Những người quên Tết giữ vững “lá chắn” Covid-19 của Thủ đô
Khi nhà nhà đang tất bật sắm Tết, tại những “lá chắn” Covid-19 của Thủ đô, các y bác sĩ vẫn đang ngày đêm trong guồng quay công việc.
Với họ, “Tết” chính là ngày dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn.
Ngày Tết trong guồng quay công việc của lực lượng y tế cơ sở
Nhà cách nơi làm việc 50km nên từ 6h sáng, y sĩ Phạm Thị Thúy Ngân, cán bộ chuyên trách dịch tễ của Trạm Y tế phường Kim Giang (quận Thanh Xuân), đã chuẩn bị để đi làm. Với việc tình hình dịch tại Hà Nội đang rất nóng, nhiều tháng qua, nữ y sĩ này cũng hiếm khi kết thúc ngày làm việc trước 7h tối.
Trạm Y tế phường Kim Giang.
Thường xuyên phải đi sớm về khuya, lại làm công việc có nguy cơ lây nhiễm cao, nên từ khi dịch bùng phát, y sĩ Ngân đã gửi 2 con về nhà ông bà chăm nom, thi thoảng cuối tuần mới đón các cháu về. Con chị đứa lớn 5 tuổi, đứa út chỉ 2 tuổi nhưng đã có hơn một năm sống xa bố mẹ.
“Nhiều lúc mấy đứa gọi khóc bảo “mẹ ơi hôm nay đã là thứ 7 sao không xuống đón. Con chỉ cần về ngủ với mẹ một hôm thôi”, lòng tôi như thắt lại, nhưng vì công việc cũng không biết phải làm thế nào”, nữ y sĩ nghẹn ngào.
Phường Kim Giang hiện đang quản lý hơn 100 F0 điều trị tại nhà. Bên cạnh đó, 7 cán bộ y tế của trạm còn phải đảm nhiệm nhiều công việc khác như điều tra dịch tễ, khai thác thông tin từ các “F”, tiêm chủng vaccine, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ, tư vấn qua điện thoại, hỗ trợ chuyển tuyến các trường hợp diễn biến nặng… Danh sách các đầu việc trải dài khiến lực lượng y tế cơ sở thường xuyên trong tình trạng quá tải.
Y sĩ Ngân theo dõi tình trạng của các F0 điều trị tại nhà thông qua hệ thống phần mềm.
Năm nay, Trạm Y tế phường Kim Giang phân công mỗi ngày nghỉ Tết có 2 cán bộ trực chiến ở trạm. Ngoài ra, các y bác sĩ không trong lịch trực vẫn thường xuyên hỗ trợ từ xa và có mặt ngay nếu cần.
Y sĩ Ngân bộc bạch: “Cuốn theo công việc, chúng tôi chưa ai sắm sửa được gì cho ngày Tết. Có thể phải hết ngày làm việc cuối cùng, chị em mới thay nhau sắm sửa vội mấy đồ thiết yếu”.
“Năm nay tôi trực đúng mùng một Tết, nên chắc cũng không đón 2 cháu về được. Chỉ mong các con sẽ hiểu cho mình”, giọng nữ y sĩ bỗng nghẹn lại.
Mỗi F0 được về nhà đón Tết là một nguồn động lực
Cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 đặt tại Ký túc xá Đại học Thủy Lợi, quận Đống Đa.
Những ngày cuối tháng 12 Âm lịch, tại cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 đặt tại Ký túc xá Đại học Thủy Lợi, quận Đống Đa, thay cho cành đào, kẹo mứt là không khí làm việc hối hả bao trùm của lực lượng tuyến đầu.
Video đang HOT
Là đơn vị thu dung và điều trị F0 thể nhẹ lớn nhất của quận Đống Đa, tất cả các bộ phận tại cơ sở này luôn được đặt dưới một sức ép công việc rất lớn.
Theo Trung tá Vũ Quang Khảo, Phụ trách khu thu dung, từ khi được thành lập đến nay, cơ sở này đã tiếp nhận hơn 1.000 lượt bệnh nhân Covid-19. 3 lực lượng chính là quân đội – an ninh – y tế cùng phối hợp để vận hành.
Trung tá Vũ Quang Khảo, Phụ trách khu thu dung.
BS Hoàng Long Hải, Trung tâm Y tế quận Đống Đa cùng kíp 8 cán bộ y tế khác nhận nhiệm vụ tại khu thu dung này từ ngày 14/1 và sẽ “trực chiến” xuyên Tết. Đây cũng là cái Tết xa nhà đầu tiên của anh từ khi Covid-19 bùng phát.
Tạm gác lại cái Tết của mình, các y bác sĩ dồn sức vào nhiệm vụ chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, với mục tiêu giúp bệnh nhân có thể kịp ra viện đón Tết cùng gia đình.
“Mỗi ngày chúng tôi đều có bệnh nhân khỏi bệnh được xuất viện trở về nhà. Kịp đón Tết cùng gia đình, mỗi bệnh nhân nhận quyết định ra viện đều rất phấn khởi. Niềm vui được đoàn tụ trước thời khắc quan trọng nhất năm của các bệnh nhân cũng chính là nguồn động lực cho chúng tôi”, BS Hải chia sẻ.
Từ hơn 200 bệnh nhân trong giai đoạn giữa tháng một, đến nay cơ sở y tế này chỉ còn khoảng 40 F0 đang điều trị. Một nhiệm vụ quan trọng khác đối với cơ sở điều trị tầng một là kịp thời phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng để chuyển tầng nhanh nhất. Theo Trung tá Vũ Quang Khảo, với sự nỗ lực của tất cả các lực lượng, thành công lớn nhất mà cơ sở thu dung đạt được chính là tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng phải chuyển tầng rất thấp. Đây cũng là minh chứng rõ rệt cho những cống hiến thầm lặng của lực lượng tuyến đầu.
Các y bác sĩ tại khu thu dung thăm khám cho F0.
Tết năm nay với bác sĩ Hải và đồng nghiệp sẽ rất khác. Không còn khoảnh khắc cùng quây quần bên gia đình cùng đếm ngược đến Giao thừa hay những buổi gặp mặt đầu năm, mà là những ca trực kéo dài nhiều giờ đồng hồ trong bộ trang phục bảo hộ.
“Mặc dù cùng trong một thành phố, nhưng tính ra lại xa vì không thể quây quần cùng gia đình. Tuy nhiên anh em chúng tôi lúc nào cũng rất vui vẻ và lạc quan, tinh thần luôn dâng cao”, BS Hải cười nói.
“Quên Tết” để giữ chặt chốt chặn cuối cùng
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh là cơ sở thu dung điều trị Covid-19 tuyến cuối. Đây cũng là cơ sở điều trị nhiều F0 nặng, nguy kịch nhất tại miền Bắc từ trước tới nay.
Với việc tình hình dịch tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc đang rất phức tạp, hơn 500 giường ICU tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thường xuyên trong tình trạng kín chỗ. Gần một nửa số bệnh nhân đang điều trị phải hỗ trợ hô hấp từ HFNC đến thở máy và ECMO.
Điều trị bệnh nhân nặng tại Khoa Hồi sức tích cực (Ảnh: M.N.).
Khối lượng công việc lớn nên nhiều tuần trở lại đây, các y bác sĩ tại bệnh viện không có ngày nghỉ.
Để đảm bảo công tác điều trị, sẽ có khoảng 500 cán bộ, nhân viên của Bệnh viện “trực chiến” xuyên Tết.
Khoa Hồi sức tích cực được xem là chốt chặn cuối cùng để giành lấy mạng sống của các bệnh nhân. Là nơi diễn ra những “trận đánh” ác liệt nhất với Covid-19, các y bác sĩ tại đây phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt là về khối lượng công việc.
Khoa Hồi sức tích cực hiện có hơn 30 F0 đang phải thở máy và khoảng 6 trường hợp phải can thiệp ECMO (Ảnh minh họa: M.N.).
Về lý thuyết, một F0 nếu thở máy cần ít nhất một điều dưỡng chăm sóc. Thậm chí, với một ca phải can thiệp ECMO thì cần đến 3-5 người hỗ trợ. Một bác sĩ nếu chỉ phụ trách 2-3 ca ECMO là đã quay cuồng hết nguyên ca trực. Do đó, các blouse trắng tại đây thường xuyên phải hoạt động hơn 100% công suất mới đáp ứng được khối lượng công việc đặt ra.
Khoa Hồi sức tích cực hiện có hơn 30 F0 đang phải thở máy và khoảng 6 trường hợp phải can thiệp ECMO.
Tại khoa có 5 bác sĩ chính phụ trách 2 khu điều trị nặng. Các bác sĩ phân chia thời gian trực, bình thường cứ 2 ngày thì trực 24/24h, theo dõi sát tình trạng bệnh nhân. Hết giờ trực, họ tranh thủ nghỉ ngơi 1-2 tiếng, sau đó tiếp tục công tác điều trị
Cùng với các bác sĩ, lực lượng điều dưỡng với khoảng 60 người sẽ chia theo từng ca kíp để nhận nhiệm vụ chăm sóc toàn diện cho các bệnh nhân, từ ăn uống, thay bỉm, vệ sinh cho đến công tác chuyên môn.
BS Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực chia sẻ: “Thường xuyên phải đối mặt với nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch là vô cùng áp lực. Áp lực lớn nhất chính là việc trăn trở, suy nghĩ làm sao tăng cơ hội cứu bệnh nhân”.
BS Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: M.N.).
Theo BS Khiêm, để chăm sóc được bệnh nhân thì riêng các bác sĩ của khoa không thể đáp ứng đủ trong 2 năm vừa qua. Vì thế, khoa đã được hỗ trợ từ nhiều cán bộ y tế ở các khoa, phòng khác để tăng cường, hỗ trợ. Thậm chí, một số bệnh viện khác cũng cử y bác sĩ đến để “chi viện”.
“Ấn tượng lớn nhất khi làm việc trong 2 năm vừa qua là khi đến Khoa Hồi sức tích cực, các bác sĩ, đồng nghiệp không hề phân biệt khoa nào hay bệnh viện nào đều lăn xả vào làm việc, làm cháy hết mình, không nề hà bất cứ việc gì. Nhờ vậy mà chúng tôi mới có đủ sức để duy trì được đơn nguyên điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng trong thời gian dài”, BS Khiêm nói.
Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là một trong những nơi có tỉ lệ bệnh nhân nguy kịch được cứu sống nhiều nhất ở Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ các bệnh nhân nặng, nguy kịch vào Khoa Hồi sức tích cực được cứu sống đạt khoảng 70%.
Trong đợt Tết này, ít nhất 60 y bác sĩ của khoa sẽ ở lại chăm sóc, điều trị bệnh nhân. “Chúng tôi cố gắng hy sinh hạnh phúc bản thân, gia đình, để tập trung 100% sức lực, cứu sống bệnh nhân”, bác sĩ Khiêm tâm sự.
Với các bác sĩ ở lại bệnh viện để ăn Tết thì lãnh đạo bệnh viện sẽ tổ chức các hoạt động đón Tết, tạo không khí quây quần, ấm áp gia đình.
“Khi ở lại chống dịch Covid-19, tinh thần của tôi và các bác sĩ trong Khoa vô cùng đoàn kết. Đây là một trong những động lực lớn nhất của tôi cùng các đồng nghiệp để duy trì hoạt động của khoa tốt như hiện nay”, BS Khiêm chia sẻ.
Nằm trong lực lượng trực Tết sẽ đón giao thừa tại bệnh viện, BS Đoàn Duy Thành, Khoa Hồi sức tích cực chia sẻ, vợ của anh dù buồn nhưng luôn thấu hiểu và cảm thông cho công việc của mình. Các con còn nhỏ lại hay nhắc anh là vì sao bố đi làm lâu mà mãi không về. Nghe lời nhắn nhủ của các con, BS Thành cũng chỉ có thể hứa “khi nào hết Covid-19 thì bố về, bố mua cho kẹo mút”.
Theo BS Thành, ở bệnh viện, ngày nào cũng như nhau, ngày thường cũng như ngày chủ nhật. “Nhiều lúc tôi quên đi thời gian, chỉ biết có 24 tiếng để làm việc”, BS Thành kể.
Anh tiếp lời: “Hễ nghe tiếng báo động của máy thở hay máy lọc máu, anh em lại chạy ra xem ngay. Chúng tôi thức trắng đêm để theo dõi, chăm sóc người bệnh”.
Mỗi ngày trôi qua, các bác sĩ đều mệt mỏi nhưng vì công việc, vì bệnh nhân lại cố gắng nhiều hơn nữa. Với những bệnh nhân mang bầu mắc Covid-19 nặng, không chỉ các bác sĩ cố gắng làm hết sức, ngày đêm trăn trở, suy nghĩ, mà lãnh đạo bệnh viện còn trực tiếp đến phòng bệnh để xem xét tình trạng bệnh nhân.
Hai năm kể từ khi nước ta phải đối mặt với Covid-19, cũng là 2 năm nhiều y bác sĩ không được quây quần bên gia đình trong khoảnh khắc giao thừa. Một năm mới nữa lại về, ở “nơi không có Tết”, các y bác sĩ vẫn đang căng mình giành giật sự sống cho bệnh nhân.
Người dân Singapore sắm Tết trong cơn 'bão giá'
Ngày cuối tuần trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần, người dân Singapore đang hối hả tranh thủ đi sắm Tết.
Nguồn cung hàng hóa gián đoạn, nhân lực thiếu hụt, chi phí vận tải tăng cao... do tác động của đại dịch COVID-19 đã khiến giá cả hàng hóa năm nay tăng mạnh so với các năm trước.
Một loài phong lan nhập từ Việt Nam được nhiều người dân Singapore lựa chọn. Ảnh: Lê Dương
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, các chợ hoa, cây cảnh cũng như các chợ dân sinh và các siêu thị trong ngày đầu cuối tuần trước Tết trở nên đông đúc, náo nhiệt hơn và tại một số nơi người dân phải xếp hàng dài, chờ đợi cả tiếng mới có thể mua được hàng hóa cần thiết. Các tuyến đường dẫn vào một số chợ hoa ùn tắc dài nhiều cây số vì người dân tranh thủ ngày nghỉ đi sắm cây cảnh và hoa trang trí Tết.
Do nguồn cung bị gián đoạn, thiếu nhân lực, chi phí vận tải gia tăng nên hàng hóa Tết năm nay tăng mạnh. Nhưng những chợ hoa trên đường Thompson Road và Evans Road vẫn tràn ngập không khí rôm rả và hối hả sắm Tết. Bà Julie Teo, 85 tuổi, tới chợ hoa từ sớm để chọn một số chậu phong lan và cây quất để trang trí nhà cửa.
Bà cho biết năm nay mọi thứ đều rất đắt. Một số mặt hàng cây cảnh có giá tăng gấp đôi so với năm ngoái. Dù vậy, Tết là dịp đoàn tụ gia đình, nên người dân vẫn phải sắm sửa, trang hoàng nhà cửa để đón Xuân về, với mong ước sức khỏe, tài lộc và bình an và mong đại dịch COVID-19 sớm qua đi.
Các cây cảnh truyền thống như cam quất, đào, tầm xuân tại Singapore chủ yếu nhập từ Malaysia và Trung Quốc. Một số loài hoa, cây cảnh, nhất là phong lan, hoa mai... được nhập từ Việt Nam. Năm nay do lũ lụt ở Malaysia nên mặt hàng cây cảnh, đào, quất cũng khan hiếm hơn. Các cửa hàng phải nhập thêm nhiều hàng hơn từ Trung Quốc, nhưng do biến thể mới Omicron khiến tình hình dịch phức tạp hơn nên hàng hóa nhập được ít hơn, và giá cả cũng cao hơn.
Tại chợ cây cảnh ở phố Evans Road, những cây cam quất lớn, đẹp có giá từ 1.000-2.000 SGD (738-1.476 USD), hay những cây có giá khoảng 600 SGD phần lớn đều đã có người đặt hàng. Còn lại chủ yếu là những cây quất có giá từ 300 SGD trở xuống, nhưng cũng không có nhiều hàng. Đào cây cũng không rẻ, với giá khoảng 500-600 SGD, nhưng không còn hàng. Đào cành và tầm xuân thì rẻ hơn, phù hợp có giá khoảng 30 SGD/bó nhỏ và chậu quất nhỏ có giá khoảng 40 SGD/chậu.
Anh Chua Yong Ping, phụ trách về vận tải của công ty cây cảnh gia đình Khai Seng cho biết: "Năm nay chúng tôi gặp một số khó khăn, và một trong số đó là việc vận chuyển, cơ bản đều bị chậm. Giá cả cũng bị tăng cao bởi thiếu nguồn cung, thiếu nguồn nhân lực và chi phí vận tải gia tăng. Cũng may là trong mùa lễ Tết, người dân cũng không quá bận tâm chi thêm một chút tiền để sắm Tết. Đại dịch COVID-19 đã gây khó khăn cho tất cả mọi người".
Không chỉ hoa và cây cảnh, các mặt hàng thực phẩm truyền thống tại Singapore cũng tăng phi mã. Giá một số loại cá phổ biến mà người dân thường mua trong dịp Tết, như cá chim Trung Quốc và cá mú đỏ, đã tăng đột biến trước Tết Nguyên đán, và tại một số chợ giá tăng gấp đôi.
Giá các mặt hàng rau củ quả cũng tiếp tục leo thang do thiếu hụt nguồn cung. Ông Jerry Tan, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Xuất nhập khẩu rau quả Singapore, cho biết lũ lụt tại Malaysia và việc thiếu nhân công ở các trang trại tại Malaysia đồng nghĩa với việc giá rau có xu hướng biến động và tăng cao. Theo số liệu thống kê, khoảng 64% trong số hơn 80.000 tấn rau mà Singapore nhập khẩu trong năm 2020 đến từ Malaysia, phần còn lại chủ yếu đến từ Trung Quốc và Thái Lan.
Do đại dịch COVID-19, những bữa cơm tất niên của người dân Singapore cũng phải theo sự bình thường mới. Tại nước này, nhiều gia đình thường lựa chọn tổ chức bữa cơm tất niên tụ họp gia đình ở một nhà hàng. Quy định giãn cách khiến các quán ăn cũng không thể hoạt động với toàn bộ công suất thiết kế, thế nên hầu hết các quán ăn "có tiếng" đều đã được đặt kín bàn từ một tuần trước Tết, giá tại các nhà hàng thông thường tối thiểu cũng khoảng 200 SGD/một người.
Những quy định giãn cách xã hội do đại dịch, như mỗi ngày một gia đình chỉ được phép tiếp 5 khách tới thăm, cũng khiến các gia đình đông con cháu không thể cùng nhau quây quần tới thăm ông bà, bố mẹ và ăn bữa cơm tất niên tại nhà, nếu như họ không muốn tới nhà hàng. Và vì thế, những bữa cơm tất niên năm nay không thể chờ tới ngày 30 Tết, thay vào đó, mỗi ngày đều là ngày Tết đối với các gia đình có đông con, đông cháu.
Cây cam quýt vừa phải có giá gần 300 SGD/cây. Ảnh: Lê Dương
Bà Julie Teo cho biết: "Chúng tôi phải chấp hành quy định phòng dịch. Vì hạn chế số người nên từ ngày hôm nay chúng tôi cũng đã tổ chức đón Xuân mới. Mỗi ngày đều là ngày chào đón Tết với những người khác nhau. Điều này bởi không thể đón tiếp tất cả con cháu, bạn bè trong một ngày. Vì thế, nếu bạn có 5 người con đã có gia đình, bạn sẽ phải sắp xếp ra nhiều ngày để gia đình các con có thể đến thăm và ăn cơm cùng".
Tình hình dịch COVID-19 những ngày gần Tết Nhâm Dần tại Singapore diễn biến phức tạp hơn do biến thể Omicron có mức độ lây nhiễm cao hơn, với số ca nhiễm mỗi ngày trong vài ngày qua ở mức trung bình 5.000 ca/ngày. Vì thế, giới chức Singapore kêu gọi người dân nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm các quy định giãn cách để các gia đình có thể đón một cái Tết đoàn viên đầm ấm nhưng an toàn.
Lâu chưa thấy Phượng Chanel phối hàng hiệu, chiếc áo khoác 130 triệu có ghi điểm? Phượng Chanel sắm Tết với hàng loạt item bóc giá "bỏng tay". Sương sương toàn là những thiết kế mới tinh nằm trong BST của nhà mốt mới trị giá gần 6000$. Tuy nhiên, cách cô mix mới là vấn đề. Phượng Chanel từ khi "đường ai nấy đi" với nam diễn viên Quách Ngọc Ngoan đã dần có cú F5 bản thân...