Những người phụ nữ bí ẩn thời tiền sử
Ardi chưa phải người nhưng không còn là vượn, cô mang đặc tính của cả hai loài.
Ardi
Hóa thạch xương của Ardi có niên đại cách ngày nay 4,4 triệu năm tại Ethiopia. Người phụ nữ này có chiều cao 1,2m với cân nặng 50kg, có não nhỏ, tay và ngón tay dài cùng ngón chân cái to giúp di chuyển dễ dàng qua các cành cây.
Răng của Ardi cho thấy cô thường ăn thực vật, hoa quả và động vật có vú nhỏ.
Ardi chưa phải người nhưng không còn là vượn, cô mang đặc tính của cả hai loài, điều này cho thấy loài người và vượn có chung tổ tiên chứ không phải loài người tiến hóa từ vượn cổ xưa.
Hóa thạch xương của Lucy cách ngày nay 3,2 triệu năm, được phát hiện tại Ethiopia năm 1974 khi các nhà khảo cổ đang lắng nghe ca khúc Lucy in the Sky with Diamonds của nhóm The Beatles, tên cô ra đời từ đây.
Lucy có não nhỏ, tay dài, chân ngắn và vòng eo rộng, chiều cao 1m và trọng lượng 27kg. Cấu trúc xương chậu và đầu gối của Lucy cho thấy cô đi trên hai chân giống như người hiện đại. Lucy ăn hoa quả, hạt và mối lẫn trứng chim.
Các nhà nghiên cứu chắc chắn Lucy là nữ bởi xương nam giới thường to lớn hơn nhiều. Qua nghiên cứu cho thấy, Lucy là phụ nữ trưởng thành, khoảng 21 tuổi.
Người phụ nữ X
Hang động nơi tìm thấy hóa thạch người phụ nữ X.
Hóa thạch xương của người phụ nữ X này có niên đại 40,000 năm, được tìm thấy trong hang động ở Siberia.
Qua xét nghiệm DNA cho thấy, X là giống người di cư từ châu Phi đến các châu lục khác, giống người thứ 3 (H. denisovan) sau người cổ đại Homo erectus và người Denisovan.
Qúy cô đỏ
Video đang HOT
Xương quý cô đỏ được tìm thấy tại hang El Miron ở Tây Ban Nha, có niên đại 18.700 năm trước, gần với cuối kỷ băng hà. Cô có sức khỏe tốt và thường ăn dê rừng, hươu, nấm, cá và các loại hạt.
Tên của cô được đặt là đỏ vì hóa thạch xương được phủ lớp bùn đỏ. Qúy cô đỏ mất ở độ tuổi từ 35 – 40 nhưng không xác định được nguyên nhân cái chết. Cô được chôn cẩn thận cùng một hình điêu khắc cho thấy địa vị đặc biệt của cô khi còn sống.
Phụ nữ Hobbit
Năm 2003 các nhà khảo cổ tìm thấy giống người tí hon mới trên hòn đảo xa xôi Flores của Indonesia.
Đó là người phụ nữ “Hobbit” thuộc chủng người Homo floresiensis cao 1m, sống cách ngày nay 18.000 năm, cùng thời kỳ người hiện đại đã chiếm lĩnh toàn bộ thế giới.
Phát hiện này phá tan giả thuyết cho rằng người Homo sapien là loài duy nhất thống trị Trái Đất hàng chục ngàn năm trước.
Người Homo floresiensis có não bằng kích cỡ quả nho, giống với loài vượn. Họ tạo ra lửa, công cụ bằng đá và đi săn tập thể.
Người phụ nữ Arlington Springs
Năm 1959, xương người đàn ông Arlington Springs có niên đại 10,000 năm trước, được phát hiện tại đảo Santa Rosa, California. Vài năm sau, các nhà khoa học khẳng định Arlington Springs là phụ nữ dựa vào cấu trúc xương và có niên đại 13,000 năm trước, trở thành giống người cổ xưa nhất được tìm thấy trên đất Mỹ.
Xương người Arlington Spring.
Năm 2006, chính nhóm khoa học khẳng định Arlington Springs là phụ nữ lại lên tiếng khẳng định đó là đàn ông sau 40 năm nghiên cứu.
Việc tìm thấy người Arlington Springs là phát hiện quan trọng, chứng minh rằng người tiền sử đã sử dụng thuyền để tiếp cận các bờ biển ở châu Mỹ. Họ sống theo nhóm ở ven biển và sống bằng đánh bắt cá và ăn xác thối.
Người đẹp Minnesota
Hóa thạch xương người đẹp Minnesota có niên đại khoảng 8.000 năm trước, được tìm thấy gần Pelican Rapids, bang Minnesota năm 1931. Cô qua đời năm 16 tuổi và chưa được làm mẹ, cô mang theo con dao găm làm từ sừng nai được cho là công cụ săn bắn. Cổ cô đeo vỏ sò Florida.
Cô Minnesota không được gia đình hay bộ tộc chôn cất, các vỏ sò và hến vỡ bao phủ quanh cơ thể cô, có thể cô đã bị chết đuối. Thi thể cô được lớp trầm tích đáy hồ bao phủ khiến xương gần như nguyên vẹn và có màu ngà.
Người mẹ
Xương của Mẹ có niên đại 7.700 năm trước vào thời kỳ đồ đá, được tìm thấy tại nghĩa trang Irkutsk, Siberia năm 1997. Đặc biệt, bên trong ổ bụng bà còn có xương của hai em bé (khoảng 36 – 40 tuần tuổi), một trường hợp cực hiếm gặp đối với các nhà khảo cổ. Qua đó, em bé đầu tiên đã thò được một chân ra ngoài nhưng có thể bị mắc kẹt, dẫn đến cái chết của cả ba mẹ con.
Người mẹ trẻ khoảng 20 – 25 tuổi được chôn theo từ thế nằm bên cạnh một vài chiếc răng sóc, cho thấy cô là thành viên của cộng đồng săn bắn, hái lượm và họ không có nghĩa trang chính thức.
Người đẹp Penon
Bà qua đời ở tuổi 26 cách nay 13.000 năm trước, cuối thời kỳ băng hà. Xương người đẹp Penon được tìm thấy cạnh hồ tiền sử, nay là một nhánh vùng ngoại ô Mexico City. Tên bà được đặt theo ngọn đồi nhỏ, mảnh đất nhô ra từ hồ cổ.
Nguyên nhân bà qua đời chưa tìm tìm ra, nhưng xương bà phát triển tốt, khỏe mạnh và không có dấu hiệu của suy dinh dưỡng.
Điều thú vị là hộp sọ dài, hẹp của Penon không giống với sọ người châu Mỹ bản địa ngày nay, cũng không giống với hóa thạch của những người châu Mỹ đầu tiên tại đây như giống người Kennewick Man.
Thay vào đó, hộp sọ Penon giống hóa thạch người phụ nữ Naia có niên đại 13.000 năm trước, tìm thấy tại hang động ở Mexico năm 2014.
Theo_Dân việt
Ngoại trưởng Mỹ gặp ông Putin: Mỹ đã phải chủ động "phá băng"?
"Chuyến thăm Nga của ông John Kerry là dấu hiệu đầu tiên cho thấy 2 cường quốc cần trở lại sự hợp tác bình thường".
"Băng đã tan nhưng trước mắt còn cả một chặng đường dài để Nga - Mỹ cải thiện quan hệ song phương"; "Cả hai bên đều tập trung ở những lĩnh vực mà họ chia sẻ quan điểm chứ không phải ở những mâu thuẫn"...
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) gặp gỡ Tổng thống Nga Putin (Ảnh Reuters)
Đó là những nhận định của các hãng thông tấn và báo giới về cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi ngày 13/5 vừa qua.
Chuyển từ cô lập sang hợp tác
Trong cuộc gặp cấp cao Nga - Mỹ đầu tiên kể từ khi quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng do khủng hoảng ở Ukraine. Hai bên đã bàn thảo nhiều vấn đề quốc tế quan trọng như: chương trình hạt nhân Iran, tiến trình hòa bình Trung Đông, các điểm "nóng" ở Syria, Yemen, đấu tranh chống khủng bố IS và giải trừ vũ khí hạt nhân... Tuy nhiên, tình hình xung đột tại Ukraine vẫn là trọng tâm của cuộc thảo luận.
Phát biểu sau cuộc gặp với Tổng thống Putin, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng, cuộc gặp với ông Putin rất "cởi mở và hữu ích", bày tỏ sự cần thiết mang tính cấp bách của việc Nga - Mỹ hợp tác đối phó với những thách thức toàn cầu.
Nhân dịp này, ông Kerry cũng tiết lộ khả năng những lệnh trừng phạt nhằm vào Nga có thể được dỡ bỏ nếu thỏa thuận ngừng bắn Minsk ở miền Đông Ukraine được thực thi đầy đủ.
Ngoại trưởng Nga cũng nhận định: "Có một số bất đồng giữa Nga và Mỹ về nguồn gốc cuộc khủng hoảng ở Ukraine và những đánh giá hiện nay về diễn biến của cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, chúng tôi hoàn toàn thống nhất trong nhận định chung rằng cần phải giải quyết vấn đề này chỉ với giải pháp hòa bình duy nhất, đó là thực hiện đầy đủ và toàn diện thỏa thuận Minsk".
Ngoại trưởng Nga Lavrov đánh giá cao cuộc gặp và nhấn mạnh các cuộc hội đàm nhân chuyến thăm Nga của ông Kerry lần này cho phép hai bên hiểu nhau hơn, cùng nhất trí với quan điểm chung rằng, cần tránh những bước đi có ảnh hưởng lâu dài tới mối quan hệ Nga - Mỹ cũng như tới sự hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.
Giới phân tích cho rằng, cuộc gặp ở Sochi cho thấy cả hai bên đều mong muốn đối thoại sau giai đoạn căng thẳng kéo dài vì tình hình ở Ukraine; rằng Washington đã từ bỏ việc kêu gọi cô lập Nga và chuyển sang tìm cách hợp tác; và đây được xem là một động thái thể hiện "sự hòa giải và thỏa hiệp" cũng như dấu hiệu cho thấy sự "tan băng" trong mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và Mỹ liên quan tới cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine.
Lợi ích vẫn là chủ đạo
Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) ngày 13/5 đã có bài phân tích, việc Mỹ bất ngờ chuyển sang thực thi sách lược "vừa đấm vừa xoa" với Moscow rõ ràng là có lợi cho Washington. Trải qua thời gian dài xung đột, Nhà Trắng đã nhận ra việc tiếp tục hỗ trợ "các nước nhỏ" không còn phù hợp với lợi ích của nước Mỹ.
Các quốc gia độc lập (Ukraine, Gruzia...) đã "hoàn toàn phân rã" trước sự phản đối cứng rắn từ Nga, trong khi Moscow vẫn giành được "lợi ích cốt lõi" từ các khu vực này, nếu Mỹ tiếp tục hỗ trợ cho các quốc gia này thì chỉ càng dễ khiến Nga nổi giận và thậm chí có hành động cứng rắn hơn.
Tờ New York Post của Mỹ đã có bài nhận định: "sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, thế giới đã có nhiều biến động to lớn. Trong bối cảnh đó, Nga đã từng bước đạt các mục tiêu đối ngoại, trong khi kế hoạch chiến lược của Mỹ vẫn chỉ nằm trên giấy". "Đông tiến" của NATO đã không thành; Kế hoạch "Đại Trung Đông" còn dang dở; Chiến lược "xoay trục" về châu Á, vẫn nói nhiều hơn làm...
Trong bối cảnh hiện nay, khi ông Obama phải đối đầu với chính đảng Dân chủ của mình tại Quốc hội về hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì ông Putin đã thực hiện được bước ngoặt quan trọng thông qua thắt chặt hơn quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và các nước châu Á khác...
Trong khi Mỹ đang có nguy cơ mất dần những người bạn ở Trung Đông, châu Á, thậm chí cả châu Âu thì nước Nga lại tìm được đồng minh ở khắp nơi. Càng ngày tiếng nói phản đối trừng phạt Nga của các nước EU càng nhiều hơn, trong khi Moscow đã kết thân được với hàng loạt cường quốc châu Á và cả châu Phi, Mỹ Latin.
Tờ New York Post đã đưa ra kết luận rằng, trên thực tế, chiến lược bao vây, cô lập Moscow của Washington đã thất bại thảm hại. Nga đã từng bước vượt qua khó khăn, vững bước đi lên và đang hình thành một khối đồng minh mới.
Chính sách ngoại giao thiếu điểm nhấn của ông Obama đã khiến cho Mỹ mất dần cả những bạn bè truyền thống. Vì thế, việc "làm lành" với Moscow có thể là chính sách "khôn ngoan" trong bối cảnh hiện nay của Washington.
Một mũi tên nhằm hai đích
Hiện dư luận vẫn đang đặt ra nhiều giả thiết khác nhau, liên quan tới chuyến thăm Nga của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Trong khi một số nhà quan sát cho rằng, chuyến thăm Nga của ông Kerry thực chất chỉ là dấu hiệu cho thấy sự bất lực của Mỹ trong các vấn đề quốc tế khi vắng Nga, thì nhiều nhà phân tích khác lại nhận định, chuyến thăm Nga lần này của ông Kerry rất được phía Moscow hoan nghênh, bởi lẽ, Nga cũng muốn thể hiện sự sẵn sàng đối thoại với Mỹ.
Tuy nhiên, việc cải thiện sâu hơn mối quan hệ giữa hai bên trong thời gian tới còn tùy thuộc rất nhiều vào những hành động và quyết định của mỗi bên trong từng vấn đề cụ thể.
Việc từ chối không dự Lễ duyệt binh tại Nga ngày 9/5 vừa qua của Mỹ là hành động "thất sách", đã tự cô lập mình khỏi phần còn lại của thế giới, vì kỷ niệm ngày 9/5 chiến thắng Phát xít là cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại nhất của nhân loại trong thế kỷ XX (Báo Il Giornale d"Italia).
Và giờ đây Washington lại phải "mềm mỏng" hàn gắn quan hệ với Moscow để vừa khôi phục lại sức mạnh khả dĩ có thể giải quyết những vấn đề quốc tế mà thiếu Nga, Mỹ không thể kham nổi, vừa "kiềm chế" sự thái quá của ai đó muốn ngăn cản đà "xoay trục" của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, sự "tan băng" lần này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ từ chính sách đối ngoại mà điều quan trọng hơn là từ những vấn đề mâu thuẫn nội bộ, trong khi cuộc chiến giành ghế Tổng thống giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa năm 2016 đang tới gần. Vì thế, sự "tan băng" trong quan hệ Nga - Mỹ nhanh hay chậm vẫn còn đang ở phía trước./.
Nguyễn Nhâm
Theo_VOV
"Thầy bói" đoán đúng tên công chúa Anh từ 2 năm trước Một cô gái Mỹ khiến dư luận kinh ngạc khi dự đoán chính xác tuyệt đối tên tiểu công chúa nước Anh Charlotte Elizabeth Diana từ cách đây hai năm trước, khi công nương Kate vừa sinh hạ cậu con trai đầu lòng Hoàng tử George. Tiểu công chúa nước Anh Charlotte Elizabeth Diana Khi tiểu công chúa nước Anh chào đời ngày...