thu hút những người bình thường tham gia học NNKH để có thể giao tiếp với những người khuyết tật. Hương – thành viên từng tham gia ngay từ đầu khi CLB mới thành lập, cho đến thời điểm hiện nay bạn rất giỏi về NNKH tâm sự: “Lúc đầu vì thích, nhưng càng học càng đam mê vì mình có thể hiểu ngôn ngữ của họ, đến bây giờ thì mình có thể hy vọng nhiều hơn thế là mình có thể đi dạy lại cho các bạn về NNKH để NNKH trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống”
3 năm với những thăng trầm, có những khi tưởng chừng như câu lạc bộ bị đình trệ nhưng rồi với niềm đam mê và nhiệt huyết, tình yêu thương và lòng nhân ái, ban chủ tịch câu lạc bộ tiếp tục vực dậy những hoạt động của nhóm.
Sau một thời gian gián đoạn, gần đây CLB được khôi phục lại có thể nói là từ đầu. Chị Quỳnh hiện là chủ tịch CLB cho biết: “Mọi thứ đều mới bắt đầu nên chưa nói được gì, chị cũng vẫn đang theo học lớp K20, rất hy vọng có thể giúp được các bạn khuyết tật, hay đơn giản là có thể giao tiếp với họ”. CLB NNKH từ khi thành lập đến nay đã tổ chức được 21 khóa học cho khoảng 400 người. Hiện nay CLB NNKH có tổ chức 2 lớp học tại giảng đường khoa xa hội học, ĐHKHXH&NV, là A20 và A21.
Tháng 12/2009 vừa qua, CLB có tổ chức buổi giao lưu chào mừng sinh nhật 3 tuổi. Có thể nói đây là một buổi tối ấm áp và tràn ngập tiếng cười cũng như tràn ngập tình yêu thương. Có bánh kem, có nến, có sân khấu và có những con người giao tiếp với nhau bằng NNKH. Có một cảm giác mà bất cứ ai tham gia đều cảm nhận được đó là họ như một gia đình với tất cả lòng nhiệt thành và tâm huyết. Ở đây các bạn không thể phân biệt đâu là người khuyết tật, đâu là người bình thường vì họ chung một ngôn ngữ – NNKH.
Hương Dương
Khi lễ phép bị coi là 'chảnh'
Thầy cô vào lớp, nhiều sinh viên "chả thèm" đứng lên chào. Những bạn lễ phép đứng dậy thì nghe phía sau thì thầm: "Thằng này muốn làm nổi", "Chảnh quá hà!".
Ảnh minh họa
Đã ít dần những tiếng "thưa thầy, thưa cô"
Còn bây giờ thì sinh viên rất tự tin, mạnh dạn trong lời nói, trao đổi, tiếp xúc với thầy cô rất tự nhiên. Còn thầy cô cũng rất thoải mái khi tiếp xúc với sinh viên.
Nhưng một bộ phận không nhỏ sinh viên bây giờ dường như không còn để ý đến chữ "lễ" trên giảng đường.
Những tiếng: dạ, vâng, dạ thưa, thưa thầy, thưa cô... dường như đã ít đi và thay vào đó là những tiếng "trỗng", những câu nói leo, những câu không đủ chủ vị.
"Ổng khó quá trời hà!", "bả dễ lắm mày ơi!"... là câu cửa miệng của nhiều sinh viên. Có rất nhiều bạn dùng biệt danh: "tiến sĩ gây mê", "sát thủ hàng đầu",...khi nói về thầy cô.
Có sinh viên đang nói chuyện cùng bạn bè, nhìn thấy thầy cô bước vào lớp thì chỉ quay sang nhìn rồi nói chuyện tiếp. Nếu thầy cô khó tính bắt phải chào thì đứng dậy nhưng rất miễn cưỡng. Có hôm, thầy cô đang giảng bài mà phòng học như "chợ vỡ", sinh viên ra vào tự do. Có sinh viên còn "hiên ngang" bước ra khỏi lớp trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
sinh viên bây giờ mắc một căn bệnh "nan y" khó điều trị, đó là bệnh ngủ. Ngủ mọi lúc mọi nơi, vào lớp "mặc thầy thầy giảng, mặc em em ngủ", có khi còn "ngáy" khiến cả lớp chú ý.
Trong khi đó, một số sinh viên khác thì "tỉnh queo" nghe điện thoại. Thậm chí, cố tình cài những nhạc chuông "lạ" khiến người nghe giật mình.
Lễ phép: "Chảnh"
Khi thầy cô vào lớp, nhiều sinh viên "chả thèm" đứng lên chào, có những bạn lễ phép đứng dậy chào thầy cô thì nghe phía sau có những tiếng thì thầm: "Thằng này muốn làm nổi", "Chảnh quá hà!"... Ở bậc phổ thông, trước khi thầy cô vào lớp thì lớp học sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn, bảng đen được lau chùi, bông bảng được thấm nước.
Còn vào đại học, sinh viên không quét dọn nhưng cũng chẳng giữ vệ sinh chung, vất lung tung nào là vỏ bánh kẹo, chai nhựa, giấy bút,... dù có thùng đựng rác trước mỗi lớp. Đa số thầy cô vào lớp phải tự lau bảng, tự đi lấy phấn còn sinh viên ngồi ở dưới để "nói chuyện". Chỉ khi nào thầy cô nói sẽ cộng điểm thưởng thì các bạn mới làm. Tại sao lại như vậy? Một phần là do thầy cô "hơi dễ", nhưng phần lớn là do ý thức quá kém của sinh viên. Họ cho rằng đó không phải là công việc của bản thân.
Thực ra, cũng có bạn hăng hái nhận làm nhưng được một vài lần rồi nản vì bị bạn bè dị nghị: "Nó muốn lấy lòng thầy cô", "Nó muốn làm nổi đó mà",...
Cuối giờ, sinh viên ùa ra về, còn thầy phải ở lại trong lớp lúi cúi thu dọn dụng cụ giảng dạy. Cũng rất muốn ở lại phụ giúp thầy nhưng lại sợ "bị nói" nên lại thôi. Gặp thầy cô các bạn hoặc tránh mặt, hoặc lờ đi thay vì cúi đầu chào. Chỉ một cái cúi đầu cũng đủ để thể hiện lời chào và sự kính trọng, lễ phép của sinh viên đối với thầy cô.
Theo Vietnamnet
Mốt 'đồng tính giả' trong giới trẻ Chuyện một số teen lên các diễn đàn mạng để than vãn về việc nhiều bạn trong lớp mình đang "man" (nam tính) bỗng chốc thành "gay" đã không còn xa lạ với cư dân mạng. Theo một số chuyên gia tâm lí thì đây chính là hiện tượng "đồng tính giả" trong học đường. Nguyên nhân chính dẫn đến việc này là...