Những người thừa kế sáng giá của Trò chơi vương quyền tại Emmy 2017
Cái tên nào sẽ được xướng lên, kế vị ngai vàng của Game of Thrones tại Emmy – giải Oscar dành cho phim truyền hình?
Trò chơi vương quyền – Game of thrones từng lập kỉ lục khi chiến thắng 38 giải thưởng tại Emmy. Nhưng năm nay, vị vua của phim truyền hình Mỹ đã xuống đài, câu hỏi đặt ra vào lúc này: Bộ phim nào đủ khả năng kế vị Game of thrones?
Cùng điểm qua những ứng cử viên sáng giá nhất, trước khi có danh sách đề cử vào 13/7 và lễ trao giải chính thức vào Chủ Nhật, ngày 12/9.
The Handmaid’s Tale (Hulu)
Ra mắt từ cuối tháng 4/2017, bộ phim nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ khán giả dù chỉ được chiếu trực tuyến qua dịch vụ Hulu. The Handmaid’sTale dựa trên cuốn tiểu thuyết kì lạ cùng tên của nữ tác giả Magaret Atwood năm 1985.
Trong đó, một thế giới giả tưởng xấu xí, tăm tối được dựng lên, nơi phụ nữ trở thành nô lệ cho chế độ độc tài chuyên chế tàn bạo. Những người làm phim kỳ vọng thể hiện trọn vẹn sự rùng rợn và bất công trong bộ máy xã hội. Elisabeth Moss – nữ diễn viên chính thủ vai nàng hầu gái Offred thẳng thắn chia sẻ quan điểm: “Thực tế thì sự tăm tối của xã hội giả tưởng trong bộ phim cũng không quá khác so với thực tại hiện nay.”
Những cô hầu gái trong phim
Không chỉ ấn tượng ở nội dung, phim thu hút vô số khán giả bắt đầu bởi những poster trần trụi, nhưng cảnh nóng gây sốc. Ví dụ khi xem cảnh tại một nhà thổ cao cấp, hình ảnh nhiều phụ nữ trong trang phục hở hang, các cặp đôi thoải mái mây mưa… đã khiến nhiều khán giả phải bày tỏ rằng họ thấy “ngạt thở”, “bàng hoàng.”
Những cảnh nóng táo bạo khiến khán giả ngạt thở
House of cards (Netflix)
Con át chủ bài trong thể loại phim chính trị này đã lên sóng từ 2015, đến nay vẫn chưa thôi hấp dẫn khán giả bởi sự tinh tế của mình. Phim lấy cảm hứng từ một mini-series 4 tập của đài BBC năm 1990.
Trong House of Cards, nhân vật chính là Francis Underwood – người giữ vị trí Chấp pháp phe đa số của Hạ viện. Mọi chuyện bắt đầu khi Tân tổng thống vừa lên nắm quyền đã nuốt lời, không trao cho Francis chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao như đã hứa hẹn lúc tranh cử.
Kevin Spacey trong vai Francis Underwood
Ngoài mặt, Francis tỏ vẻ bình thường, nhưng là một người đầy tham vọng và ham mê quyền lực, ông lại lên kế hoạch trả thù kẻ bội ước. Ông từng bước tiến vào thế giới quyền lực của Nhà Trắng với sự hỗ trợ của vợ và trợ lí thân thiết.
Phim mang đến cho người xem những màn đấu trí tinh vi, các nước cờ cao tay của chính trị gia, những cuộc đấu tranh khốc liệt nơi chính trường, không có tiếng súng nhưng còn ác liệt hơn súng đạn.
Video đang HOT
The Crown (Netflix)
Bộ phim sử dụng nhiều tư liệu lịch sử để tái hiện cuộc đời của Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị thời trẻ. Phim xoay quanh mối quan hệ của Nữ hoàng với người chồng 25 tuổi, cùng việc hai vợ chồng phải đối mặt tình cảnh khó khăn, khi dẫn dắt đất nước trong thời kì chế độ quân chủ chuyên chế. Đồng thời gây chú ý nhất phải kể đến những mối quan hệ của vợ chồng Nữ hoàng với Thủ tướng huyền thoại của Anh – Sir Winston Churchill.
Phim tái hiện cuộc sống thời trẻ của nữ hoàng Elizabeth II
Phim khá kén người xem nếu như khán giả chờ đợi một bộ phim đậm tính giải trí, vì có nhiều tình tiết nặng chính trị. Nhưng khó có thể thể phủ nhận chất lượng nghệ thuật tuyệt vời của bộ phim đã được Netflix đầu tư tới 100 triệu bảng Anh này.
Westworld (HBO)
Gây chú ý tời từng phút trên phim, Westworld được đánh giá cao ngay từ tập đầu tiên với số điểm 9,3 trên imdb. Bộ phim về thế giới viễn tưởng này được ví như một “Game of Thrones” mới. Nó cuốn khán giả vào thế giới của vòng xoáy dục vọng và bạo lực.
Phim lấy bối cảnh một công viên giải trí mô phỏng thời viễn Tây nước Mỹ. Người ta chế tạo các robot giống hệt người thật. Các vị khách mua vé vào công viên sẽ được toàn quyền bắn giết, thậm chí tạo dựng mối quan hệ, làm tình với các robot mình thích. Cuối ngày, nhân viên của công viên giải trí sẽ xóa kí ức của các robot để chuẩn bị cho ngày tiếp theo. Mỗi ngày, họ soạn ra rất nhiều kịch bản để khách hàng lựa chọn, dàn dựng những tình huống gây kích động như cướp bóc, thảm sát. Các robot được cài đặt để không thể giết người thật.
Một robot được chế tạo trong xưởng của công viên giải trí
WestWorld gây ám ảnh bởi những cảnh bạo lực đến không tưởng, những cảnh 18 tràn ngập, những nhân vật bí ẩn với câu chuyện khủng khiếp phía sau. Và hơn tất cả là sự tăm tối của con người. Nó bóc trần mặt xấu xí nhất, sự suy thoái đạo đức, thực trạng giẫm đạp lên tất cả những sự sống chung quanh để tìm lấy thú vui thỏa mãn dục vọng cho mình.
Trailer gây ám ảnh của WestWorld
Stranger things (Netflix)
Netflix chứng minh vị thế không kém cạnh các ông lớn bằng một bộ phim khác cũng được đánh giá cao là Stranger things. Phim lấy bối cảnh những năm 80, xoay quanh một nhóm thiếu niên.
Phim bắt đầu với việc một cậu bé tên Will bị bắt cóc bởi một thế lực siêu nhiên nào đó. Vậy là ba cậu bạn Mike, Dustin, Lucas quyết định đi tìm Will. Cuộc tìm kiếm càng li kì hơn với sự gia nhập của một cô bé vô danh với hình xăm số 11 trên tay. Những con quái vật, những hiện tượng siêu nhiên đáng sợ, phim là thế giới bay nhảy cho trí tưởng tượng vô bờ, được đẩy lên tới mức điên rồ.
Những đứa trẻ tìm kiếm người bạn mất tích và gặp những câu chuyện kì bí
Phim gây ấn tượng bởi diễn xuất tự nhiên của dàn diễn viên ít tên tuổi, bởi những bất ngờ không thể lường trước trong diễn biến phim, bởi màu sắc hoài cổ của không khí những năm 80 tràn ngập trong cả câu chuyện lẫn hình ảnh. Ẩn sâu sau chuyến phiêu lưu của những đứa trẻ là bức tranh về con người, về sự tin tưởng lẫn nhau trong một xã hội mà lòng tin đã suy thoái. Con người trở nên xa cách, họ tự dựng nên những bức tường trong mối quan hệ giữa người với người.
Better call Saul (AMC)
Nếu WestWorld là đàn em của Game of Thrones thì Better call Saul được coi là người kế thừa của Breaking Bad. Trong Breaking Bad, Walter White và Jesse Pinkman rửa số tiền thu được từ buôn bán “đá nguyên chất” nhờ gã luật sư Sauld Goodman.
Better call Saul trở thành người thừa kế xứng đáng của Breaking Bad
Better call Saul kể về quá khứ của Sauld Goodman khi gắn chưa nổi tiếng, lúc ấy hắn còn tên là James Morgan “Jimmy”. Phim lấy bối cảnh tại New Mexico năm 2002, tức là 6 năm trước thời gian của Breaking Bad. Jimmy đang phải chăm sóc người anh bệnh tậ và chật vật lo toan cơm áo gạo tiền. Hắn gặp khó khăn trong việc tìm khách hàng, luôn bị các công ti luật chèn ép vì quá khứ từng đi tù.
Cũng thuộc thể loại tâm lí tội phạm, Better call Saul được cho là khỏa lấp phần nào cái bóng khổng lồ của Breaking Bad.
T his is us (NBC)
Giữa những bộ phim “nặng đô” bằng tình dục, bạo lực, chính trị, This is us xuất hiện như một nàng thơ dịu dàng mà tất cả chúng ta, những con người đang sống trong xã hội này, đều sẽ tìm thấy những điểm thật gần gũi ở nàng.
Nội dung phim cực kì đơn giản, xoay quanh cuộc sống của một gia đình, gồm bố mẹ và ba đứa con. Dòng thời gian trong câu chuyện được phân làm hai tuyến:Thời còn trẻ của hai vợ chồng và khi họ đã già, những đứa con đã lớn. Hai tuyến thời gian đan xen nhưng không gây khó chịu một chút nào. Bởi cảm xúc được các nhà làm phim chú trọng, giúp nó không bị đứt đoạn. Khán giả được dìu đi từ dòng thời gian này sang dòng thời gian khác một cách nhẹ nhàng như khiêu vũ trên nền nhạc Jazz.
Hai đứa con lớn của cặp vợ chồng khi đã trưởng thành. Cô chị là một người béo phì còn cậu em là một diễn viên không gặp thời.
Có những niềm vui, những nỗi buồn, những xung đột và đồng cảm, sự sum họp và phút biệt ly… được thể hiện nhẹ nhàng, trọn vẹn mà chạm vào được tầng sâu nhất của cảm xúc trong mỗi chúng ta.
Theo Thu Hằng (Theo ew, tvline) (Dân Việt)
Thiếu kỹ xảo, phim 18+ Game of Thrones trông ngớ ngẩn!
Là bộ phim mang đậm tính sử thi và kỳ ảo, hiệu ứng kỹ xảo là yếu tố không thể thiếu với Trò chơi vương quyền.
Cách đây không lâu, đài HBO - nơi sản xuất và phát sóng series phim Game of Thrones tiết lộ những hình ảnh hậu trường làm phim. Khán giả có dịp biết tới cách thức các nhà làm phim cho ra đời những cảnh phim hoành tráng.
Để có được hình ảnh mang đậm tính sử thi hay có sự tham gia của các "nhân vật" như Rồng, quái vật, ... kỹ xảo máy tính là yếu tố quan trọng.
Mặc dù công nghệ này đã quen thuộc trong giới làm phim Hollywood nhưng thành quả mà Game of Thrones đạt được giúp họ đoạt giải Emmy hạng mục Kỹ xảo xuất sắc nhất trong 5 năm liên tiếp.
Ở cảnh quay Mẹ Rồng Daenerys Targaryen vuốt má một chú rồng cưng, thực ra cô đang cầm quả bóng xanh. Khi lên máy tính, hình ảnh này sẽ được hô biến thành con rồng.
Tương tự, cảnh Daenerys Targaryen cưỡi rồng thực ra là cô đang "cưỡi" một chiếc máy có hình dáng giống rồng.
Những cơn mưa tuyết, bão tuyết cho thấy thời tiết khắc nghiệt ở thời Trung cổ cũng tốn nhiều công sức của đội ngũ kỹ xảo.
Mức độ dữ dội của cảnh quay bị giảm rõ rệt khi người xem biết được "sự thật".
Game of Thrones là bộ phim đầy những cảnh bạo lực khốc liệt như chặt đầu, kiếm xuyên vào người được quay trực diện.
Nhân vật to lớn này bớt đáng sợ hơn khi ở trường quay.
Khung cảnh cao nguyên hùng vĩ vào mùa đông cũng được các "phù thủy kỹ xảo" nhào nặn nên.
Cảnh quay giữa cây cầu này được phù phép để những khán giả sợ độ cao phải khiếp sợ.
Phân đoạn nữ chúa Cersei đang ngắm nhìn cả kinh thành thực ra trước mắt cô chỉ là tấm màn.
Những xác sống sẽ do diễn viên đóng thế mô phỏng động tác của nhân vật để rồi sau đó, máy vi tính sẽ "xóa" hình người để thành bộ xương.
Công đoạn hóa trang cũng quan trọng không kém. Bên cạnh cat-xê cho diễn viên, khâu kỹ xảo, hóa trang chiếm khá nhiều kinh phí của đoàn phim.
Theo Danviet
Bom tấn nghẽn sóng HBO chính thức khai hỏa khiến fan Việt háo hức Đoạn trailer teaser ngắn trong "Game of Thrones 7" mới được HBO giới thiệu khiến các fan vô cùng háo hức. Mới đây đài HBO của Anh chính thức tung trailer mới của mùa 7 bom tấn Game of Thrones/Trò chơi vương quyền. Mở đẩu trailer là sự xuất hiện của Sansa Stark cùng lời khuyên của Chúa tể Baelish (Ngón Út nhỏ)...