Những người phò tá Putin dẫn dắt nước Nga
Tổng thống Putin chỉ chọn người làm được việc, có thể đảm đương trọng trách khó khăn và những cá nhân thân cận với ông thường ít thay đổi.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (phải) và Tổng thống Putin trong một buổi tập gym. Ảnh: Kremlin.ru
Theo BBC, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nhậm chức, ông từng được hỏi trong một cuộc phỏng vấn rằng, ông tin tưởng những đồng nghiệp nào nhất. Nhà lãnh đạo Nga đã đưa ra 5 cái tên: Nikolai Patrushev, Sergei Ivanov, Dmitry Medvedev, Alexei Kudrin và Igor Sechin.
15 năm sau, những người này vẫn tiếp tục nằm trong nhóm cộng sự chủ chốt của ông chủ điện Kremlin, nắm giữ những vị trí chiến lược trong chính phủ.
Ông Patrushev từng là giám đốc cơ quan an ninh nội địa FSB từ năm 1999, cho đến khi được bổ nhiệm làm Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia năm 2008. Ông Ivanov từng là bộ trưởng quốc phòng và phó thủ tướng. Kể từ năm 2011, ông giữ chức chánh văn phòng tổng thống.
Ông Medvedev hiện là thủ tướng, từng giữ chức tổng thống Nga giai đoạn 2008 – 2012, tạo thành một nửa trong “bộ đôi quyền lực” với ông Putin. Ông Kudrin từng là bộ trưởng Tài chính cho tới năm 2011. Tuy ông hiện không còn nắm giữ vị trí chính thức nhưng dường như vẫn cố vấn cho ông Putin về các vấn đề tài chính và kinh tế.
Ông Sechin, người từng nắm giữ các vị trí cấp cao trong cơ quan chính phủ và văn phòng tổng thống, hiện là giám đốc điều hành tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Rosneft.
Theo nhà nghiên cứu Andrew Monaghan, tại Chương trình Nga và Á – Âu tại Viện nghiên cứu các vấn đề đối ngoại Chatham House, Anh, nhóm lãnh đạo chủ chốt này cho thấy hai điểm quan trọng về những người phò tá ông Putin dẫn dắt nước Nga.
Trước hết, những nhân sự thân cận nhất với ông Putin thường gắn bó lâu dài. Xáo trộn thực sự hiếm khi diễn ra và rất ít người bị loại khỏi nhóm nhân sự chủ chốt này. Hai là, tinh túy của đội ngũ lãnh đạo gồm những đồng minh của ông Putin tại cơ quan tình báo Liên Xô KGB, hoặc tại St Petersburg những năm 1990, hoặc cả hai.
Video đang HOT
Từ trái sang phải, hàng trên: ông Nikolai Patrushev và Dmitry Medvedev, Sergei Ivanov. Hàng dưới: Igor Sechin, Alexei Krudin. Ảnh: BBC
Nhóm nhân sự then chốt này cũng bao gồm những người được tổng thống Nga tin tưởng giao triển khai các dự án hạ tầng lớn. Chẳng hạn, ông Arkady Rotenberg là một trong những người chịu trách nhiệm tổ chức Thế vận hội Mùa đông Sochi, cùng với nhiều người và quan chức cấp cao trong khu vực.
Nhiều người trong số này đã nắm giữ các vị trí cấp cao từ trước khi ông Putin nhậm chức. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu từng là bộ trưởng Tình trạng Khẩn cấp, và là người đầy ảnh hưởng trên chính trường từ nửa cuối những năm 1990. Năm 2001 – 2005, ông là lãnh đạo đảng Nước Nga Thống nhất.
Những người này đều có mặt trong Hội đồng An ninh Nga, một trong những tổ chức quan trọng nhất trong việc điều phối quá trình ra quyết định cấp cao cũng như các nguồn lực.
Nhà nghiên cứu Monaghan đánh giá rằng hệ thống hành chính tại Nga không thực sự hiệu quả, các chỉ thị về chính sách thường được triển khai một cách chậm chạp, đôi khi không được triển khai. Vì vậy cần có những người khác giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ lập và triển khai các dự án.
Cá nhân đảm đương trọng trách này là ông Yuri Trutnev, người được bầu làm thống đốc một khu vực năm 2000, và năm 2004 được chỉ định vào vị trí bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên và Hệ sinh thái.
Năm 2013, ông Trutnev được cất nhắc trở thành phó thủ tướng kiêm Toàn quyền của lãnh đạo tại Khu vực Viễn đông. Đây là một vị trí quan trọng trong chính quyền Putin.
Yuri Trutnev. Ảnh: Reuters
Các nhà quan sát Nga cũng chỉ ra vai trò của ông Vyacheslav Volodin trong việc hỗ trợ ông Putin điều hành chính trị Nga kể từ năm 2011. Ông Volodin thăng tiến từ vị trí lãnh đạo đảng tại khu vực và sau đó là tầm quốc gia, trước khi được bổ nhiệm vào các vị trí trong chính phủ.
Ông là người thành lập Mặt trận Nhân dân Toàn Nga đầy ảnh hưởng năm 2011, phong trào xã hội có vai trò ngày càng lớn trong việc hình thành, triển khai và giám sát các chính sách của giới lãnh đạo Nga.
Ông Volodin sau đó được bổ nhiệm trở thành Phó chánh văn phòng phủ tổng thống Nga, và chịu trách nhiệm giám sát việc “tái khởi động” chính trị trong nước Nga từ năm 2012.
Vyacheslav Volodin (trái) và Putin. Ảnh: Reuters
Bên cạnh việc duy trì sự liên tục của đội ngũ lãnh đạo cốt lõi, ông Putin cũng ngày càng cần các nhà quản trị hiệu quả để triển khai các chính sách.
Trên thực tế, thay vì giảm đi, một số nhà bình luận cho rằng đội ngũ lãnh đạo Nga có vẻ đang mở rộng. Có một số “ngôi sao” đang lên giữ vai trò ngày một quan trọng trong các đảng và chính quyền.
Một trong số đó là Alexander Galushka, 39 tuổi, thành viên Mặt trận Nhân dân và là thành viên nhiều ủy ban cố vấn cho tổng thống và thủ tướng Nga. Ông được bổ nhiệm Bộ trưởng vùng Viễn Đông năm 2013.
Việc này dẫn đến điểm đáng chú ý trong việc chọn cộng sự dẫn dắt đất nước của Tổng thống Putin. Ông chủ điện Kremlin dù là trung tâm, nhưng đồng thời cũng là thành viên của một tập thể và bản thân đội ngũ đó là một phần trong cả một hệ thống. Do đó, tầm quan trọng của mức độ hiệu quả trong công việc càng được đề cao.
Tất cả các cá nhân này đều nổi tiếng làm việc hăng say, trung thành. Sự hiệu quả trong công việc của họ đã được kiểm chứng khi hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn, trong kinh doanh, quản lý nhà nước và chính trị.
Như một người thân cận với ông Putin đã quan sát, ông chọn người không phải vì vừa mắt, mà vì họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Giới khoa học giải mã dáng đi 'xạ thủ' của Tổng thống Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin có dáng đi như một "xạ thủ" không phải vì bệnh tật mà khả năng cao là thói quen từ thời được huấn luyện làm điệp viên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin có dáng đi như một "xạ thủ" - Ảnh: AFP
Một nhóm nhà khoa học mới đây đã công bố nghiên cứu về dáng đi "bất thường" của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo quan sát của các nhà khoa học này, khi đi ông Putin thường giữ cánh tay phải gần với cơ thể và ít di chuyển, trong khi cánh tay trái vung ra phía trước bình thường. Giới khoa học gọi đây là dáng đi của một xạ thủ, theo International Business Times.
Dáng đi "bất thường" của Tổng thống Putin từng được các chuyên gia đưa ra tranh luận. Có ý kiến cho rằng ông Putin bị tổn thương trong người, từng mắc bệnh bại liệt khi còn nhỏ, bị đột quỵ hoặc liệt kiểu Erb, tình trạng do bị dùng dụng cụ kẹp vào vai để kéo khi ông ra đời, cũng có người nhận định nhà lãnh đạo Nga có dấu hiệu bị bệnh Parkinson.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới của nhóm các nhà khoa học quốc tế lại giải mã dáng đi đó bằng cách tiếp cận khác: Tổng thống Putin có dáng đi như vậy không phải do bệnh mà khả năng cao là thói quen từ khi được huấn luyện quân sự hoặc tình báo.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, chánh văn phòng Điện Kremlin Sergei Ivanov và Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters
Theo Telegraph, các nhà khoa học đưa ra được nhận định đó sau khi phát hiện một cuốn cẩm nang huấn luyện của KGB. Cụ thể, cuốn cẩm nang hướng dẫn điệp viên dùng tay phải giữ vũ khí sát ngực và đi xoay người về một phía, thường là bên trái, theo hướng di chuyển. Cách đi này cho phép điệp viên rút súng ra nhanh nhất có thể khi gặp kẻ thù.
Để củng cố hướng lý giải mới, các nhà khoa học cũng quan sát và nghiên cứu dáng đi của 4 quan chức cấp cao Nga khác gồm: Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, hai cựu bộ trưởng quốc phòng Anatoly Serdyukov và Sergei Ivanov, một chỉ huy quân đội cấp cao tên Anatoly Sidorov. Họ cũng có dáng đi tương tự nhà lãnh đạo 63 tuổi của Nga.
Nghiên cứu khẳng định cả Tổng thống Putin và 4 quan chức này đều không có các dấu hiệu nào khác về bệnh Parkinson. Thậm chí Tổng thống Putin còn rất khỏe mạnh, tay phải của ông cũng rất linh hoạt, ông bơi lội giỏi và còn là một võ sĩ judo có tầm.
Trong số 4 quan chức Nga nói trên, chỉ có Thủ tướng Medvedev không liên quan đến quân đội hay KGB. Các nhà khoa học lý giải rằng ông Medvedev bị ảnh hưởng từ ông Putin do hai ông thường xuyên đi cùng nhau.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Nga và Iran tiếp tục hợp tác vũ khí "khủng" sau S-300? Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin vừa cho biết, sau khi Iran bắt đầu thanh toán hợp đồng cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đất-đối-không S-300 đã được ký giữa hai nước, Nga đã bắt đầu quá trình chuyển giao hệ thống này cho Iran. "Hợp đồng đang được phía Iran chi trả và quá trình chuyển giao đang được tiến...