Những người thầm lặng phía sau ban bay
Để một chiến đấu cơ Su-30MK2 chao liệng giữa trời xanh là công sức của hàng ngàn người thầm lặng: bộ phận kỹ thuật, vệ binh, công binh, hậu cần, dẫn đường, thông tin liên lạc, đơn vị dù, tiểu đoàn xe tăng…
“Mọi chiến thắng trên không đều bắt nguồn từ mặt đất”. Câu nói nổi tiếng trong không quân này được các phi công Su-30MK2 của trung đoàn không quân tiêm kích 935 (Đồng Nai) nhắc đến rất nhiều sau khi họ thực hiện thành công các bài bay và trở về.
Ánh sáng ban đêm cho “hổ mang chúa”
Khi tham dự một ban bay đêm của trung đoàn 935, chúng tôi được theo đội xe đèn chiếu – chuyên phục vụ ánh sáng cho máy bay bay đêm ra khu vực sát đường băng cất hạ cánh. Ba xe đèn chiếu cách nhau khoảng 200m. Mỗi xe có 3-4 nhân viên. “Máy bay về rồi” – ai đó reo lên.
Máy bay Su-30MK2 cất cánh – Ảnh: My Lăng
Tôi nhìn theo hướng chỉ của các anh trong đội xe đèn chiếu, phía xa có đốm sáng rất to nhấp nháy. Khi “đốm sáng” tiến đến gần ở một khoảng cách nhất định, đèn bật sáng.
Giữa màn đêm mênh mông, đường băng hạ cánh dài 3,5km lộ rõ dưới luồng ánh sáng công suất cực lớn từ ba chiếc xe đèn chiếu, sáng rực. Su-30MK2 nhẹ nhàng đáp xuống.
Khi máy bay đã tiếp đất, đèn chiếu phụt tắt. Luồng gió đầy hơi nóng cuốn đầy bụi, mùi xăng dầu phả vào mặt, vào tóc cả nhóm. Không gian lại phủ đầy bóng đêm.
Cứ như vậy cho đến khi chuyến bay cuối cùng hạ cánh, đội xe đèn chiếu mới được phép rời vị trí. “Chúng tôi phục vụ ban đêm còn đỡ vất vả chứ mấy anh em K10 (xe rađa) cực lắm” – một nhân viên đội xe đèn chiếu nói.
Những người thầm lặng làm sạch đường băng
Ở trung đoàn, mọi người vẫn gọi vui xe rađa K10 là “quả bí”, bên trong xe lúc nào cũng 42, 43 độ. Cao điểm nhất nhiệt kế trong xe chỉ 44,5 độ.
Có những ban bay ngày đi liên tục bốn tiếng, nhân viên dẫn đường và sĩ quan kỹ thuật ngồi trong xe cũng ngần ấy thời gian dán chặt mắt vào màn hình báo cáo số liệu cho chỉ huy bay. Dù đã có chiếc quạt chạy số lớn nhất nhưng hơi nóng hầm hập phả xuống nên mồ hôi lúc nào cũng vã ra như tắm.
Những người làm sạch đường băng
Video đang HOT
4g sáng, trong ánh sáng lờ nhờ của đêm tối, một nhóm người cầm chổi, đồ xúc rác cứ cúi nhìn xuống mặt đường băng, chốc chốc lại nhặt nhạnh thứ gì đấy.
Họ cầm đèn pin di chuyển dàn hàng ngang trên khu vực đường băng. Hỏi một nhân viên kỹ thuật, anh này cho biết đó là lực lượng công binh đi làm sạch đường băng.
Họ là những người có mặt sớm nhất trong sân bay: 3g sáng, với nhiệm vụ làm sạch đường băng, đường lăn, sân đỗ và đảm bảo các khu vực này 24/24 giờ phải luôn sạch sẽ, không có vật nhọn…
“Có ba khu vực phải làm vệ sinh thật sạch: sân đỗ máy bay, đường lăn, đường cất, hạ cánh. Mặt đường băng rộng 45m, dài 3,5km.
Ba đường băng hơn 10km và hàng ngàn mét vuông sân đỗ máy bay. Bình thường các phương tiện đi lại sẽ mang đá, sỏi, vật rơi vãi trên đường băng.
Khi máy bay cất hạ cánh, lăn trên đường băng thì yêu cầu mặt đường phải sạch nhất. Vì nếu lốp bị mòn, bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến an toàn bay, hút các vật vào miệng động cơ phá hỏng động cơ.
Từ 3g30 sáng, chúng tôi dàn hàng ngang trên đường băng quét, nhặt từng viên sỏi, viên đá. Đúng 5g30 phải xong” – đại úy Trịnh Xuân Hùng (đại đội trưởng đại đội công binh) cho biết.
Không chỉ làm sạch đường băng, công binh còn kiểm tra xem đường băng có hư hỏng gì không.
Chủ nhiệm hậu cần – trung tá Lê Như Hoài – bảo những ngày nắng nóng đường băng lóa như ảo ảnh, lấp la lấp lánh, ngồi bên trong nhìn ra còn hoa cả mắt, choáng cả đầu nhưng anh em công binh vẫn chường mình ngoài nắng, dán mắt xuống đường băng tỉ mỉ, cẩn thận dọn sạch ba đường băng hàng chục kilômet.
Mỗi người có cái túi đeo bên mình, một chai nước, một cây chổi và một cái xúc rác”. Với họ, một cọng cỏ, một chiếc lá, một viên sỏi, một con ốc sên… cũng không được phép hiện diện trên đường băng.
Có một câu chuyện của tám năm về trước mà chắc chắn người nghe phải ngả mũ chào trước sự gan lì, bản lĩnh của công binh ở căn cứ không quân này. 10g44 ngày 12-10-2007, khi biên đội rời mặt đất 200m thì động cơ phải máy bay do trung tá Đào Quốc Kháng lái báo cháy.
Từ dưới mặt đất, cả trung đoàn lặng đi khi nhìn thấy lửa phát ra từ phần đuôi máy bay. Rất bản lĩnh và điềm tĩnh, anh Kháng điều khiển máy bay quay lại đường băng dù lửa đang bốc lên đỏ rực.
Lúc đó hai xe của đội ứng cứu mặt đất (đại đội công binh) nổ máy, lao ra khỏi vòm để xe. Khi máy bay vừa dừng thì các thiết bị dập lửa, làm mát máy bay được phun thẳng vào chiến đấu cơ.
Hôm đó, thượng tá Nguyễn Xuân Thạch (kíp trưởng kíp cứu hỏa) là một trong những người trực tiếp tham gia giải cứu máy bay.
Anh bảo: “Máy bay đã bị cháy trên không. Nếu mình làm không tốt, máy bay sẽ cháy hết, không bảo vệ được tài sản và con người. Hôm đó đường băng gió rất to. Anh em công binh phải đứng trước đầu gió, phun nước làm mát trực tiếp vào lá nén ở động cơ với áp suất lớn thì mới hiệu quả nên phải đứng gần, cách máy bay chỉ 7m.
Nguyên tắc phải đứng cách 15m vì nhiệt độ bức xạ của nhiệt lớn. Đường băng nóng rộp do nhiệt bức xạ lên đến hàng trăm độ!
Máy bay có thể nổ bất cứ lúc nào nhưng anh em chẳng ai còn biết sợ, không hề nghĩ đến sự sống còn. Chỉ nghĩ sao cứu được máy bay. Phi công đưa được máy bay về hạ cánh thì mình phải hoàn thành thật tốt phần việc còn lại”.
Sau khoảng 30 phút giành giật với biển lửa, chiến đấu cơ trị giá hàng chục triệu USD được cứu thành công, nối thêm kỳ tích của trung đoàn 935 và không quân Việt Nam.
“Công việc không nặng nhọc nhưng đổ mồ hôi nhiều và trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn bay nên chúng tôi hiểu được trách nhiệm, tâm huyết với công việc, với đồng chí, đồng đội mình. Phải hiểu thì mới yêu và trân trọng công việc của mình, mới có ý thức để làm thật tốt” – Đại úy Trịnh Xuân Hùng (đại đội trưởng đại đội công binh) nói.
Đại úy Trịnh Xuân Hùng cho biết mỗi lần làm sạch đường băng phải mất hai tiếng vì cả ba đường băng dài hơn 10km. Nếu bay đêm thì 7g sáng đã làm và 14g kiểm tra lại lần nữa cho kịp xong lúc 16g.
Còn bay ngày thì 14g hôm trước công binh đã đi dọn đường băng một lần, đến 3g30 sáng hôm sau làm lại lần nữa.
Công tác đảm bảo vệ sinh đường băng nghiêm ngặt đến mức trước khi máy bay cất cánh, trực tiếp chỉ huy bay cùng đội trưởng đội công binh đi kiểm tra lại toàn bộ khu vực đường lăn, đường cất cánh và hạ cánh, đạt yêu cầu mới ký nhận biên bản bàn giao sân bay.
(Theo Tuổi Trẻ)
Đề nghị công bố nguyên nhân rơi máy bay Su-30MK2 và Casa-212
Hộp đen của máy bay Su-30MK2 và Casa-212 của Không quân Việt Nam gặp nạn trên biển vào tháng 6/2016 đã được tìm thấy và đưa đến nơi sản xuất để đọc thông tin.
Sáng 4/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng do ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư dẫn đầu, đã tổ chức buổi tiếp xúc cử tri 2 quận Hải Châu và Cẩm Lệ.
Tại cuộc tiếp xúc, các cử tri Đà Nẵng đã có nhiều câu hỏi về nhiều vấn đề dư luận quan tâm như trách nhiệm cá nhân nguyên lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trong việc cấp phép hoạt động, quản lý Formosa, các vụ án tham nhũng gây thất thoát lớn, những vụ án mạng rùng mình xảy ra khắp cả nước...
Đặc biệt, cử tri Nguyễn Văn Bá (cử tri quận Hải Châu) đề nghị Quốc hội cần nhanh chóng công bố nguyên nhân 2 máy bay Su-30MK2 và Casa-212 gặp nạn trên biển vào tháng 6/2016 vừa qua.
Cử tri Đà Nẵng mong muốn biết nguyên nhân vụ rơi máy bay trên biển
"Cử tri muốn biết nguyên nhân máy bay quân sự rơi là do kẻ nào đó làm nhiễu sóng hay do tai nạn thuần túy.
Tai nạn này là nỗi đau và sự xót thương cho Quân đội Nhân dân Việt Nam và gia đình các quân nhân nên việc làm rõ nguyên nhân càng có ý nghĩa", cử tri Bá nói.
Ông Đinh Thế Huynh thay mặt Đoàn Đại biểu Quốc hội Đà Nẵng cho biết, vụ 2 máy bay quân sự gặp nạn nếu điều tra được nguyên nhân sẽ thông báo cho toàn thể cử tri được biết.
"Vụ máy bay rơi đã tìm được hộp đen của Su-MK30 và Casa212.
Hộp đen của Casa-212 được đơn vị điều tra của Không quân đưa sang Pháp, nơi hãng Airbus có trụ sở và sản xuất Casa đọc hộp đen.
Riêng hộp đen máy bay Su-30MK2 khi tìm được bị xây xát và vỡ nên đã đưa về Nga để khôi phục lại.
Khi nào có kết quả sẽ thông báo với nhân dân", ông Huynh cho biết.
Thi thể các quân nhân hy sinh trong vụ rơi máy bay Su-30MK2 được đưa lên bờ (Ảnh Vietnamnet)
Trước đó vào sáng 14/6, tiêm kích Su-30MK2 số hiệu 8585 gặp nạn ở vùng biển phía đông Nghệ An, gần đảo Mắt khi đang bay huấn luyện. Trên máy bay có thiếu tá Nguyễn Hữu Cường và thượng tá Trần Quang Khải.
Một ngày sau, thiếu tá Cường được tàu ngư dân cứu sống.
Tiếp đó vào ngày 16/6, tuần thám Casa-212 số hiệu 8983 mất liên lạc trên vùng biển Bạch Long Vỹ khi làm nhiệm vụ tìm kiếm phi công trên chuyến bay Su-30MK2. Trên máy bay có 9 quân nhân do Đại tá Lê Kiêm Toàn - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn không quân 918 làm cơ trưởng.
Đến ngày 23/6, mảnh vỡ máy bay Su-30MK2 và động cơ máy bay Casa số hiệu 8983 cùng nhiều thi thể thành viên phi hành đoàn được tìm thấy.
Theo Soha News
Phi công Su-30MK2 Việt Nam sắp được Ấn Độ đào tạo Các thỏa thuận về việc phi công tiêm kích đa năng Su-30MK2 Việt Nam được đào tạo tại Ấn Độ đang bước vào giai đoạn đàm phán cuối cùng. Thỏa thuận huấn luyện phi công giữa Ấn Độ và Việt Nam đã đi đến những bước cuối cùng trước khi được chính thức ký kết. Theo đó phía Ấn Độ sẽ huấn luyện...