Những người phụ nữ hay…xin tiền của chồng
Không ai muốn dựa dẫm vào ai cả, đó là điều họ luôn nói. Nhưng cuộc sống thì không phải lúc nào cũng màu hồng, đặc biệt là với những cô nàng học chưa tới nơi tới chốn.
Tôi biết nhiều cô gái trẻ, phần lớn trong số họ đều ít nhiều có những trăn trở về chuyện lập gia đình và tương lai sau khi lấy chồng. Lập gia đình trên lý thuyết thì rất đơn giản, yêu nhau và làm một tờ lấy đăng kí kết hôn hai người kí, vậy là xong. Nhưng sau đó thì sao? Khoan bàn tới những vấn đề không nhìn thấy như là hạnh phúc, sự hòa thuận, hãy nói đến tiền. Không một ai muốn bị phụ thuộc vào người chồng của mình, đặc biệt là chuyện tiền nong. Mọi cô gái đều nói:”Sẽ cố gắng xây dựng sự nghiệp riêng, cố gắng kiếm tiền để không phải xin ai cả”. Đồng ý quyết tâm là như thế, nhưng mọi chuyện chỉ thành…chuyện, khi đối mặt với chiếc ví cạn, như xóa lớp phấn son trên mặt, những giá trị thực sẽ xuất hiện.
Xin tiền chồng…
Không ai muốn dựa dẫm vào ai cả, đó là điều họ luôn nói. Nhưng cuộc sống thì không phải lúc nào cũng màu hồng, đặc biệt là với những cô nàng học chưa tới nơi tới chốn, chỉ được cái sắc đẹp. Trong khi đó, không phải ông chồng nào cũng đủ khả năng lo cho cả hai khi nền kinh tế đang sa sút thảm hại. Tuy nhiên tôi cho rằng cũng dễ thông cảm, bởi họ không muốn hoặc không dám nói rằng họ không có gì trong tay và việc dựa dẫm trở thành điều tất yếu sẽ xảy ra khi ai cũng cần có tiền, và phụ nữ thì thường có xu hướng tiêu xài nhiều hơn nam giới.
Hãy cứ để họ nuôi ảo mộng. Bởi vì, suy cho cùng nếu một người phụ nữ khẳng định và kiên quyết không bao giờ xin tiền chồng thì đó cũng chưa hẳn là một ý tưởng thông minh đâu.
Riêng về vấn đề của những người lập gia đình rồi, thì có một chân lý như sau:”Tiền không bao giờ là đủ”, và việc đi “xin” tiền chồng, theo một nghĩa tốt đẹp thì chính là xây dựng tổ ấm. Rất nhiều người thấy cảnh ông chồng lúc nào cũng trong tình trạng ví chỉ có vài trăm nghìn, lý do là đã bị vợ “xin” hết. Cái chuyện ngửa tay ấy thì không có gì đáng bàn, khi bà vợ “xin” với tư cách ngẩng cao đầu, không phải vì thiếu tiền mới đi xin, nhưng tiền thì không bao giờ là đủ. Còn ở khía cạnh những người phụ nữ thực sự thiếu tiền thì đó cũng không phải là thảm họa, chỉ đơn giản là lúc họ nhận ra rằng những hy vọng khi chưa lập gia đình chỉ là thứ ảo tưởng, việc đi xin thực ra cũng không có gì mà kinh khủng. Đàn ông làm ra tiền là để dành cho phụ nữ cơ mà? Họ có thể nói trăm nghìn thứ trên bàn nhậu, nhưng không gã đàn ông nào phụ nhận sự thỏa mãn khi mang về cho vợ một cục tiền và nói:”Đây, tiền đây, em thích mua gì thì em mua, mua thêm cái áo mới, mua cái tivi mới…đi nhé”. Tự bản thân họ đã trao cho mình một thứ huân chương vô hình vì đã làm tròn bổn phận của một người đàn ông lớn, là: Đem tiền về cho vợ. Nếu người vợ muốn mua cái áo, và xin tiền chồng, thì không có gì là xấu hổ ở đây cả. Chỉ có chuyện anh chồng không có tiền cho thì mới đáng xấu hổ mà thôi. Nhưng các cô đừng nghĩ điều ấy là trách nhiệm của người đàn ông, mà là vinh quang thì đúng hơn. Và cũng đừng nghĩ đó là đi xin, mà nghĩa là trách nhiệm của người phụ nữ.
Video đang HOT
Bấy lâu báo đài hay đưa tin, hết yêu đòi quà, cô nọ tố anh kia trong quá trình yêu đã lấy tiền đi trả nợ. Vân vân và vân vân. Nhưng thực tế thì không có sự rạch ròi nào ở đây cả, từ khi yêu đến khi cưới thì vốn tiền bạc đã là của chung, kiếm thì không chung nhưng tiêu thì chung. Và tiền ở đây chỉ là một dạng tình phí, gia đình phí mà bất kì ai, kể cả đàn ông hay đàn bà thì cũng đều phải trả mà thôi. Vì mục đích chung là xây dựng hạnh phúc. Cô mua cho anh cái áo, anh mua cho cô bó hoa. Những thứ đó không là tiền thì là gì?
Và nếu như một ngày nào đó cô vợ nói:”Anh ơi em cho tiền”, hay anh chồng bảo:”Xin 5 chục đổ xăng” thì trời cũng chưa sụp xuống. Kể cả khi yêu mà một trong hai ngửa tay ra xin thì cũng không có nghĩa là sự tự trọng bị giảm đi. Lúc này, ai không cho thì người đó mới là yếu thế. Quả bóng lăn về phía người sút, nếu họ không có khả năng sút quả bóng ấy, thì có lẽ không còn có thể làm cầu thủ. Tương tự, nếu ông chồng không rút ví ra, hoặc không tìm đủ mọi cách để có tiền đưa vợ, thì khi ấy hạnh phúc sẽ đứng trên bờ vực.
Đó là thực tế đau lòng nhất của mọi gia đình, khi một mối quan hệ trở thành một bàn cân giữa hạnh phúc và tiền bạc. Xin hay không xin? Dựa dẫm hay không dựa dẫm? Câu trả lời thực ra thuộc về người bị động.
Theo Phunutoday
Chồng 'tặng' bồ đứa con để xin tiền
Em tưởng mình có thể bỏ qua tất cả vì con nhưng em không thể nào quên sự phản bội khủng khiếp ấy.
Em 28 tuổi, công việc ổn định, có một con gái 3 tuổi. Cách đây 2 năm, em phát hiện chồng ngoại tình. Em đau khổ muốn li dị nhưng thương con nhỏ. Em nhờ gia đình bên chồng can thiệp, gọi điện khuyên cô ta. Anh cũng hứa sẽ từ bỏ.
Cách đây một tháng, cô ta gọi điện nói với em là đã có con trai 6 tháng với chồng em nhưng anh không hề chăm lo. Lúc này chồng em mới thú thật là anh chơi bài thua, cô ta cho tiền trả nợ, đổi lại anh sẽ cho cô ta đứa con. Anh chỉ lấy tiền chứ không yêu thương. Mẹ cô ta còn bắt anh tổ chức lễ cưới, mướn người làm đại diện nhà trai, rồi lấy hết tiền mừng đi trả nợ mà bà thiếu.
Do công việc nên anh hay đi đêm. Giờ em mới biết có những đêm anh vô nhà cô ta ngủ. Anh chấp nhận nghe theo yêu cầu vì sợ cô ta sẽ nói em biết. Anh năn nỉ em bỏ qua. Anh hứa sẽ dứt khoát với cô ta. Còn về đứa con thì anh nói do không chăm sóc nên cũng không có tình cảm.
Cô ta liên tục nhắn tin cho em, kể chồng em đã yêu thương, chăm sóc cô ta và nói xấu em như thế nào. Cô ta gửi hình cưới, hình con trai cho em. Em biết mục đích cô ta nói khích để em bỏ chồng, có như thế thì chồng em sẽ đến với cô ta. Dù rất hận nhưng em quyết giữ cha cho con gái (vì anh rất thương con, chăm sóc con rất chu đáo, đưa hết tiền lương cho em nuôi con). Hơn hết là em không muốn cô ta được như ý. Anh cũng thay đổi công việc để cắt đứt liên lạc với cô ta.
Tuy nhiên, hình như em đã quyết định sai lầm. Em đã không còn yêu và tin tưởng chồng nữa. Giờ em muốn ly hôn nhưng không biết con sẽ lớn lên như thế nào khi không có cha bên cạnh. Nếu sống với người chồng vì tiền mà phản bội vợ, em sẽ đau khổ suốt đời. (Bình)
Ảnh: tomorrowoman
Trả lời
Người ta có thể bỏ qua mọi chuyện khi những tác động ngoại cảnh chấm dứt, song người ta không thể yêu khi ngoại cảnh trở thành hậu quả nghiêm trọng và không có hướng giải quyết. Trong trường hợp bất khả kháng, có khi phải dứt khoát như "cắt bỏ khối u" và "điều trị hóa chất"... để ngăn ngừa tế bào lạ phát triển... nhưng thực tế cuộc sống không phải lúc nào cũng làm được.
Trường hợp của chồng bạn khá cụ thể, đó là để lại con với người khác. Theo bạn, anh ấy "đã có con trai 6 tháng" với người kia mà "không hề chăm lo". Trong trường hợp này cần làm rõ, nếu đúng có con 6 tháng với người kia khi anh ta có vợ là vi phạm pháp luật trong Luật hôn nhân và gia đình. Về mặt đạo đức, khi có con mà không chăm lo là vô trách nhiệm, và như vậy lương tâm không cho phép. Những lý do anh ấy đưa ra "chơi bài thua lỗ, cô ta cho tiền trả nợ, đổi lại anh sẽ cho cô ta một đứa con". Tiền có thể trả nợ được khi mình có, còn một đứa con là huyết thống là trách nhiệm không chỉ một đời. Việc đổi chác này là không thể được do không đồng vật, không công lý. Việc anh ta "tổ chức lễ cưới, mướn người làm đại diện nhà trai" là thủ đoạn "hôn nhân có tổ chức". Việc "lấy hết tiền mừng đi trả nợ mà bà thiếu" là sự đồng lõa rất thiếu đạo đức.
Về mặt tâm lý, "anh ta vô nhà cô ta ngủ" tức là họ còn có tình cảm. Còn việc "anh chấp nhận nghe theo yêu cầu vì sợ cô ta sẽ nói cho bạn" là việc ngụy biện, vì anh ta thừa hiểu "cái kim giấu mãi trong bọc thế nào cũng lòi ra", "anh năn nỉ bạn bỏ qua" tức là còn yêu bạn, "anh ta hứa sẽ dứt khoát với người kia" là điều khó thực hiện.... đây là những thực tế mà anh ta đang bị đeo bám tâm lý và không có hướng thoát.
"Cô ta liên tục nhắn tin cho bạn, kể chồng bạn đã yêu thương, chăm sóc cô ta, nói xấu bạn như thế nào" là một hiện tượng khó xác định vì mục đích nào đó chăng. Nhưng đây là thực tế trở thành sức ép tâm lý đối với bạn. Nếu bạn đủ bản lĩnh "cần giữ chồng" thì xóa số điện thoại của cô ta và không đọc tin nhắn, không nghe điện thoại của cô ta nữa, để cô ta tự chán nản mà rút lui. Nếu bạn không làm được việc này thì áp lực sẽ đè lên bạn không thể thoát ra.
Sự nghi ngờ cùa bạn là hiện tượng "sang chấn tâm lý", hiện tượng này chỉ hết khi bạn chấp nhận tự giác về chuyện của chồng. Ý chí chỉ giải quyết tạm thời và có khi là sự lừa dối chính mình. Chuyện tình cảm theo con đường mà ở đấy ý chí không bao giờ chiến thắng được. Nếu thực sự bạn không còn yêu và tin tưởng chồng nữa thì nên ly hôn. Việc con cái phải tách ra vì việc con cái không đủ làm cho tình cảm nguội đi khi bạn đối mặt.
Chúc bản lĩnh.
GS.TS. Vũ Gia Hiền
Theo VNE
Tôi đang ngửa tay xin tiền người đàn ông khác để mang về cho chồng Thế là thay vì về nhà, tôi bảo người đó vào khách sạn. Xong xuôi tôi ngửa tay xin tiền rồi tự dưng rơi nước mắt. Sao tôi giống gái bao đến thế này, vẫn chưa mặc áo quần vào đã vội vòi tiền. Tôi viết ra câu chuyện này khi đã không còn yêu chồng. Chỉ ước sao chồng đang ở sới...