Những người nổi tiếng hóa ‘tội phạm khí hậu’ vì dùng máy bay riêng quá nhiều
Từ chuyến bay dài 14 phút của Drake đến lượng khí thải carbon của Taylor Swift, những người nổi tiếng trên thế giới đang bị “ném đá” dùng máy bay riêng quá nhiều trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu như hiện nay.
Kylie Jenner chia sẻ hình ảnh của vợ chồng cô đứng trước máy bay riêng của mỗi người. Ảnh: Instagram
Theo hãng thông tấn AFP, làn sóng bất bình trong dư luận đã bùng lên từ tháng 7 sau khi ngôi sao truyền hình thực tế Kylie Jenner chia sẻ với 364 triệu người theo dõi trên trang Instagram một tấm ảnh chụp cùng người bạn đời là ca sĩ nhạc rap Travis Scott. Trong ảnh, hai người đang đứng trước hai chiếc máy bay của riêng mình. Do đó, cư dân mạng nhanh chóng lên án Jenner là “ tội phạm khí hậu”.
Tiếp đến, tuần trước, công ty thị trường bền vững Yard của Anh đã điểm danh “những người vi phạm phát thải CO2 tồi tệ nhất” bằng máy bay tư nhân trong cộng đồng người nổi tiếng.
Đáng chú ý, thường xuyên đứng đầu các bảng xếp hạng âm nhạc, ngôi sao nhạc pop người Mỹ Taylor Swift cũng đứng đầu danh sách vi phạm phát thải của Yard. Sự việc trên đã gây phẫn nộ trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Kể từ tháng 1 năm nay, máy bay của Taylor Swift đã cất cánh 170, với tổng lượng khí thải các chuyến bay trong năm đạt 8.293,54 tấn, hay gấp 1.184 lần so với người bình thường.
Ở vị trí thứ hai là võ sĩ quyền anh Floyd Mayweather và kế tiếp là rapper Jay-Z. Chị gái cùng cha khác mẹ của Kylie Jenner là ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian xếp thứ bảy trong danh sách trên. Rapper Scott đứng thứ 10 trong khi Jenner đứng thứ 19.
Tuy nhiên, công ty Yard lưu ý bản danh sách người vi phạm khí thải của họ được lập dựa theo tài khoản Twitter “Celebrity Jets” chuyên theo dõi các chuyến bay của người nổi tiếng qua dữ liệu công khai. Công ty này cũng không thể xác định xem các ngôi sao có mặt trên tất cả chuyến bay hay không.
Đại diện của ca sĩ Taylor Swift trả lời báo chí rằng cô thường cho người khác mượn máy bay nên không thể quy kết hoàn toàn cho cô.
Trong khi Drake không nằm danh sách tốp 10 thì rapper người Canada này lại bị “ném đá” vì thực hiện chuyến bay dài 14 phút giữa Toronto và Hamilton vào tháng 7, đặc biệt khi chiếc máy bay đó không chở theo hành khách nào.
Bà Beatrice Jarrige, Giám đốc dự án di chuyển đường dài tại tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào biến đổi khí hậu Shift Project, cho biết: “Sự việc thậm chí còn tồi tệ hơn nếu máy bay cất cánh trống rỗng”.
Bay với bom khí hậu
Ngành vận tải hàng không thải ra 2 – 3% lượng khí thải carbon dioxide trên thế giới.
Video đang HOT
Nhưng một báo cáo vào tháng 5 của nhóm hoạt động Transport & Environment đã chỉ ra rằng lượng khí thải carbon của máy bay tư nhân trên mỗi hành khách cao gấp 5 – 14 lần so với các chuyến bay thương mại, và lớn hơn 50 lần so với hành khách di chuyển bằng tàu hỏa.
Ông William Todts, Giám đốc điều hành của nhóm chiến dịch vận tải sạch Transport & Environment nhận xét: “Chúng ta đang cho phép mọi người bay cùng những quả bom khí hậu”.
Nhu cầu sử dụng máy bay tư nhân đã tăng vọt kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19. Và những khách hàng giàu có đã có cơ hội để dùng máy bay riêng nhiều nhất có thể.
Số lượng chuyến bay bằng máy bay tư nhân năm 2021 đã tăng 7% so với năm 2019, theo công ty nghiên cứu dữ liệu hàng không WingX.
Ở châu Âu, những người nổi tiếng hoàn toàn có thể sử dụng mạng lưới tàu hỏa rộng lớn của lục địa này để thay thế cho phần lớn hành trình bằng máy bay riêng của họ.
Đi máy bay như đi taxi
Tài khoản “Celebrity Jets” được sinh viên Jack Sweeney, 19 tuổi, tạo ra năm 2020 sau khi cậu bắt đầu theo dõi máy bay riêng của tỷ phú giàu nhất hành tinh Elon Musk.
Hiện anh có 30 tài khoản theo dõi ông chủ tập đoàn Meta Mark Zuckerberg, các ngôi sao thể thao và cả các tài phiệt người Nga.
Vô số tài khoản khác cũng đã sao chép ý tưởng của Sweeney. Sebastien, kỹ sư hàng không vũ trụ 35 tuổi, người từ chối cho biết tên thật của mình, đã tạo tài khoản “I Fly Bernard” để theo dõi các chuyến bay của các tỷ phú Pháp, trong đó Bernard Arnault, người đứng đầu tập đoàn hàng xa xỉ LVMH.
“Điều tôi muốn lên án là việc họ sử dụng máy bay tư nhân như thể xe taxi”, Sebastien, đề cập đến những chuyến bay trong nước và trong phạm vi châu Âu của các tỷ phú.
Bà Beatrice Jarrige hy vọng sự phẫn nộ trên mạng xã hội sẽ biến thành hành động chính trị. “Vấn đề không phải là cấm hoàn toàn những chuyến bay như vậy, nhưng giới giàu có phải nỗ lực kiềm chế hơn”, bà nói.
Trong khi đó, ông Todts cho rằng những người nổi tiếng nên khuyến khích sự phát triển của nhiên liệu sinh học.
Năm ngoái, ngành hàng không thương mại khẳng định nhiên liệu bền vững chính là chìa khóa quan trọng để đạt được những mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Đợt nắng nóng khốc liệt tuần tới ở Anh diễn ra sớm hơn 28 năm so với dự báo
Đợt nắng nóng khốc liệt vào ngày 18 và 19/7 sắp tới ở Anh đã xảy ra sớm hơn so với dự báo 28 năm.
Dự báo thời tiết cho năm 2050 (trên) và dự báo thời tiết tuần tới ở Anh. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN, khủng hoảng khí hậu đang khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt trên toàn thế giới. Nhiệt độ ở các khu vực vĩ độ phía bắc đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi này. Do đó, các nhà khí tượng học tại Cơ quan Khí tượng Anh đã nghiên cứu các mô hình khí hậu siêu dài vào mùa hè năm 2020 để xem nhiệt độ sau khoảng ba thập kỷ nữa sẽ như thế nào.
Cơ quan Khí tượng Anh cho biết: "Đây không phải dự báo thời tiết thực tế. Đây là các ví dụ về thời tiết có thể xảy ra dựa trên dự báo khí hậu".
Tuy nhiên, vào ngày 18 và 19/7 tới, điều có thể xảy ra ở Anh sau 30 năm nữa sắp trở thành hiện thực, sớm 28 năm so với dự báo.
Ông Simon Lee, một nhà khoa học khí quyển tại Đại học Columbia ở New York, đã nhận thấy sự giống nhau giữa dự báo thời tiết cho năm 2050 với dự báo thời tiết đầu tuần tới ở Anh. Ông đã đăng bức ảnh dự báo năm 2050 và bức ảnh dự báo thời tiết tuần tới ở Anh để so sánh. Theo đó, hai dự báo giống nhau khá nhiều ở nhiều nơi tại Anh.
Ông Simon cho rằng những gì sắp diễn ra vào ngày 19/7 tới sẽ là thông tin sâu về thời tiết tương lai. Sau 30 năm nữa, thời tiết kiểu này sẽ dường như khá điển hình.
Dự báo nhiệt độ sẽ cao hơn bình thường từ 10 đến 15 độ F vào đầu tuần tới ở Anh. Nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 40 độ C (khoảng 104 độ F) lần đầu tiên. Đây là dự báo khiến các nhà khí tượng học Anh đưa ra cảnh báo nhiệt màu đỏ lần đầu tiên.
Cảnh báo đỏ (cấp độ 4) được ban bố khi nắng nóng quá khắc nghiệt và/hoặc kéo dài đến mức gây ra những ảnh hưởng không chỉ đối với các hệ thống chăm sóc sức khỏe và xã hội mà lan rộng ra các hệ thống khác. Ở cấp độ này, không chỉ những người thuộc nhóm nguy cơ cao mới có thể bị ốm và tử vong do ảnh hưởng của nắng nóng mà cả những người khỏe mạnh cũng có thể gặp nguy hiểm.
Rõ ràng, 40 độ C sẽ là mức nhiệt thực sự kỷ lục. Nhiệt độ nóng nhất từng đo được của Anh là 38,7 độ C tại Vườn Bách thảo Cambridge vào năm 2019.
Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng khí hậu đang thay đổi thời tiết nhanh chóng như thế nào.
Nhà khoa học khí hậu Nikos Christidis của Cơ quan Khí tượng Anh cho biết trong một tuyên bố: "Chúng tôi hy vọng sẽ không gặp phải tình huống này. Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến hiện tượng nhiệt độ cực đoan ở Anh. Nguy cơ Anh sẽ trải qua những ngày 40 độ C có thể cao hơn 10 lần so với khi khí hậu tự nhiên không bị ảnh hưởng bởi tác động của con người".
Mức nhiệt này không chỉ là một vài ngày không thoải mái. Nắng nóng khắc nghiệt là một trong những hiện tượng thời tiết gây chết người nhiều nhất. Hiện nay, chúng ta thường chỉ coi sốc nhiệt và tử vong do nhiệt là do các bệnh tiềm ẩn như bệnh tim hoặc bệnh hô hấp.
Các báo cáo gần đây cho thấy chưa đầy 5% ngôi nhà ở Anh có máy điều hòa không khí làm mát.
Tình huống tương tự đáng kinh ngạc diễn ra ở Mỹ vào mùa hè năm ngoái, khi Tây Bắc Thái Bình Dương phải chịu đựng nắng nóng khắc nghiệt trong nhiều ngày. Hàng trăm người đã chết trong đợt nắng nóng đó.
Các quan chức ở British Columbia (Canada) lưu ý rằng số người chết ngoài dự kiến là 800 người trong thời gian nắng nóng.
Bà Kristie Ebi, một nhà nghiên cứu khí hậu và sức khỏe tại Đại học Washington, cho rằng khác với lũ lụt hoặc cháy rừng tàn phá một thị trấn, mức độ khẩn cấp liên quan một đợt nắng nóng không cao như vậy.
Người dân tránh nóng bên đài phun nước tại Quảng trường Trafalgar ở thủ đô London, Anh, ngày 17/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Ebi từng nhận định với CNN: "Khi trời nóng, bên ngoài chỉ là nắng nóng đơn thuần và vì vậy nắng nóng là kẻ giết người tương đối thầm lặng. Mọi người nói chung không nhận thức được và không nghĩ về những rủi ro liên quan đến nhiệt độ cao này".
Bà cũng nói rằng điều quan trọng là phải hiểu rằng khí hậu không giống như những gì đã xảy ra chỉ vài năm trước đây. Cuộc khủng hoảng khí hậu đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta ngày nay và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương nhất.
Trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt, ngày 16/7, Chính phủ Anh tiến hành cuộc họp khẩn cấp bàn về kế hoạch đối phó với đợt nắng nóng kỷ lục được dự báo diễn ra trong tuần sau.
Cơ quan quản lý đường sắt tại London khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài trong ngày 18-19/7, trừ trường hợp cần thiết. Trường học và các cơ sở dưỡng lão được yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho học sinh và người cao tuổi, những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao.
Nhiều nước châu Âu đang trải qua những ngày nắng nóng bất thường, nhiệt độ ở một số nơi thậm chí vượt quá 40 độ C, gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt thường nhật của người dân. Cháy rừng hoành hành tại nhiều quốc gia như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Croatia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổ chức Khí tượng thế giới ngày 15/7 cảnh báo đợt nắng nóng đang xảy ra tại châu Âu sẽ khiến nhiều vật chất gây ô nhiễm mắc kẹt trong bầu khí quyển, làm giảm chất lượng không khí, đặc biệt là ở các khu vực thành thị.
Liên hợp quốc tìm giải pháp thúc đẩy các Mục tiêu phát triển bền vững Ngày 5/7, Diễn đàn Chính trị cấp cao về Phát triển bền vững (HLPF) của Liên hợp quốc (LHQ) đã được tổ chức nhằm xác định giải pháp tối ưu để phục hồi các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs). Người dân chuyển bột mì cứu trợ của WFP tại Debark, Ethiopia, ngày 15/9/2021. Ảnh tư liệu (minh họa): AFP/TTXVN Trong thông...