Những người Nga yêu Việt Nam bằng cả cuộc đời mình
Với tình yêu to lớn đối với con người và đất nước Việt Nam, hai Tiến sỹ Evgeny Kobelev và Grigory Lokshin đã dành trọn cả đời nghiên cứu Việt Nam.
Ngày 3/5, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã tổ chức buổi lễ mừng sinh nhật lần thứ 80 cho 2 nhà Việt Nam học Evgeny Kobelev và Grigory Lokshin, những người có nhiều đóng góp cho việc phát triển ngành Việt Nam học tại Nga, cũng như tình hữu nghị giữa Việt Nam với Liên Xô trước kia và nước Nga ngày nay.
Viện Viễn Đông tổ chức buổi lễ mừng sinh nhật lần thứ 80 cho 2 nhà Việt Nam học.
Tham dự buổi lễ nhỏ, nhưng ấm cúng không chỉ có lãnh đạo Viện Viễn Đông: Giám đốc Sergei Luzyanin và Phó Giám đốc Andrei Ostrovski, ông Vladimir Mazyrin – Giám đốc và các thành viên của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, mà còn nhiều nhà Việt Nam học và các nhà khoa học thuộc Viện các nước Á-Phi trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow, Học viện Ngoại giao. Đại sứ Việt Nam Ngô Đức Mạnh cùng một số bạn bè Việt Nam cũng tham dự buổi lễ.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Giám đốc Viện Viễn Đông Sergei Luzyanin đánh giá cao những đóng góp của Tiến sỹ sử học Evgeny Kobelev và Tiến sỹ sử học Grigory Lokshin trong những nghiên cứu toàn diện về Việt Nam, cũng như trong việc phát triển tình hữu nghị giữa Nga với Việt Nam. Cả 2 ông đều là những nhà khoa học có uy tín, là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu công phu, tác giả nhiều cuốn sách và các bài báo chuyên sâu về lịch sử, chính trị – xã hội Việt Nam, đã cống hiến cả đời mình cho ngành Việt Nam học. Do những đóng góp to lớn này, cả 2 ông đã được nhận nhiều huân, huy chương của Nga và Việt Nam.
Giám đốc Viện Viễn Đông Sergei Luzyanin nhấn mạnh rằng, lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 là sự kiện trọng đại trong cuộc đời của 2 Tiến sỹ, đồng thời chúc 2 ông luôn khoẻ, sống lâu, tiếp tục có những đóng góp quý báu cho ngành Việt Nam học, cũng như góp phần vào việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị Nga – Việt.
Đại sứ Việt Nam Ngô Đức Mạnh tặng hoa chúc mừng ông Grigory Lokshin.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu của mình chúc mừng 2 Tiến sỹ Evgeny Kobelev và Grigory Lokshin nhân dịp sinh nhật lần thứ 80, Đại sứ Ngô Đức Mạnh khẳng định 2 ông là những người bạn lớn, thân thiết với nhân dân Việt Nam. Bằng những công trình nghiên cứu khoa học của mình, 2 ông không chỉ giúp nhân dân Nga và thế giới hiểu rõ hơn về tinh thần chiến đấu ngoan cường của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chính nghĩa giành độc lập, thống nhất đất nước, mà còn giới thiệu đến bạn bè quốc tế những thành tựu của Việt Nam trong chính sách đổi mới, mở cửa, phát triển đất nước và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.
Đại sứ Ngô Đức Mạnh hy vọng 2 ông sẽ tiếp tục có những công trình nghiên cứu to lớn hơn về Việt Nam và góp phần phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân 2 nước. Nhân dịp này, Đại sứ Ngô Đức Mạnh cũng mong muốn lãnh đạo các cấp của Việt Nam và Nga sẽ quan tâm, hỗ trợ hơn nữa cho việc phát triển ngành Việt Nam học tại Nga, cũng như Hội hữu nghị Nga – Việt vì lợi ích của cả 2 nước.
Trong không khí ấm áp tình bạn, ông Grigory Lokshin đã kể lại những kỷ niệm khó quên, cũng như ấn tượng về đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam anh dũng trong chiến đấu, cần cù lao động, những gì đã chứng kiến trong thời gian công tác tại Việt Nam đã gắn bó cả cuộc đời ông với tiếng Việt và những người bạn Việt Nam.
Tiến sỹ Grigory Lokshin không chỉ được biết đến là nhà khoa học nghiên cứu sâu về chính sách đối ngoại của Việt Nam, cũng như chiến lược của Nga và Mỹ tại khu vực Đông Nam Á, mà hiện nay ông còn là chuyên gia có uy tín quốc tế luôn ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông.
Đại sứ Việt Nam Ngô Đức Mạnh chúc mừng ông Evgeny Kobelev.
Về phần mình, ông Evgeny Kobelev chia sẻ cơ duyên ông học tiếng Việt: “Năm 1956 tôi tốt nghiệp phổ thông và đến Moscow để vào trường Đại học Tổng hợp Moscow (MGU). Tôi thấy thông báo ở MGU đã mở một khoa mới là trường học Phương Đông. Tôi bắt đầu thi cử, vì tôi có huân chương Vàng sau khi tốt nghiệp phổ thông. Tôi thi toàn 5 điểm cả và đã được “kết nạp” vào trường Phương Đông.
Khi người ta hỏi tôi muốn chọn ngôn ngữ nào, nước nào, thì tôi nói ngay là Việt Nam. Vì hồi đó, Việt Nam chiến đấu với thực dân Pháp, cho nên báo chí Liên Xô ngày nào cũng đăng nhiều tin về cuộc chiến đấu này. Việt Nam, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, là 4 danh từ mà ngày nào tôi đọc trên báo chí Liên Xô nên tôi rất yêu mến nhân dân Việt Nam và rất khâm phục chiến công vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Do đó, sau khi thi cử người ta phân tiếng này, tiếng khác thì tôi đã chọn tiếng Việt và văn học Việt Nam”.
Tiến sỹ Evgeny Kobelev là người đặc biệt yêu quý và nghiên cứu sâu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Ông là tác giả các cuốn sách “Đồng chí Hồ Chí Minh”, “Người Nga nói về Hồ Chí Minh” và “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga”, cũng như nhiều bài báo về Hồ Chủ tịch được đăng trên báo chí Việt Nam và Nga.
Với tình yêu to lớn đối với con người và đất nước Việt Nam, 2 Tiến sỹ Evgeny Kobelev và Grigory Lokshin đã dành trọn cả đời để nghiên cứu tiếng Việt, về Việt Nam. Hai ông xứng đáng là người bạn trân quý của nhân dân Việt Nam và là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ của Việt Nam và Nga noi theo./.
Theo Thành Phương
VOV
Việt Nam là 1 trong 3 đối tác quan trọng nhất của Nga ở châu Á
Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, ngày 26/6, tại thủ đô Moskva, Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tổ chức buổi họp báo và Hội thảo bàn tròn với chủ đề "Thực trạng và triển vọng quan hệ Nga-Việt Nam" nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ 28/6-1/7.
Toàn cảnh buổi Hội thảo. (Ảnh: Quang Vinh/Vietnam )
Tham dự có các học giả, chuyên gia nghiên cứu đầu ngành về khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đến từ nhiều Viện, trường đại học, các Trung tâm nghiên cứu Chính trị của Liên bang Nga cùng đông đảo đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí của Liên bang Nga và Việt Nam.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã cùng thảo luận một cách toàn diện các khía cạnh trong quan hệ Nga-Việt Nam, từ hợp tác chính trị, kinh tế, khoa học quân sự cho tới những yếu tố đang ảnh hưởng tới quan hệ hai nước, để từ đó đóng góp những ý kiến thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga.
Phát biểu tại hội thảo, ông Evgheny Kobelev, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết mối quan hệ Nga-Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại hướng châu Á của Liên bang Nga.
Điều này đã được đề cập rõ ràng trong Học thuyết chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đề ra tháng 5/2012: "Việt Nam là một trong 3 đối tác chiến lược quan trọng nhất (cùng với Trung Quốc và Ấn Độ) của Liên bang Nga ở châu Á".
Theo ông Kobelev, mối quan hệ đối tác chiến lược Nga-Việt Nam dễ dàng nhận thấy nhất là trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao. Hai nước luôn có những quan điểm đồng nhất trong nhiều vấn đề thời sự quốc tế, đặc biệt là trong hợp tác ở Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương.
Về hợp tác kinh tế, ông Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định trong vài thập kỷ trở lại đây vị thế của Nga trong nền kinh tế Việt Nam đang giảm đi đáng kể, xuất phát từ các nguyên nhân khách quan như sự tham gia ngày càng nhiều của các cường quốc vào nền kinh tế Việt Nam hay như việc phương Tây áp đặt các lệnh bao vây cấm vận nền kinh tế Nga.
Trong bối cảnh như vậy, theo ông Mazyrin, giữa hai nước vẫn tồn tại những yếu tố thuận lợi cho hợp tác kinh tế.
Thứ nhất, Nga và Việt Nam là hai nhà sản xuất và xuất khẩu ngũ cốc dẫn đầu thế giới. Với tốc độ tăng trưởng dân số trên thế giới như hiện nay, an ninh lương thực sẽ là vấn đề khó giải quyết trong thời gian tới.
Vấn đề đặt ra là Nga, Việt Nam cùng với các nước đang phát triển phải xây dựng được một Liên minh ngũ cốc đề từ đó bảo vệ lợi ích của các thành viên.
Thứ hai, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực kể từ tháng 10/2016 là động lực đáng kể thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư hai nước.
Theo kế hoạch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Nga từ ngày 28/6 đến 1/7, sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Belarus.
Theo TTXVN/VIETNAM
Biển Đông đang suy kiệt nguồn cá do đánh bắt huỷ diệt Hiện nay, tại Biển Đông có tình hình đánh bắt cá trái phép, đánh bắt cá bằng các phương thức huỷ diệt môi trường. Cùng với việc nhận thức về bảo vệ môi trường biển không tốt là nguyên nhân chính dẫn đến việc suy giảm nghiêm trọng nguồn cá. Cuộc Đối thoại diễn ra tại Học viện Ngoại giao Đó là ý...