Những người tối kỵ ăn tỏi
Ăn tỏi đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe của bạn nhưng người mắc lupus cần tuyệt đối tránh.
Một trong những loại gia vị lâu đời và được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới là tỏi. Có bằng chứng cho thấy con người đã dùng tỏi hàng nghìn năm trước.
Tác dụng của tỏi
Một tép tỏi (khoảng 3g) chứa 4,5 calo, 0,2g protein và 1g carbs. Tỏi là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng gồm mangan, vitamin B6, vitamin C, selen, chất xơ.
Tỏi có nhiều tác dụng, nổi bật nhất là tăng cường chức năng miễn dịch. Ảnh: Medicalnewstoday
Các chuyên gia y tế thường khuyên bạn nên ăn tỏi. Loại gia vị cay nồng có nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm tăng cường khả năng miễn dịch. Các tác dụng khác liên quan đến tỏi bao gồm hạ huyết áp, cải thiện mức cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim, chống lại stress oxy hóa và suy giảm nhận thức, cải thiện sức khỏe của xương, thậm chí giúp bạn sống lâu hơn.
Một số người còn đặt tỏi dưới gối khi ngủ sau khi phát hiện ra các tác dụng của loại gia vị này. Tỏi sẽ giúp bạn bớt nghẹt mũi nhờ mùi vị cay nồng. Tỏi chứa một loại kháng sinh mạnh gọi là allicin, chất này từ từ bay hơi khỏi tỏi và chống lại nhiễm trùng.
Video đang HOT
Ngoài ra, nếu bạn sợ nhện bò vào người khi đang ngủ hoặc từng thức dậy vì bị muỗi đốt nhiều lần thì tỏi chắc chắn là thứ bạn cần. Côn trùng và các loại sinh vật nhỏ, đặc biệt là muỗi, đều sợ mùi tỏi.
Lý do người bệnh lupus nên kiêng tỏi
Nhưng có một nhóm người không được hưởng lợi khi ăn tỏi: bệnh nhân lupus. Đây là một bệnh tự miễn do hệ miễn dịch hoạt động quá mức tấn công các mô và cơ quan của con người. Từ khớp, da, thận đến tế bào máu, não, tim và phổi đều có thể bị ảnh hưởng do tình trạng này.
Tác dụng làm giảm đau họng của tỏi cũng là lý do khiến người bệnh lupus nên tránh ăn gia vị trên. Allicin, ajoene và thiosulfinates là những chất trong tỏi liên quan đến tăng cường khả năng miễn dịch (bằng cách cải thiện số lượng bạch cầu) và giúp bạn chống lại cảm lạnh, có thể gây bất lợi cho người có hệ miễn dịch hoạt động quá mức.
Tỏi băm nhuyễn sẽ được tăng cường tác dụng hơn. Ảnh: Evolvingtable
Bởi vậy, các chuyên gia khuyên mọi người không sử dụng tỏi trong nấu ăn nếu mắc bệnh lupus hoặc các bệnh tự miễn ở giai đoạn tiền lupus. Các triệu chứng có thể bùng phát trầm trọng hơn, chẳng hạn như mệt mỏi, đau cơ và khớp.
Mọi người cũng nên tránh cỏ linh lăng nếu mắc lupus. Loại thảo mộc đó hoạt động tương tự như tỏi khi kích thích hệ miễn dịch của bạn.
Những nhóm khác cần tránh tỏi
Những người không dung nạp fructan (một loại carb có nhiều trong tỏi) có thể bị đầy hơi nếu ăn tỏi.
Ngoài ra, nếu bạn mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì tỏi cũng không phải lựa chọn tốt. Allicin có trong tỏi có thể làm tăng axit dạ dày và dẫn đến chứng ợ nóng. Người bị rối loạn chảy máu hoặc sắp phẫu thuật cần tránh ăn tỏi vì đây là thực phẩm làm loãng máu và có thể dẫn đến chảy máu nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn nên tránh ăn tỏi nếu bị dị ứng. Các triệu chứng gồm nổi mề đay, ngứa, đổi màu da, sưng miệng, cổ họng và lưỡi, khó thở, co thắt dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, thậm chí là sốc phản vệ.
Mặc dù dị ứng tỏi rất hiếm nhưng bạn có thể dễ mắc phải nếu có tiền sử gia đình dị ứng với loại gia vị này hoặc bạn bị dị ứng với các loại thảo mộc tương tự như hành, hẹ hoặc tỏi tây.
Những vấn đề sức khỏe cần tránh ăn tỏi
Tỏi không chỉ là loại gia vị phổ biến mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe sẽ khiến người mắc cần hạn chế ăn tỏi.
Tỏi có chứa sulfur, glycosides, vitamin B, phốt pho, magiê, canxi, kali và nhiều khoáng chất khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp góp phần kiểm soát huyết áp, cải thiện cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện sức khỏe xương và nhiều lợi ích khác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Những người bị bệnh lupus cần tránh ăn tỏi. Ảnh PEXELS
Tuy nhiên, những người mắc bệnh lupus cần tránh ăn tỏi. Lupus là loại bệnh tự miễn dịch, khiến hệ miễn dịch hoạt động quá mức và tấn công các mô, cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể. Khớp, da, thận, tế bào máu, não, tim và phổi đều có thể bị ảnh hưởng do bệnh lupus.
Lợi ích giúp tăng cường miễn dịch của tỏi cũng chính là nguyên nhân khiến người bị lupus nên tránh ăn tỏi. Trong tỏi có chứa allicin, ajoene và thiosulfinates. Đây đều là những chất giúp cải thiện số lượng bạch cầu, từ đó cải thiện chức năng miễn dịch, giúp người bị cảm lạnh mau khỏi. Tuy nhiên, với bệnh tự miễn lupus, các dưỡng chất này của tỏi sẽ kích thích hệ miễn dịch hoạt động quá mức. Hệ quả là có thể khiến các triệu chứng của lupus thêm nghiêm trọng.
Người bệnh lupus có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau cơ và khớp sau khi ăn tỏi. Dù ăn một ít tỏi có thể không kích hoạt các triệu chứng này nhưng các chuyên gia khuyến cáo để an toàn thì cần tránh dùng tỏi khi nấu ăn cho người mắc lupus.
Ngoài ra, người bị lupus cũng nên tránh ăn cỏ linh lăng và mầm cỏ linh lăng. Loại thảo dược này cũng có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và khiến người bị lupus gặp vấn đề tương tự như tỏi.
Không chỉ lupus, những người không dung nạp fructan, một loại chất xơ có nhiều trong tỏi cũng không nên ăn tỏi. Fructan có thể khiến người mắc bị đầy hơi nếu ăn tỏi.
Những ai mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng cần hạn chế ăn tỏi. Nguyên nhân là do chất allicin trong tỏi có thể làm tăng a xít dạ dày và kích thích ợ nóng.
Cuối cùng, những người bị dị ứng với tỏi, mắc rối loạn chảy máu hoặc sắp phẫu thuật cũng cần tránh tỏi. Nguyên nhân là vì tỏi có những chất có tác dụng làm loãng máu và có thể làm máu chảy nhiều hơn khi phẫu thuật, theo Healthline.
Các tư thế ngủ giúp cải thiện sức khỏe Trong khi ngủ, cơ thể sẽ được phục hồi năng lượng và giúp làm việc hiệu hơn vào hôm sau. Tư thế ngủ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ, do đó cần biết những tư thế phù hợp để cải thiện sức khỏe. Nằm nghiêng Ngủ nghiêng là tư thế ngủ phổ biến nhất khi có hơn 60% số người...