Những người trẻ “bỏ phố về quê” làm nông nghiệp sạch: Đam mê và liều vẫn chưa đủ!
Họ là những người còn rất trẻ nhưng quyết định từ bỏ những đô thị lớn, trở về các vùng nông thôn để vui sống cuộc đời nông dân, bằng nỗ lực và sáng tạo cùng với sức trẻ, đưa nông sản sạch chất lượng cao ra thị trường.
Bỏ phố về quê: “Dám nghĩ, dám làm”
Trước đây, khi nhắc đến nghề nông, người ta thường nghĩ ngay đến những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, làm việc vất vả nơi đồng ruộng để mưu sinh. Những năm gần đây, xã hội chứng kiến sự xuất hiện một lực lượng nông dân mới. Đó là những người trẻ bỏ phố về quê làm nông nghiệp.
Trong cuộc mưu sinh vất vả nơi phố thị, có không ít người trẻ nhận ra rằng, so với cái ồn ào, náo nhiệt, chen chúc, kẹt xe và đánh vật hàng ngày với công việc, kiếm sống, họ lại thèm cuộc sống nông thôn như ông bà ta xưa. Có vất vả, tuy có chút thiếu thốn tiện nghi, có thể cách xa thành thị với muôn vàn thứ hấp dẫn. Nhưng bù lại, họ có thiên nhiên mênh mông, có cuộc sống lành, hít thở khí trời tươi mát, có thức ăn sạch và không phải đau đầu vì muôn vàn rắc rối áp lực. Phần thì có người, với tình yêu nông nghiệp, muốn thử sức, khởi nghiệp với nghề nông.
Vườn rau sạch của nàng Mây.
Con đường hái quả ngọt không dễ dàng, nó không dành cho những tâm hồn ưa mơ mộng “về quê nuôi con cá và trồng thêm rau”, cũng không dành cho những người thích đi nhanh, đi đường tắt. Đó là cả một hành trình gian nan, vất vả, đầy hy sinh mà cũng đầy khát vọng của người trẻ.
Đó là nhiều trong số những lý do khiến không ít người trẻ hiện nay bỏ phố về quê, tập làm nông dân.
Nhiều người tiêu dùng biết đến Organica, một thương hiệu nông sản sạch có tiếng, đã phát triển thành chuỗi siêu thị hữu cơ có mặt ở một số thành phố lớn. Nhưng ít ai biết, đứng sau thương hiệu này là một cô gái trẻ, người đã dám vứt bỏ công việc hấp dẫn nơi thành thị để về quê, nuôi giấc mơ nông nghiệp sạch từ rất sớm.
Video đang HOT
Năm 2012, Phương Thảo, cô chủ Organica mạnh dạn từ bỏ công việc nơi phố thị để về Long Thành – Đồng Nai đầu tư trang trại. Từ đầu, Phương Thảo đã xác định con đường mình đi là nông sản sạch và định hướng là theo chứng nhận hữu cơ của Mỹ và EU. Với mục tiêu ấy, trang trại của Phương Thảo vận hành theo tiêu chí rất khắt khe: Không sử dụng các hóa chất cấm như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, trừ cỏ độc hại, không dùng giống biến đổi gen…
Sau nhiều nỗ lực, trang trại Organica trở thành trang trại rau nhiệt đới đầu tiên của Việt Nam đạt chứng nhận hữu cơ của Mỹ và EU vào năm 2015. “Thừa thắng xông lên”, Phương Thảo đầu tư thêm trang trại ở Ba Vì, Lâm Đồng và đều đạt các chứng nhận hữu cơ của Mỹ và EU.
Không chỉ làm giàu bằng nông nghiệp sạch, giấc mơ của Phương Thảo còn là hướng đến xây dựng thị trường nông nghiệp sạch. Chính vì thế, cô đã hỗ trợ cho rất nhiều nhà vườn, trang trại, nhiều bạn trẻ khởi nghiệp chung chí hướng với mình bằng cách hỗ trợ vốn, kỹ thuật, bao tiêu một phần sản phẩm, quảng bá thương hiệu…
The Moshav Farm cũng là một thương hiệu nông sản sạch ra đời từ những người trẻ yêu nông nghiệp. Nông trại ở vùng đất Khánh Hòa nắng gió này do 4 chàng trai trẻ thế hệ 9X lập ra. Với đam mê nông nghiệp, các bạn trẻ ấy đã đăng ký tu nghiệp về làm nông tại Israel, sau đó tận dụng các kiến thức mình đã học, ứng dụng vào thực tế khí hậu thổ nhưỡng mảnh đất mình khai thác để làm nông chuyên nghiệp.
Cừu được chăn nuôi tại một trang trại ở xã Ninh Thượng (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa).
Làm nông nghiệp hữu cơ là phải tâm huyết chứ không phải tùy hứng mà làm được. Đó là đúc kết của không ít người nông dân trẻ tuổi xuất thân phố thị.
Ra đời từ năm 2018, đến nay, The Moshav Farmđã sở hữu 56ha trồng các loại cây ăn quả như dừa, bưởi, ổi, nho, mít, xoài, chăn nuôi gà, cừu; trồng dược liệu. Đồng thời, các bạn trẻ còn cho ra mắt một số sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ngắn ngày như túi lá xông giải cảm, nước rửa tay, rửa chén, lau nhà, nước giặt từ quả bồ hòn, bột gừng, bột rau má… được phân phối rộng rãi trên toàn quốc.
Trong giới “bỏ phố về quê” còn có một cô gái trẻ nhưng nổi tiếng với nick name nàng Mây. Tên thật của nàng Mây là Kiều Thị Hồng Vân, thuộc thế hệ 8X đời đầu. Cô từng làm việc trong ngành du lịch ở TP.HCM, từng đi khắp nơi trên thế giới. Nhưng một ngày đầu năm 2021, nàng Mây quyết định làm nông nghiệp sạch ở Đăk Lăk.
Với bàn tay khéo léo, mảnh vườn mọc gần như hoang thuở mới mua đã được cô gái trẻ vun vén, chăm tưới bừng lên sức sống. Hơn một nửa số diện tích nàng Mây trồng tiêu và cà phê, thu nhập chủ yếu của cô gái “bỏ phố về rừng”. Số diện tích còn lại, cô cùng mọi người trồng trái cây, rau củ tươi xanh…
Những hình ảnh về khu vườn rau xanh mát, với đủ loại trái cây mít, xoài, ổi, nhãn, vải, hồng, bơ, sầu riêng… khiến người ta phải cảm phục nghị lực của cô gái trẻ. Dù không xây dựng nên một thương hiệu nông sản danh tiếng nhưng nàng Mây đã tạo nên một thương hiệu cá nhân đầy thú vị, lan tỏa trong những người trẻ lòng nhiệt huyết, tinh thần yêu thiên nhiên, dám nghĩ, dám làm.
Bỏ phố về quê: Không phải “liều” là được
Làm nông chưa bao giờ là một “cuộc chơi” hay một công việc dễ dàng. Có không ít bạn trẻ, ảnh hưởng bởi những thành công của người khác đã mơ mộng về một cuộc sống lý tưởng chốn “bỏ phố về quê”. Họ về quê, hoặc với hai bàn tay trắng mong muốn “tay không làm nên sự nghiệp”, hoặc với số tiền gom góp được nhưng thừa đam mê mà thiếu kiến thức, kỹ năng. Thế nên, với mảnh vườn mua hay thuê được, họ loay hoay mãi không biết phải làm gì. Để rồi cuối cùng vỡ mộng, mất công, mất của.
Có lần, cộng đồng chia sẻ câu chuyện về một thanh niên quê Quảng Nam “bỏ phố về quê”, sống trong một khu đất cách xa khu dân cư, không có điện lẫn sóng điện thoại với ước mơ làm nông nghiệp. Sau hơn một năm, những gian khó không lường trước đã khiến anh phải từ bỏ và quay về làm việc nơi thành thị.
Có nhóm bạn trẻ ở TP.HCM, gia đình khá giả, cùng nhau xây ước mơ làm nông nghiệp sạch bằng 5 sào đất trồng rau ở Tiền Giang. Số tiền ban đầu được đầu tư để mua đất, xây dựng, tạo dựng khu trồng rau. Để nhanh có thành quả, họ thuê rất nhiều người dân làm cỏ, vun xới. Họ trang bị đầy đủ các dụng cụ và thiết bị hiện đại dành cho nông nghiệp.
Nhưng trải qua gần một năm, khi nhiệt huyết cạn dần, họ mới nhận ra những bất cập mình chưa lường trước: Cách để phát triển và duy trì trại rau, cách để kết nối với thị trường, đối mặt với cuộc sống ở quê bình lặng, thiếu thốn hơn ở thành thị… Dần dà, họ nản lòng, vườn rau cũng hoang tàn theo. Cuối cùng, họ bán mảnh vườn, trở về thành phố, chấm dứt giấc mộng về vườn làm nông nghiệp sạch.
Những bạn trẻ thành công với con đường làm nông nghiệp sạch hoàn toàn không phải “ăn may”, “làm chơi ăn thiệt”. Họ đã nỗ lực rất nhiều, trước cả khi bỏ phố về làng, trước cả khi mua đất và bắt đầu trồng cây. Có người đi tu nghiệp nước ngoài, có người chịu khó lặn lội đến các trang trại thành công để học hỏi kinh nghiệm trồng trọt, xử lý đất, xử lý nước, xử lý côn trùng gây hại… Có người, thất bại và phá sản nhiều lần mới có đủ kinh nghiệm để thành công.
Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam tổ chức đại hội đầu tiên
Trong hai ngày 18 và 19/12, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 ra mắt Ban Chấp hành Hội.
Xây dựng kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, nhằm đạt được lợi ích kép về giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường. Chính vì thế, lần đầu tiên cụm từ "Kinh tế tuần hoàn" được đưa vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, với mục tiêu phát triển bền vững bằng việc tích cực thực hiện các hành động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên qui mô lớn trong 10 năm tới.
Đó cũng là lí do ngày 8/6/2021, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 713/QĐ-BNV thành lập Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam. Theo đó, quy định Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực Hội hoạt động. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.
Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết các tổ chức và cá nhân tự nguyện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tuần hoàn. Hỗ trợ, thu hút khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến, thu gom tái chế, kinh doanh dịch vụ, xuất - nhập khẩu và sử dụng sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn theo quy định của pháp luật.
Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến, thu gom tái chế, kinh doanh dịch vụ, xuất - nhập khẩu và sử dụng sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tuần hoàn theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội.
Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động sẽ góp phần tích cực vào việc hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân triển khai có hiệu quả các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Là cầu nối để các bên tham gia sâu rộng hơn vào quá trình chuyển đổi từ khai thác nông nghiệp kiểu truyền thống sang nông nghiệp tuần hoàn, thuận tự nhiên, khép kín, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tái chế, vừa gia tăng giá trị sản phẩm, đảm bảo lợi ích kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Đây được xem là xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững của tương lai.
Sự ra đời của Hội mang ý nghĩa to lớn, nhất là trong bối cảnh Bộ NN&PTNT đang thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ tái cơ cấu theo hướng: Một nền nông nghiệp thông minh, tùy đối tượng sản xuất, tùy vùng sản xuất, mục tiêu sản xuất mà ứng dụng công nghệ cho phù hợp. Nông nghiệp đặc hữu, sản xuất những loại nông sản có tính khác biệt, người ta không có mà mình có. Nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp chia sẻ, không ai bị bỏ lại phía sau. Một nền nông nghiệp tuần hoàn, không bỏ đi thứ gì.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 51 thành viên. Ông Nguyễn Hồng Lam - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm được Đại hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Cặp vợ chồng bỏ phố về quê, mở trang trại 1 ha trong dịch Từ nhỏ, chị Bảo Hiên mơ ước có ngôi nhà bằng gỗ để sống hòa mình với thiên nhiên và phụng dưỡng cha mẹ. Ở tuổi 30, chị rời phố về quê để thực hiện điều đó. Sáng sớm, chị Bảo Hiên (sinh năm 1990) thức dậy, ra vườn chăm sóc cây cối tới trưa về nấu nướng. Buổi chiều, chị đi dạo...